Google

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

Bị teo cơ sau tai nạn vì lười vận động

Sau gần 3 tuần cố gắng đi lại nhẹ nhàng vì bị rạn xương bàn chân và giãn dây chằng do ngã xe máy, chị Thúy, hơn 40 tuổi ở Hà Nội những tưởng sẽ đi lại được bình thường. Tuy nhiên, chị chỉ có thể đi tập tễnh vì chân đã bị teo cơ.
Cách đây không lâu chị Thúy bị ngã xe máy, rạn xương bàn chân và giãn dây chằng ở cổ chân trái. Lúc đó chị thấy dù sao vẫn còn may vì không bị gãy xương, chỉ là một tai nạn nhỏ nên không cần quá lo lắng. Chị cũng đi khám, bó chân, cố định bằng lá thuốc và băng chun.
Trong suốt hơn 2 tuần sau đó, lúc nào đi lại chị cũng rất khẽ khàng bằng cái chân lành, tránh va chạm với bên chân bị đau một phần vì sợ đau, một phần sợ xương bị rạn hơn nếu vận động mạnh. Thế nhưng đến ngày thứ 20, đến lúc bắt đầu có thể tập đi thì chị thấy rất khó khăn để đi lại bình thường, quan sát lại thấy chân đau nhỏ hơn so với chân lành.
Hốt hoảng đi khám, chị được biết mình bị teo cơ tạm thời. Đây là một điều bình thường vì sau một thời gian không vận động chân sẽ bị teo, chỉ cần tập đi lại thì tình trạng này sẽ cải thiện. Dù thế, đến nay đã hơn 4 tháng, chị vẫn đi kiểu chân thấp chân cao, chân bị đau vẫn nhỏ hơn chân còn lại.
"Bác sĩ nói tôi phải luyện tập phục hồi chức năng ít nhất 3 tháng nữa thì mới có thể đi lại được bình thường. Cứ nghĩ chỉ bị rạn xương thông thường thì vết thương sẽ chóng lành. Ai dè...", chị Thúy nói. Phó giáo sư - tiến sĩ Dương Xuân Đạm, nguyên trưởng khoa phục hồi chức năng, Bệnh viện Quân đội 108 cho biết, những chấn thương như trẹo chân, bong gân, gãy hoặc rạn xương… là những tai nạn thường gặp. Tuy nhiên, vì đây chỉ là những chấn thương nhẹ nên giống như chị Thúy, nhiều người tỏ ra chủ quan mà không biết rằng mình có thể bị teo cơ.
Sau một thời gian bị cố định, người bệnh hầu như không có sự vận động ở chỗ bị tổn thương cho nên dễ bị mất cảm giác và có biểu hiện teo cơ. Tuy nhiên cần lưu ý, cơ bị nhỏ đi không có nghĩa là sợi cơ bị hủy, mà là số lượng sợi cơ không thay đổi nhưng chất lượng sợi cơ giảm, Phó giáo sư Đạm cho biết.
Cũng theo ông, khi bị bó bột, người bệnh thường sợ đau nên không dám vận động hoặc không nghĩ đến việc hồi phục chức năng, khiến cho tay (chân) nhỏ đi. Vì thế, việc phục hồi chức năng sau chấn thương rất khó khăn và mất thời gian.
"Việc cố định, bất động chỗ bị thương càng lâu thì nguy cơ bị teo cơ càng lớn. Trong khi thực tế, dù xương bị gãy đang bó bột thì sau khoảng một tuần đã nên vận động nhẹ theo hướng dẫn của bác sĩ phục hồi chức năng", phó giáo sư Đạm nói.
Phó giáo sư Đạm cũng cho biết, chỉ sau 2 tuần không vận động, hiện tượng teo cơ đã bắt đầu diễn ra. Khi đã bị teo cơ thì người bệnh nên đi khám sớm. Nếu dây thần kinh cơ không bị ảnh hưởng thì người bệnh chỉ cần tập theo hướng dẫn của bác sĩ. Chẳng hạn với người bị teo cơ cẳng chân thì nên tập đi bằng đầu ngón chân và gót chân, kết hợp tập tạ chân cho máu lưu thông.
Các chuyên gia khuyến cáo, để không dẫn đến teo cơ, khi bị chấn thương người bệnh nên xoa bóp cho máu về cơ nhiều hoặc chườm nóng, ngâm nước nóng ấm để mạch máu trong cơ giãn, giúp cơ mềm ra. Khi cơ mềm thì sẽ vận động được dễ dàng hơn. Cách tốt nhất để phòng teo cơ vẫn là bắt cơ vận động và phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Những trường hợp bị bong gân, giãn dây chằng, gãy xương... nên vận động sớm khi có thể. Khi bị chấn thương cần cố định, bệnh nhân vẫn có thể co cơ tĩnh bằng cách lên gân một ngày nhiều lần. Khi có điều kiện thì co cơ sớm bằng vận động và tăng dần vận động lên.
Người bệnh cần phải kiên trì, chịu đau, phục hồi cử động khớp, duy trì sức cơ, như thế mới hạn chế teo cơ, khôi phục khả năng vận động sớm. Ngoài ra, việc vận động chỗ bị thương còn tránh nguy cơ bị loét, tắc mạch chi... do tỳ đè lâu ngày. Tuy nhiên, việc vận động như thế nào, khi nào bắt đầu vận động nhất thiết phải có sự hướng dẫn của bác sĩ phục hồi chức năng.
Hải Phong (vnexpress.net)

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

Lắm trẻ tàn phế vì tiêm sai

Theo thống kê của chính ngành y tế, chỉ có 17% số mũi tiêm là an toàn. Thế nhưng tại các cơ sở y tế, tiêm đang được coi như một “bảo bối” để chữa bệnh
Khoảng 16.000 trẻ em VN đã bị teo hóa cơ delta do tiêm một lượng lớn kháng sinh vào các cơ đang phát triển, dẫn đến hậu quả trẻ em bị suy nhược, chậm phát triển. Đây là kết luận trong đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước của Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương, ĐH Y Hà Nội, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương về nguyên nhân gây xơ hóa cơ delta đối với trẻ em. Các chuyên gia thực hiện đề tài đã điều tra tại 8 tỉnh, với gần 30.000 trẻ khám và điều trị tại các BV.

Tiêm kháng sinh gây nguy cơ cao nhất

Theo GS-TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc BV Nhi Trung ương, khi xem lại hồ sơ của 743 trẻ bị xơ hóa cơ delta đã phát hiện nguyên nhân gây ra tình trạng biến dạng ở độ tuổi từ 0-5 là do tiêm kháng sinh peniciline nhiều lần vào cơ delta ở tay. Kháng sinh sử dụng nhiều nhất là cloramphenicol, ampiciline, peniciline.
Kết quả nghiên cứu tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh cho thấy nhóm trẻ dưới 6 tuổi khi tiêm thuốc vào cơ delta có nguy cơ bị xơ hóa cơ delta cao gấp 4 lần những trẻ hông tiêm trong thời kỳ này. Tất cả thuốc tiêm trực tiếp vào cơ này đều có nguy cơ gây xơ hóa nhưng kháng sinh là thuốc có nguy cơ cao nhất.

Tiêm truyền dịch là kỹ thuật điều trị đơn giản nhưng các văn bản hướng dẫn cụ thể để bảo đảm an toàn tiêm truyền hiện chưa đầy đủ. Giáo trình Điều dưỡng cơ bản, do Vụ Khoa học đào tạo Bộ Y tế và Nhà Xuất bản Y học ấn hành từ trước năm 2001 (hiện đang là giáo trình giảng dạy chính thức trong các trường trung học và cao đẳng y), cho phép tiêm vào các vùng cơ, trong đó cơ delta được xếp đầu bảng. Tài liệu giảng dạy này cũng không khuyến cáo hạn chế tiêm cho những đối tượng dễ bị xơ hóa cơ delta như trẻ em.

PGS-TS Nguyễn Ngọc Hưng, Chủ tịch Hội Chỉnh hình nhi VN, cảnh báo tiêm vào cơ delta là một việc hết sức nguy hiểm, dễ gây tổn thương tổ chức cơ, dẫn đến xơ hóa cơ delta. Ngay cả việc tiêm nước cất vào vùng cơ này cũng có thể gây ra chảy máu trong cơ và y học thế giới khuyến cáo không nên tiêm. TS Nguyễn Thanh Liêm cho rằng nếu phải tiêm, nên tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm mông, thay vì tiêm thuốc vào cơ delta, nhằm giảm thấp nhất nguy cơ mắc xơ hóa cơ delta.

Lạm dụng tiêm

Thời gian qua đã có nhiều phương án để sửa chữa khuyết tật cho những trẻ bị xơ hóa cơ delta nhưng đến nay, sau gần 4 năm, hàng ngàn trẻ đã được phẫu thuật vẫn trong tình cảnh “chim xệ cánh”. Trong khi đó, việc tiêm sai vị trí vẫn đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi.

Theo các chuyên gia y tế, tiêm không an toàn đang bị người ra chỉ định lạm dụng. Đây là nguyên nhân chính làm lây truyền các bệnh viêm gan B, viêm gan C và HIV. Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu trên 776 bệnh nhân ở 18 BV. Kết quả, người bệnh được tiêm 2-3 mũi/ngày chiếm tới 47%, số người bệnh được tiêm 4-5 mũi/ngày là 26% và số người bệnh tiêm tới 5 mũi/ngày là 6,3%. Trung bình, người bệnh điều trị nội trú được tiêm 2,2 mũi/ngày và đặc biệt trẻ sơ sinh phải tiêm trung bình 2,5 mũi/ngày, cao nhất so với các nhóm khác. Vị trí tiêm được sử dụng nhiều nhất là cơ delta ở tay và cơ mông. Điều đáng nói là chỉ có khoảng 17% số mũi tiêm là an toàn.

Bộ Y tế cũng đưa ra những con số giật mình: Chỉ có trên 35% nhân viên y tế rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ và trước khi đâm kim qua da; trên 99% dùng pank trong khi tiêm nhưng không thể phân biệt rõ giữa động tác sạch - bẩn và nhiễm khuẩn; 3% bơm kim tiêm nhiễm khuẩn chưa được cô lập ngay sau tiêm; 23% mũi tiêm chưa đạt tiêu chuẩn: vị trí tiêm, góc tiêm, độ sâu và yêu cầu hai nhanh một chậm. Ngoài ra, 66% hộp đựng vật sắc nhọn không đúng quy chuẩn.

Ngại tiêm vào cơ mông
Điều dưỡng Nguyễn Xuân Vinh, Khoa Khám bệnh của BV Việt Đức, cho hay có ba vị trí tiêm thông thường: cơ delta, cơ mông và cơ đùi. Tuy nhiên, việc tiêm vào cơ mông, cơ đùi dường như vẫn không thực hiện được vì nhân viên y tế ngại. Trong khi đó, theo nhiều tài liệu thì cơ delta chỉ thích hợp dùng cho tiêm vắc-xin như vắc-xin viêm gan B và uốn ván.
Ông Phạm Đức Mục, Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh của Bộ Y tế, cho biết sắp tới, khi tổng kết đánh giá chương trình tiêm an toàn, ngành y tế sẽ bổ sung quy định về liều lượng trong kỹ thuật tiêm an toàn để hạn chế những biến chứng xảy ra do kỹ thuật và thuốc tiêm.
Ngọc Dung (Người Lao động)

Đời Sống-Gia Đình (VietBao VN)

Vui Cười (VietBao VN)

SƯU TẦM ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN SỨC KHOẺ:

Tư vấn miễn phí:

* Điện thoại của đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567 hoặc chương trình Cửa sổ tình yêu (04) 3 8262625 để được tư vấn miễn phí.
* Phòng tư vấn sức khỏe sinh sản Bệnh viện Từ Dũ TPHCM với các chương trình tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước, trong và sau sinh miễn phí dành cho các ông bố, bà mẹ: điện thoại (08) 3 8395117 (số nội bộ 368).
* Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng tại Bình Định: (có tư vấn về phòng chống HIV/AIDS): Địa chỉ liên hệ với Trung tâm Tư vấn sức khỏe cộng đồng: 419 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn vào tất cả các ngày trong tuần (trừ chủ nhật). ĐT: (056): 3 811 466. Trung tâm tư vấn HIV/AIDS miễn phí tại: + Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng - Bệnh viện Lao: ĐT (056) 3 748 922; + Phòng khám số 3 (936- 938 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn: ĐT (056): 3 792 476.
* Phòng tư vấn sức khỏe miển phí tại Trung tâm Y tế Quận 1 TP.HCM với trên 20 bác sĩ thuộc các chuyên khoa tham gia tham vấn sức khỏe trực tiếp hoặc qua điện thoại số (08) 3 8206544.
* Chương trình VTV1 "Sức khoẻ là vàng", phát sóng vào 18h ngày Chủ nhật và phát lại vào 15h Thứ 4 tuần kế tiếp: Số điện thoại nóng của chương trình là 1900561225.
* Chương trình VTV2 “Sức khoẻ cho mọi người”, phát sóng vào 17h30 ngày Thứ 3 hàng tuần và phát lại vào 12h trưa hôm sau.
* Trung tâm tư vấn ung thư Can Hope (Singapore) tại Hà Nội: 04. 3 7472729 / 04. 3 7472730
* Khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống là chương trình do BV Nguyễn Tri Phương (468 Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM) thực hiện vào lúc 13g30 thứ sáu hằng tuần.
Bệnh nhân có nhu cầu đăng ký qua số ĐT: 39234332 (xin số 895).


Khác:

* Bệnh nhân nam giới có nhu cầu khám và tư vấn các bệnh lý Nam khoa, vui lòng đăng ký tại BVĐH Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P11, Q5.:
1. Phòng khám Nam khoa. Điện thoại: (08) 3 8554269 (số 265) 2. Bộ phận chăm sóc khách hàng. Điện thoại: (08) 3 4051010- 3 4051212

*Ttư vấn “Bệnh loét dạ dày-tá tràng” liên hệ Phòng khám tiêu hóa - bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, xin vui lòng đăng ký qua số điện thoại: 08. 3 4051010, 3 4051212, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, bộ phận Chăm sóc khách hàng.

* Câu lạc bộ phòng chống Hen Hà nội, Hội Hen DU & MDLS Việt nam 04.3 9438933

* Các địa chỉ khác tại: http://shelove.biz/thong-tin-tu-van

* Tham khảo chữa rắn cắn: Địa chỉ liên hệ của ông Tần: Lê Văn Tần - xóm 6 xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Điện thoại: 0972.901.089.

Người theo dõi