Google

25/01/2008

Project HOPE with Navy Missions

Navy Missions: View Photos of Volunteers at Work
The first rotation of Project HOPE volunteers boarded the USNS Comfort this month on a 12-city, 12-country humanitarian assistance mission to Central and South America.
Project HOPE volunteers began their service in Belize, treating patients in medical clinics on land as well as performing operations at sea. Volunteers have also conducted medical training and medical supplies and medicines have been donated to Belize's hospitals and clinics.
The USNS Comfort mission is just one of three missions that Project HOPE will partner with the U.S. Navy this year. Staffed with Project HOPE volunteer doctors, nurses and other health care professionals, the U.S. Navy hospital ship Comfort will visit coastal communities in Belize, Guatemala, Panama, Nicaragua, El Salvador, Peru, Ecuador, Colombia, Haiti, Trinidad & Tobago, Guyana and Surinam. Project HOPE will send 88 volunteers on this mission, in four rotations, each lasting approximately 23 days, to help treat an expected 85,000 patients – including 55,000 children.

Later this summer, the USS Peleliu will visit Southeast Asia including coastal communities in Vietnam (where the SS HOPE sailed during the second half of its maiden voyage in 1960), Papua New Guinea, the Solomon Islands and the Marshall Islands. HOPE will send 63 volunteers on this mission, serving in three rotations, each lasting up to 19 days. In the fall, Project HOPE will accompany the Navy to West Africa.

Along with the volunteer support, Project HOPE is seeking to provide an estimated $6 million worth of donated medicines (including vaccines, antibiotics and basic supplies) in support of each operation.
The humanitarian voyages with the U.S. Navy will be similar in scope to the two previous joint missions - the 2005 Tsunami Response, which provided direct medical support on the ship and ashore to the victims of the December 2004 tsunami and the 2006 Mission of HOPE and Mercy which revisited the area to provide medical help and expertise to those still suffering from the effects of the tsunami.
Dr. Nick Morris, a surgeon, and his wife, Madelyn, a certified registered nurse specializing in surgery assistance, volunteered on the 2006 Mission of HOPE and Mercy. He is volunteering again this summer aboard the Comfort. Dr. Morris describes his volunteer mission with HOPE as life changing.

“It was really like I was closing the loop on my childhood ambitions for becoming a doctor,” Dr. Morris said. “I felt like this was something I had been looking for all my life and God said, ‘Here, this is my gift to you.”’
This unique public-private partnership distinctly recalls the days of the SS HOPE hospital ship, and represents a rebirth of the volunteer spirit on which Project HOPE was founded 49 years ago. During its 14 years of service, from 1960 to 1974, the SS HOPE, staffed by medical volunteers, made 11 voyages to countries around the world – including several of those scheduled for visits by the Comfort and Peleliu this year (Vietnam, Peru, Ecuador, Nicaragua and Colombia). When it was retired, the SS HOPE had become a symbol of American goodwill and compassion.
Check back for regular updates on our missions. (Ref. http://www.projecthope.org/headlines/view.asp?id=12387991)

Biến chứng cơ xương khớp của bệnh đái tháo đường

TS. Đào Hùng Hạnh (Bệnh viện Bạch Mai)
(Cập nhật: 11/1/2008)
Đái tháo đường (ĐTĐ) đang gia tăng hằng năm trên thế giới kể cả ở nước phát triển và nước đang phát triển. Kéo theo hậu quả của nó là hàng loạt các biến chứng nguy hiểm, trong đó biến chứng cơ, xương, khớp là những biến chứng điển hình. Không chỉ kiểm soát đường huyết tốt mà người bệnh cần biết đến các biến chứng này để phòng ngừa.
Bệnh lý khớp ở người ĐTĐ
Viêm sụn khớp ở người đái tháo đường
Còn gọi là bệnh lý khớp do nguyên nhân thần kinh, hay bệnh Charcot, đây là thể nặng của thoái hóa khớp, phá hủy khớp nhanh và nhiều, hậu quả của giảm và mất cảm giác tại khớp, gây ra các chấn thương liên tiếp, lặp đi lặp lại nhiều lần. Biểu hiện này hiếm gặp, thường ở bệnh nhân bị bệnh đã lâu. Khám lâm sàng phát hiện các dấu hiệu của bệnh lý thần kinh ngoại biên, da có thể thay đổi như đỏ tím, phù nề, tăng sắc tố, tổ chức phần mềm bao phủ khớp có thể bị viêm, loét, khớp bị lỏng lẻo và biến dạng. Các dấu hiệu Xquang thường nhẹ hơn so với các dấu hiệu lâm sàng. Tùy vào mức độ bệnh mà có thể thấy các tổn thương như bán trật khớp, các mảnh xương, tiêu xương, phản ứng màng xương, biến dạng, dính khớp... Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác như nhiễm khuẩn, viêm tắc tĩnh mạch sâu... Điều trị biến chứng này khá phức tạp, chủ yếu là đi giày dép chỉnh hình, chăm sóc, vệ sinh thật tốt kết hợp với kiểm soát tốt đường máu.
Thoái hóa khớp: Người ta chưa chứng minh rõ ràng rằng ĐTĐ là yếu tố nguy cơ của thoái hóa khớp. Tuy nhiên, khoa học đã xác nhận rằng béo phì là yếu tố nguy cơ quan trọng của cả ĐTĐ và thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp có thể gặp ở cả khớp lớn và khớp nhỏ.
Biểu hiện ở cơ
Biến chứng bàn chân
Tổn thương viêm loét hoại tử đầu chi do tổn thương vi mạch gây loét, hoại tử, viêm xương, nhiễm khuẩn huyết là một biến chứng rất nặng của bệnh ĐTĐ. Cần phải kiểm soát tốt đường huyết và chăm sóc vệ sinh bàn chân thật tốt, theo dõi màu sắc da cẩn thận, đi giày dép chỉnh hình thích hợp. Bệnh nhân phải đi dép, giày mềm thường xuyên, tránh va đập. Nhồi máu trong cơ là một biến chứng hiếm gặp. Biến chứng này thường tự phát, không có tiền sử chấn thương, hay gặp ở bệnh nhân không được điều trị tốt với nhiều biến chứng mạch máu, thần kinh. Biểu hiện lâm sàng là đau đột ngột, dữ dội và sưng nề vùng cơ bị nhồi máu (thường ở đùi hoặc cẳng chân). Men cơ (CPK) có thể bình thường hoặc tăng nhẹ. Cần chẩn đoán phân biệt với khối u, viêm cơ, áp - xe cơ, cốt tủy viêm, viêm tắc tĩnh mạch sâu. Chụp cộng hưởng từ thấy tăng tín hiệu trên tần số T2. Sinh thiết cơ thấy cơ bị phù nề và hoại tử. Điều trị bằng thuốc giảm đau và nghỉ ngơi, các triệu chứng sẽ hết sau vài tuần.
Teo cơ ĐTĐ do thiếu máu nuôi dưỡng cơ gây nên tình trạng mỏi cơ và đau. Thường gặp ở bệnh nhân trên 50 tuổi, biểu hiện bằng đau, yếu cơ và teo cơ gốc chi như cơ thắt lưng chậu, cơ tứ đầu đùi, cơ khép đùi gây khó khăn khi thực hiện một số động tác như đứng lâu, chuyển từ tư thế ngồi sang đứng hay lên thang gác.
Biểu hiện ở xương
Hội chứng tăng tạo xương lan tỏa nguyên phát (DISH) hay bệnh Forestier, đặc trưng bởi tình trạng loạn sản, canxi hóa dây chằng cột sống kết hợp với hình thành các gai xương. Tuy nhiên khe đĩa đệm, khớp mỏm sau và khớp cùng-chậu đều bình thường. Đoạn cột sống ngực là vùng hay bị tổn thương nhất, và ở bệnh nhân týp 2, béo phì, ngoài ra có thể gặp vôi hóa ở các vị trí khác. Triệu chứng thường gặp là đau, hạn chế vận động, cứng vùng gáy và lưng. Điều trị bằng các thuốc NSAID, giãn cơ, giảm đau và vật lý trị liệu.
Tình trạng loãng xương: thường gặp ở bệnh nhân týp 1, người gầy. Những bệnh nhân týp 2 thường béo nên khối xương ít thay đổi.
Tóm lại: ĐTĐ gây ra rất nhiều biến chứng đối với bộ máy vận động, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Hầu hết các biến chứng này có thể điều trị được, nhưng chúng thường bị bỏ qua hoặc đánh giá, điều trị không đúng trong thực hành hằng ngày. Nâng cao ý thức và hiểu biết về bệnh, điều trị đúng sẽ giúp cho người bệnh hoàn toàn có thể tự lập được trong công việc và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. (http://www.suckhoedoisong.vn/details.asp?Object=71133788&News_ID=11158122)

Nguy cơ mất chi do gãy cẳng chân

ThS. Trần Quốc An
(Cập nhật: 16/1/2008)
Xương chày hay bị gãy nhất trong các thân xương dài, chiếm tỷ lệ khoảng 18 % các loại gãy xương. Gãy xương cẳng chân dễ bị gãy hở, gãy nhiều mảnh và tổn thương phần mềm nặng. Nếu bị gãy đầu trên xương có các biến chứng mạch máu dẫn đến nguy cơ mất chi; Nếu gãy đầu dưới xương, vì mạch máu nuôi nghèo nàn nên xương chậm liền, hay bị khớp giả.
Xương chày hay bị gãy nhất trong các thân xương dài, chiếm tỷ lệ khoảng 18 % các loại gãy xương. Gãy xương cẳng chân dễ bị gãy hở, gãy nhiều mảnh và tổn thương phần mềm nặng. Nếu bị gãy đầu trên xương có các biến chứng mạch máu dẫn đến nguy cơ mất chi; Nếu gãy đầu dưới xương, vì mạch máu nuôi nghèo nàn nên xương chậm liền, hay bị khớp giả.
Xương cẳng chân có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
Hình ảnh gãy xương cẳng chân (xương chày và xương mác) trên phim Xquang.
Cẳng chân gồm hai xương: xương chày và xương mác, xương chày ở phía trong là chính, xương mác nằm ngoài là phụ. Xương chày là xương chịu áp lực chính từ thân người, nên khi chấn thương dễ gãy. Xương mác là xương dài, mảnh, cũng chịu áp lực lớn của trọng lượng cơ thể nên cũng dễ gãy do chấn thương. Xương chày, sát da, đầu trên to, hơi cong ra ngoài; đầu dưới nhỏ, hơi cong vào trong; đặc điểm của thân xương chày 2/3 trên lăng trụ tam giác, 3 mặt (trước ngoài - trong và sau), 1/3 dưới hình tròn, giao điểm là điểm yếu của xương. Mạch máu nuôi xương chày rất nghèo, càng xuống đầu dưới càng nghèo, nên gãy khó liền. Các cơ cẳng chân phân bố không đều, mặt trong cẳng chân không có cơ che phủ, xương chày nằm ngay dưới da. Mặt ngoài và mặt sau có nhiều cơ che phủ. Vì thế khi gãy 2 xương cẳng chân thường có di lệch gập góc ra ngoài và ra sau; đầu gãy thường chọc thủng da ở mặt trước trong. Lớp da vùng cẳng chân sát xương, kém đàn hồi, nên khi gãy xương, da dễ bị bầm giập, hoại tử.
Nguyên nhân nào làm gãy xương cẳng chân?
Do chấn thương trực tiếp: Tổn thương phần mềm là vết thương hở, bẩn; đường gãy thường ngang ở nơi bị va chạm, hai xương gãy ngang mức nhau, tổn thương phức tạp; Do chấn thương gián tiếp: thường do ngã, cẳng chân bị bẻ hoặc xoay làm gãy xương. Hay gãy chéo xoắn nơi xương bị yếu (chỗ nối 1/3 giữa và 1/3 dưới) hai xương gãy có thể cùng hoặc không ngang mức. Đường gãy: ngang, chéo vát, nhiều mảnh rời, 3 đoạn... Có thể có di lệch chồng, di lệch mở góc ra ngoài và ra sau, di lệch sang bên và di lệch xoay.
Biểu hiện khi gãy xương cẳng chân: Ngay sau chấn thương có điểm đau chói tại vùng tổn thương, mất vận động hoàn toàn, biến dạng chi, đo độ dài tuyệt đối và tương đối chi gãy ngắn hơn bên lành, trục chi lệch khi gãy có di lệch bàn chân đổ ngoài; lạo xạo xương gãy, cử động bất thường, có thể có mất hay giảm mạch mu chân. Chụp Xquang 2 tư thế thẳng và nghiêng, chụp toàn bộ cẳng chân lấy cả 2 khớp gối và khớp cổ chân thấy hình ảnh gãy xương.
Những biến chứng khi gãy xương cẳng chân: Biến chứng sớm có thể gặp là sốc, nhất là gãy xương hở; tổn thương mạch máu, thần kinh; chèn ép khoang; rối loạn dinh dưỡng; nhiễm khuẩn, nguy hiểm nhất là hoại thư và hoại thư sinh hơi. Ở giai đoạn muộn có thể gặp các biến chứng như: nhiễm khuẩn phổi, tiết niệu, loét điểm tỳ, chậm liền xương, khớp giả, can lệch, rối loạn dinh dưỡng muộn, teo cơ, hạn chế vận động khớp cổ chân, khớp gối...
Các phương pháp điều trị
Bảo tồn: bó bột ngay nếu gãy không hoặc ít di lệch; Gãy kiểu cành tươi ở trẻ em; bó bột có rạch dọc từ 1/3 trên đùi tới bàn chân, gối gấp nhẹ 7-10 độ. Để bột 5-7 ngày hết nề thì quấn băng tăng cường và để bột 8-10 tuần. Với trường hợp gãy ngang, sau 2 tuần bó bột cho tập đi. Gãy chéo xoắn thì sau 4 tuần mới tập đứng và đi có tỳ nén; nắn chỉnh trên khung nắn Bohler rồi bó bột khi gãy kín 2 xương cẳng chân có đường gãy ngang hay chéo vát. Trường hợp đến muộn, chi sưng nề lớn, cần xuyên đinh kéo liên tục qua xương gót, sau 7-10 ngày mới nắn chỉnh trên khung Bohler rồi bó bột.
Phẫu thuật, áp dụng với các trường hợp: gãy hở, gãy kín có tổn thương mạch máu và thần kinh và biến chứng chèn ép khoang, gãy mà nắn chỉnh không đạt yêu cầu, gãy không vững, di lệch lớn. Kết hợp xương bên trong: Đóng đinh nội tủy Kuntscher, đinh Rush. Đóng đinh xuôi dòng. Đinh nội tủy có chốt: loại đinh hay dùng là TWX, SIGN. Ưu điểm của phương pháp là không mở vào ổ gãy, ít nguy cơ nhiễm khuẩn tạo điều kiện cho liền xương thuận lợi hơn. Kết hợp xương bằng nẹp vít: gãy mở từ độ IIIA; gãy mở đến muộn; gãy kín có tổn thương phần mềm xấu. Ưu điểm là cố định ổ gãy vững chắc, phục hồi hình thể giải phẫu, tập vận động sớm. Nhược điểm: do phải lóc cốt mạc rộng nên ảnh hưởng tới nguồn nuôi dưỡng của ổ gãy. Khoan nhiều lỗ trên xương lành để bắt vít nên có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Kết hợp xương bằng khung cố định ngoài với các trường hợp: gãy hở từ độ IIIA trở đi; gãy hở đến muộn; gãy kín tình trạng phần mềm xấu; gãy hở nhiễm khuẩn. Loại khung cố định ngoài hay dùng: cọc ép ren ngược chiều, khung của F.E.S.S.A, khung của Ilizarov. (http://www.suckhoedoisong.vn/details.asp?Object=71133788&news_ID=16158420)

08/01/2008

Năm 2007, Việt Nam đã có bước tiến dài trong vấn đề người khuyết tật

Ngày 4/1/2008, tại Hà Nội, Văn phòng Điều phối các hoạt động Hỗ trợ người tàn tật Việt Nam (NCCD) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2007 và thông qua nhiệm vụ năm 2008. Đến dự có Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đàm Hữu Đắc; bà Nguyễn Thị Xuân Mỹ, Chủ tịch Hội Bảo trợ Người tàn tật Việt Nam; ông Lương Phan Cừ, Phó Chủ nhiệm ủy ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội cùng nhiều đại diện các tổ chức của/vì người khuyết tật (NKT).
Trong báo cáo trình bày trước hội nghị, ông Nghiêm Xuân Tuệ, Giám đốc NCCD cho biết, năm 2007, kinh tế nước ta tăng trưởng cao với chỉ số GDP đạt 8,5% và Chương trình xoá đói giảm nghèo thành công đã tác động trực tiếp đến đối tượng là NKT. Liên quan đến lĩnh vực NKT, trong năm có những sự kiện tiêu biểu như Công ước quốc tế về Quyền của NKT được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào tháng 12/2006 đã được 120 quốc gia ký tham gia, ngày 22/10/2007, Việt Nam đã ký Công ước này. Đến nay, có 14 nước phê chuẩn Công ước; ủy ban Kinh tế – Xã hội Liên hợp quốc khu vực châu á - Thái Bình Dươngg tiến hành Hội nghị cấp cao liên Chính phủ khu vực đánh giá giữa Thập kỷ thứ II về NKT và thông qua Biwako +5 gồm những mục tiêu và chỉ số cho 5 năm cuối thập kỷ (2008-2012); NCCD kỷ niệm 7 năm thành lập. Tiếp đó, ông Tuệ cũng đè cập tới một số kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2007 của NCCD, bao gồm: - Điều phối, thúc đẩy các Bộ, ngành hữu quan thực hiện BMF/NAP: hỗ trợ NKT thành lập tổ chức của mình thông qua việc xúc tiến chuẩn bị thành lập Hiệp hội NKT Việt Nam. Đồng thời, có văn bản hướng dẫn quy trình thành lập Hội NKT cấp tỉnh, huyện, xã; Phối hợp với Hội NKT Hà Nội, Hiệpohoij sản xuất, kinh doanh của NKT và một số tổ chức liên quan thực hiện hiệu quả các chương trình mít tinh, giao lưu và sàn giao dịch việc làm của NKT; Triển khai thực hiện Chương trình nhắn tin nhân ái -10.000 máy tính dành cho NKT… - Tiếp nhận thông tin quốc tế liên quan đến tình hình NKT, làm đầu mối để các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ liên hệ về lĩnh vực này thông qua các Hội nghị cấp cao liên Chính phủ tại Thái Lan, Hội nghị toàn cầu Tổ chức NKT quốc tế tại Hàn Quốc, tiếp và làm việc với đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức NGOs đang hoạt động tại Việt Nam về lĩnh vực NKT. - Truyền thông nâng cao nhận thức về lĩnh vực NKT. Đây là hoạt động mà bà Nguyễn Thị Xuân Mỹ đánh giá rất cao, vì theo bà, mặc dù chúng ta đã nói nhiều về quyền của NKT nhưng hầu như chỉ dừng lại ở sự thương cảm, ban phát nhân đạo, nhưng đến thời điểm này, nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành, các tổ chức có ủy viên NCCD và công tác truyền thông sâu rộng đến mọi đối tượng trong xã hội mà vấn đề NKT được nhìn nhận trên phương diện quyền, nghĩa là đã cộng thêm vấn đề trách nhiệm của toàn xã hội đối với NKT. - Thực hiện hoạt động hợp tác tiểu vùng, NCCD đã tổ chức chương trình giao lưu NKT 4 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, Việt Nam về vấn đề đào tạo nghề, việc làm và tiếp cận du lịch. - Hợp tác quốc tế: đề xuất dự án “Nâng cao nhận thức của toàn xã hội, gồm cả NKTvề quyền của NKT Việt Nam trong khuôn khổ Công ước quốc tế về NKT”; thực hiện thoả thuận hợp tác với CRS; thực hiện dự án “Hệ thống giám sát và đánh giá quốc gia BMF tại Việt Nam”; thực hiện thoả thuận hợp tác với Hội Trợ giúp người tàn tật Việt Nam (VNAH). Nhìn chung, năm 2007, NCCD đã thực hiện được nhiều hoạt động lớn, nổi bật, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ban ngành hữu quan. NCCD đã thực hiện có hiệu quả vai trò điều phối, cơ quan tham mưu cho các cơ quan quản lý Nhà nước, tiếp nhận nhiều thông tin trong nước và quốc tế, nâng cao nhận thức của toàn xã hội, góp phần thay đổi nhận thức tích cực về quyền của NKT, giảm thiểu kỳ thị trong xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và việc làm. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Đàm Hữu Đắc đã đánh giá cao vai trò của NCCD. Thứ trưởng nhấn mạnh, trong năm 2008, các đơn vị phải tập trung “giải mã” nhiều vấn đề hiện nay vẫn là rào cản đối với NKT, chưa tạo được sự bình đẳng thật sự cho NKT. Thứ trưởng mong muốn thời gian tới, NCCD tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, ngày càng vững mạnh, đáp ứng được nguyện vọng và nói lên tiếng nói của đông đảo NKT, một bộ phận gắn liền với xã hội chúng ta. Trong năm 2008, các Bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực NKT như Bộ Nội vụ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Xây dựng… sẽ tiến hành, thực hiện đồng bộ những nhiệm vụ thuộc 7 lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, NCCD cũng đề nghị các ủy viên phối hợp để thực hiện một số hoạt động: thúc đẩy các cơ quan hữu quan thực hiện chương trình, kế hoạch liên quan đến lĩnh vực NKT; hỗ trợ NKT thành lập Hiệp hội NKT Việt Nam; thực hiện thoả thuận hợp tác đã ký kết với các tổ chức quốc tế; đẩy mạnh công tác truyền thông; chuẩn bị đề án thành lập ủy ban quốc gia về NKT… Đăng Doanh (Tạp chí LĐXH)

Đời Sống-Gia Đình (VietBao VN)

Vui Cười (VietBao VN)

SƯU TẦM ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN SỨC KHOẺ:

Tư vấn miễn phí:

* Điện thoại của đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567 hoặc chương trình Cửa sổ tình yêu (04) 3 8262625 để được tư vấn miễn phí.
* Phòng tư vấn sức khỏe sinh sản Bệnh viện Từ Dũ TPHCM với các chương trình tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước, trong và sau sinh miễn phí dành cho các ông bố, bà mẹ: điện thoại (08) 3 8395117 (số nội bộ 368).
* Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng tại Bình Định: (có tư vấn về phòng chống HIV/AIDS): Địa chỉ liên hệ với Trung tâm Tư vấn sức khỏe cộng đồng: 419 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn vào tất cả các ngày trong tuần (trừ chủ nhật). ĐT: (056): 3 811 466. Trung tâm tư vấn HIV/AIDS miễn phí tại: + Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng - Bệnh viện Lao: ĐT (056) 3 748 922; + Phòng khám số 3 (936- 938 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn: ĐT (056): 3 792 476.
* Phòng tư vấn sức khỏe miển phí tại Trung tâm Y tế Quận 1 TP.HCM với trên 20 bác sĩ thuộc các chuyên khoa tham gia tham vấn sức khỏe trực tiếp hoặc qua điện thoại số (08) 3 8206544.
* Chương trình VTV1 "Sức khoẻ là vàng", phát sóng vào 18h ngày Chủ nhật và phát lại vào 15h Thứ 4 tuần kế tiếp: Số điện thoại nóng của chương trình là 1900561225.
* Chương trình VTV2 “Sức khoẻ cho mọi người”, phát sóng vào 17h30 ngày Thứ 3 hàng tuần và phát lại vào 12h trưa hôm sau.
* Trung tâm tư vấn ung thư Can Hope (Singapore) tại Hà Nội: 04. 3 7472729 / 04. 3 7472730
* Khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống là chương trình do BV Nguyễn Tri Phương (468 Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM) thực hiện vào lúc 13g30 thứ sáu hằng tuần.
Bệnh nhân có nhu cầu đăng ký qua số ĐT: 39234332 (xin số 895).


Khác:

* Bệnh nhân nam giới có nhu cầu khám và tư vấn các bệnh lý Nam khoa, vui lòng đăng ký tại BVĐH Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P11, Q5.:
1. Phòng khám Nam khoa. Điện thoại: (08) 3 8554269 (số 265) 2. Bộ phận chăm sóc khách hàng. Điện thoại: (08) 3 4051010- 3 4051212

*Ttư vấn “Bệnh loét dạ dày-tá tràng” liên hệ Phòng khám tiêu hóa - bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, xin vui lòng đăng ký qua số điện thoại: 08. 3 4051010, 3 4051212, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, bộ phận Chăm sóc khách hàng.

* Câu lạc bộ phòng chống Hen Hà nội, Hội Hen DU & MDLS Việt nam 04.3 9438933

* Các địa chỉ khác tại: http://shelove.biz/thong-tin-tu-van

* Tham khảo chữa rắn cắn: Địa chỉ liên hệ của ông Tần: Lê Văn Tần - xóm 6 xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Điện thoại: 0972.901.089.

Người theo dõi