Google

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2007

Bình Định - Người tàn tật sẽ được trợ giúp thiết thực

Tại kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa X (Tháng 12/2007), UBND tỉnh đã có tờ trình về Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp người tàn tật tỉnh Bình Định giai đoạn 2007-2010 đề nghị HĐND tỉnh khóa X xem xét thông qua.
Theo thống kê, từ cuối năm 2006, toàn tỉnh có trên 61.600 người tàn tật, chiếm tỉ lệ 3,96% dân số, trong đó người tàn tật từ 16 tuổi trở lên là 55.377 người. Một nửa trong số họ phải sống dựa vào gia đình; số khác tuy có việc làm nhưng không ổn định và thu nhập thấp trong khi phần lớn các hộ có người tàn tật đều có mức sống thấp, khoảng 32,5% là hộ nghèo.
Với mục tiêu từng bước cải thiện cuộc sống của người tàn tật; tạo điều kiện thuận lợi cho người tàn tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội; xây dựng môi trường xã hội ngày càng chăm lo tốt hơn đến quyền lợi của người tàn tật, Kế hoạch trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2007-2010 đã đưa ra 8 giải pháp là: 1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về công tác trợ giúp người tàn tật; 2. Khảo sát tình hình, thực trạng người tàn tật trên địa bàn tỉnh; 3. Thực hiện chính sách trợ giúp đối với người tàn tật; 4. Thành lập quỹ việc làm cho người tàn tật để thực hiện trợ giúp người tàn tật phục hồi chức năng lao động và tạo việc làm; 5. Thực hiện xã hội hóa để trợ giúp người tàn tật; 6. Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi; 7. Nâng cao năng lực cán bộ trợ giúp người tàn tật; 8. Tăng cường giám sát đánh giá.
Theo Đề án, tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2007-2010 là trên 39 tỉ đồng trong đó ngân sách tỉnh là trên 9,3 tỉ đồng, ngân sách huyện, thành phố là gần 13 tỉ đồng, còn lại là nguồn kinh phí lồng ghép các chính sách khác và nguồn huy động. Triều Sơn

Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010:
100% số huyện, thành phố có tổ chức “tự lực” của người tàn tật; 80% phụ nữ là người tàn tật được trợ giúp với các hình thức khác nhau; 100% người tàn tật được tiếp cận các dịch vụ y tế và hàng năm có khoảng 200 người được chỉnh hình và phục hồi chức năng; 1.400 người được học nghề và tạo việc làm phù hợp; 100% số người có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và việc làm; 100% người tàn tật không có khả năng lao động, không nguồn thu nhập, không nơi nương tựa, gia đình nghèo không đủ khả năng kinh tế để chăm sóc được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng, được cấp thẻ BHYT và được khám chữa bệnh miễn phí…
Theo báo Bình định: http://www.baobinhdinh.com.vn/chinhtri-xahoi/2007/12/52213/

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2007

Một Việt kiều đoạt giải hoạt động nhân đạo của Nhật Bản

Giữa tháng 11 vừa qua, ông Trần Văn Ca, một Việt kiều đang sinh sống tại Mỹ, đã được tặng giải thưởng của Quỹ khuyến khích các hoạt động nhân đạo xã hội (FESCO) (http://www.fesco.or.jp) - một giải thưởng uy tín của Nhật Bản.
Ông Trần Văn Ca là người nước ngoài duy nhất trong số 32 cá nhân được FESCO tôn vinh vì những đóng góp cho công tác từ thiện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trên thế giới. Phần thưởng này ghi nhận những nỗ lực của ông trong việc vận động một số quỹ nhân đạo của Nhật Bản, trong đó có FESCO, hỗ trợ Hội trợ giúp những người tàn tật Việt Nam" (VNAH) do ông sáng lập năm 1990.

Hình: Ông Hajime Amagi, Chủ tịch Quĩ FESCO, vợ chồng anh Trần Văn Ca (đứng giữa) và nữ phiên dịch trong buổi nhận giải thưởng tại Tôkyô
Báo chí Nhật Bản đã có khá nhiều bài viết về các hoạt động nhân đạo của ông Trần Văn Ca và VNAH. Đặc biệt, vào dịp cuối tháng 4/2005, tờ Yomiuri Shimbun đã đăng liên tục một tuần phóng sự đặc biệt về VNAH và ông Ca.Qua 16 năm hoạt động, VNAH đã tặng trên 100 (ngàn) dụng cụ chỉnh hình, xe lăn và một số thiết bị hỗ trợ khác cho người tàn tật Việt Nam, phối hợp sửa chữa và xây mới 65 trường tiểu học, trung học và cơ sở dạy nghề cho người tàn tật.
Hội đã xây dựng một xưởng sản xuất, lắp ráp chân tay giải tại Việt Nam và dự kiến trong thời gian tới sẽ sản xuất 25.000 dụng cụ chỉnh hình, xe lăn, xe lắc cho người tàn tật trong cả nước. Hội cũng có kế hoạch xây mới 100 trường tiểu học để hỗ trợ trẻ em và người tàn tật giảm bớt khó khăn.Tâm sự với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, ông Ca bày tỏ mong muốn tiếp tục làm cầu nối những tấm lòng nhân ái của người Việt và của cả cộng đồng quốc tế với những người có hoàn cảnh khó khăn ở trong nước.
Theo TTXVN: http://www.vnagency.com.vn/TrangChu/VN/tabid/58/itemid/227173/Default.aspx
Xem thêm tại: http://docbao.com.vn/enewsdetail/12/42258/42258/default.dec
Một số hình ảnh trao giải của Fesco: http://www.fesco.or.jp/ceremony_h19.html

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2007

Phương pháp mới điều trị loạn trương lực

Ngày 10/11/2003, tiến sĩ Trương Dũng, Viện trưởng Parkinson ở California (Mỹ), cùng nhiều giáo sư bác sĩ ở TP HCM đã hội chẩn cho một bệnh nhân mắc chứng “hát được nhưng không nói được”. Kết quả cho thấy bệnh nhân bị loạn trương lực cơ thanh quản, được chỉ định chích Botulinum Toxin A trực tiếp vào thanh quản.
Sau một trận cúm vào tháng 5/2003, anh Thương Hồng Minh, 32 tuổi, ở quận 7, TP HCM không nói chuyện bình thường được, giọng nói anh bị mất chữ và nghẹn khi phát âm. Mặc dù vậy khi cất tiếng hát giọng anh lại vút cao, rất khỏe và anh vừa đoạt giải thi hát ở công ty. Bệnh nhân đi khám và điều trị nhiều nơi với các kết quả khác nhau như rối loạn giọng chức năng, ức chế tâm lý…
Cuộc hội chẩn, với sự có mặt của các giáo sư, bác sĩ Đại học Y dược TP HCM, bệnh viện Trưng Vương, Chợ Rẫy, Nguyễn Tri Phương, xác định anh Minh bị loạn trương lực cơ thanh quản.
Một bệnh nhân khác cũng mắc căn bệnh “kỳ lạ” là bà H., 41 tuổi, ở Hải Dương. Suốt 22 năm bà H. không dám bước ra cửa vì toàn bộ vùng mắt, trán, gáy, tai, cổ… của bà co giật liên tục. Búi tóc sau gáy không ngừng chuyển động lên xuống không tự chủ được. Bệnh nhân bị suy sụp tinh thần nghiêm trọng, đi điều trị nhiều nơi, uống và chịu tác dụng phụ của nhiều loại thuốc. Thậm chí có bác sĩ chẩn đoán bà bị điên và cho thuốc tâm thần.
Mãi đến tháng 8/2003, khi bà H. được đưa đến Đại học Y dược TP HCM, bác sĩ Lê Minh - giảng viên của trường - mới phát hiện bà bị loạn trương lực cơ đầu cổ mặt. Ông đã quyết định dùng Botulinum Toxin A (trước đây được xem thuần túy là một loại độc tố) tiêm cho bệnh nhân. Ở lần tiêm đầu tiên bệnh thuyên giảm 70%.
Tiến sĩ Nguyễn Thi Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho biết năm 1996, ông đã được tiến sĩ Trương Dũng, một trong những người đầu tiên nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của Botulinum Toxin A, hướng dẫn sử dụng thuốc này. Sau khi quay về Việt Nam, ông cùng một số bác sĩ khác tiếp tục nghiên cứu. Tháng 3/2002, giáo sư Nguyễn Đình Hối, hiệu trưởng Đại học Y Dược TPHCM, đã gửi công văn đề nghị và Bộ Y tế chấp thuận cho nhập Botulinum Toxin A (Dysport) để nghiên cứu. Đến nay thuốc đã được cho phép áp dụng ở nhiều đơn vị điều trị như Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Mắt…
Cũng theo ông Hùng, Botulinum Toxin A đã đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị loạn trương lực cơ, một căn bệnh mà nhiều phương pháp điều trị trước đây không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, chất này còn được dùng trong việc xóa nếp nhăn (lĩnh vực thẩm mỹ), lé mắt do liệt dây thần kinh 6, chứng nhức nửa đầu (migraine), nứt kẽ hậu môn…
Tuy nhiên, ông Hùng cũng nhấn mạnh đây là một loại thuốc độc cần có chỉ định hết sức nghiêm ngặt của bác sĩ về đối tượng, liều lượng và cách tiêm. Trong thời gian ngắn sắp tới sẽ có những lớp tập huấn cho các bác sĩ thuộc lĩnh vực này.
Dystonia (loạn trương lực) là một hội chứng co thắt cơ liên tục, thường gây các cử động xoắn vặn và lặp đi lặp lại, hoặc các dáng điệu bất thường. Nét đặc trưng của dystonia là các cử động lặp đi lặp lại ở một số cơ và kéo dài tương đối lâu. Bệnh nhân cũng có thể run rẩy, với các co thắt cơ theo nhịp.
Hiện nay chưa có xét nghiệm, chẩn đoán cho dystonia, mà chỉ chẩn đoán dựa vào lâm sàng.
Nguyên nhân gây ra bệnh Dystonia có thể do di truyền, hoặc do ảnh hưởng của môi trường, chấn thương, đột quỵ, nhiễm trùng, độc tố, khối u…
Các dạng dystonia đặc trưng bao gồm
- Chứng co thắt mi mắt: ảnh hường tới các cơ xung quanh ổ mắt, gây nhắm mắt không chủ ý kèm khó mở mắt. Ở những trường hợp nặng người bệnh gần như mù.
- Dystonia miệng - hàm dưới: ảnh hưởng đến miệng và cằm, tạo ra nét mặt nhăn nhó. Miệng có thể bị kéo sang một bên và lưỡi thè ra quá mức, gây khó khăn trong việc nói, nhai, nuốt.
- Chứng khó phát âm do co thắt ảnh hưởng đến thanh quản
- Chứng chuột rút của người viết: bệnh thường ở tay thuận, co cơ không chủ ý gây tư thế bất thường và run khi viết.
- Chứng co thắt uốn cong: tạo tư thế cong ra phía trước
- Dystonia cổ làm cho đầu bị nghiêng sang một bên vai, hoặc cúi đầu phía trước hoặc ngửa ra phía sau
Thiên Phúc (Theo VnExpress http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2003/11/3B9CD19B/)

Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm cột sống

Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống. Những chấn thương như ngã ngồi, trượt chân, cố sức nâng vật nặng (Cố vác nặng có thể gây chấn thương, dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống)... có thể gây bệnh.
Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống có thể xuất hiện ngay sau chấn thương hoặc vài tháng, thậm chí vài năm sau đó. Vì thế, phương pháp xác định bệnh hiệu quả nhất là chụp cộng hưởng từ MRI. Nếu chụp phim sẽ khó phát hiện do nhân keo đĩa đệm không cản quang, hoặc chỉ nhận ra qua những dấu hiệu như cột sống lệch trục, hẹp khoảng liên đốt sống. Lưu ý là có thể nhầm thoát vị đĩa đệm với bệnh thoái hóa đốt sống, viêm cột sống dính khớp, lao cột sống hay u rễ thần kinh.
Một số triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống:
- Đau lưng: cảm giác đau giảm khi nằm nghiêng và tăng khi ho hoặc đại tiện.
- Đau khi gõ hoặc ấn vào khoảng liên đốt.
- Đau tự nhiên vùng xung quanh gai sau. Nếu bệnh nặng có thể cảm giác đau lan xuống vùng mông và đùi.
- Hạn chế cử động cột sống: không còn khả năng ưỡn của thắt lưng.
- Không cúi được sâu: khoảng cách giữa ngón tay và mặt đất khi cúi người thả lỏng tay lớn hơn 50 cm.
- Giảm vận động chân và giảm cảm giác vùng da chân. Trường hợp nặng có thể bị liệt.
Cách điều trị:
- Áp dụng xen kẽ việc nằm nghỉ trên nền cứng, bó bột, làm nóng tại chỗ bằng chiếu tia, xoa bóp.
- Dùng thuốc giảm đau hoặc tiêm corticoid tại chỗ.
- Dùng phương pháp kéo nắn cột sống giúp đẩy đĩa đệm về vị trí cũ.
- Sau giai đoạn cấp, cần tránh những động tác quá sức như mang vác nặng, cúi gập người…
- Khi có rối loạn vận động trầm trọng hoặc bị ép tủy, đã điều trị phục hồi 3 tháng nhưng không có kết quả, cần cắt là cột sống, cắt thoát vị, nạo đĩa đệm…
- Làm giảm áp đĩa đệm bằng laser: dùng kim chọc vào nhân keo dưới sự hướng dẫn của X-quang tăng sáng 3 chiều. Dây dẫn của máy phát laser được luồn qua kim tới nhân. Khi phát tia, nhân keo bị tiêu hủy một phần nên co lại, làm giảm áp lực đè lên các dây thần kinh. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho hầu hết các thoát vị đĩa đệm, trừ những trường hợp quá nặng như khối thoát vị quá lớn, trượt đốt sống...
Bác sĩ Nguyễn Minh Hồng, Sức Khỏe Gia Đình

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2007

Phát hiện sớm thoái hóa cột sống cổ

BS. Trần Văn Phong
(Cập nhật: 31/10/2007)
Cột sống cổ (CSC) chịu một trọng lực thường xuyên nhẹ, nhưng lại phải chịu sự co thường xuyên liên tục của các cơ vùng gáy, tạo nên một áp lực đặc biệt trên các đĩa đệm nên dễ gây tổn thương các đĩa đệm.
Cột sống cổ (CSC) chịu một trọng lực thường xuyên nhẹ, nhưng lại phải chịu sự co thường xuyên liên tục của các cơ vùng gáy, tạo nên một áp lực đặc biệt trên các đĩa đệm nên dễ gây tổn thương các đĩa đệm. Thoái hóa cột sống cổ (THCSC) gây ra những tổn thương sâu sắc ở CSC. Một trong những hậu quả của quá trình THCSC là thoát vị đĩa đệm. THCSC là bệnh phổ biến, thường khởi phát ở độ tuổi lao động liên quan đến tư thế lao động nghề nghiệp.
Vì sao người ta bị THCSC?
Hình ảnh thoái hóa cột sống cổ.
HCSC do nhiều nguyên nhân gây nên: do chấn thương mạn tính, tư thế lao động nghề nghiệp, cơ chế nhiễm khuẩn dị ứng, rối loạn nội tiết và chuyển hóa, dị dạng CSC, bệnh tự miễn dịch, di truyền...
Biểu hiện của THCSC như thế nào?
THCSC có những biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, gồm 5 hội chứng chính sau đây:
Hội chứng cột sống cổ: Thường diễn ra đột ngột do vận động cổ, sau một ngày làm việc căng thẳng, cúi đầu lâu, sau khi tắm nước lạnh, thời tiết thay đổi... Các triệu chứng chỉ biểu hiện ở vùng cổ gồm: đau mỏi CSC, đau CSC và co cứng cơ cạnh cổ, bệnh nhân có cảm giác cứng gáy, đau ê ẩm CSC khi ngủ dậy; có điểm đau CSC, bệnh nhân phải nghiêng đầu về bên đau và vai bên đau nâng cao hơn bên lành; hạn chế vận động CSC; triệu chứng trên phim Xquang thấy đốt sống cổ mất đường cong sinh lý, gai xương, giảm chiều cao thân đốt sống.
Hội chứng rễ thần kinh cổ, gồm các triệu chứng: Rối loạn cảm giác, sau một chấn thương bệnh nhân thấy đau vùng gáy lan xuống bả vai, cánh tay, cẳng tay, ngón tay (hội chứng vai cánh tay) đau sâu trong cơ xương, nhức nhối khó chịu, đau tăng khi đi, đứng, ngồi lâu, khi ho, hắt hơi, đau giảm khi trọng tải trên cột sống giảm, cảm giác tê bì, kiến bò, rối loạn vận động, bại một số cơ của chi trên và hạn chế vận động do đau; teo cơ chi trên...
Hội chứng động mạch đốt sống biểu hiện bằng các triệu chứng: đau đầu vùng chẩm từng cơn, đau lan tới đỉnh đầu, thái dương, hốc mắt, đau một bên và hay đau vào buổi sáng, đau thon thót từng cơn; chóng mặt từng cơn ngắn khi quay đầu đột ngột, chóng mặt kèm theo cơn đau đầu vùng chẩm và ù tai; rung giật nhãn cầu, ù tai, như ve kêu trong tai; đau tai, đau lan ra sau tai, đau ở một tư thế nhất định của đầu; mờ mắt, tối sầm mắt thường cùng với chóng mặt, đau ở hốc mắt; nuốt đau, cảm giác nghẹn...
Hội chứng thực vật dinh dưỡng với các biểu hiện điển hình là: đau đĩa đệm cổ, bệnh nhân thấy đau gáy liên tục hay từng cơn, đau sâu, cứng gáy, đau tăng khi vận động, cử động cổ có khi nghe tiếng “lạo xạo”, co cứng gáy bên bệnh nên vai bên bệnh cao hơn bên lành, hạn chế vận động cổ; hội chứng cơ bậc thang: co cứng các cơ cổ, nhất là cơ bậc thang trước, đau như kim châm dọc mặt trong cánh tay lan tới ngón 4,5, đôi khi đau lan lên vùng chẩm, đau lan tới ngực, yếu và teo cơ bàn tay, lạnh đầu chi, xanh tím, phù nề... các triệu chứng tăng lên khi giơ tay lên cao; viêm quanh khớp vai – cánh tay, đau lan xung quanh khớp vai, thường đau âm ỉ về ban đêm, hạn chế vận động khớp vai, teo cơ ở vai...
Hội chứng tủy: Biểu hiện đầu tiên là dáng đi không vững, cảm giác tê ở thân, bàn tay và các ngón tay cử động vụng về, liệt và teo cơ; liệt chân hoặc tay; teo cơ ngọn chi; đi bộ khó khăn; rối loạn cảm giác tê bì ngọn chi trên, mất vận động chi trên; mất vận động chi dưới; rối loạn cơ thắt, đái khó, đái són, đái ngắt quãng...
Tùy theo vị trí thương tổn CSC mà các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện riêng lẻ hay kết hợp giữa 5 hội chứng kể trên.
Để chẩn đoán xác định người ta dựa vào 5 hội chứng lâm sàng và hình ảnh Xquang của THCSC, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ...
Chữa THCSC như thế nào?
Điều trị bảo tồn và phẫu thuật là 2 phương pháp chủ yếu: Điều trị bảo tồn dùng các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ. Có thể áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như lý liệu pháp, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và tập vận động CSC; người ta còn dùng các phương pháp đặc biệt như: kéo giãn CSC, đeo đai cổ, tiêm ngoài màng cứng.
Các trường hợp nặng, điều trị bảo tồn không kết quả thì phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Phòng bệnh ra sao?
Tránh mang vác nặng, tránh giữ lâu cổ ở các tư thế ưỡn ra sau, cúi cổ ra trước hay nghiêng cổ về một bên. Không vận động cổ quá mức. Tránh các tư thế lao động nghề nghiệp bất lợi cho cử động của cổ: thợ may, đánh máy chữ, thợ tiện, lái xe, nhạc công đánh trống, nghệ sĩ piano, xiếc nhào lộn... cần phải có chế độ nghỉ ngơi thư giãn xoa bóp, tập vận động cổ nhẹ nhàng. Khi có triệu chứng bệnh cần sớm đến khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa.
(Theo SK-ĐS http://www.suckhoedoisong.vn/details.asp?Object=61236487&news_ID=311060036)

Cách giảm đau thắt lưng

Đau thắt lưng có thể gây tác động từ mức nhẹ tới làm suy nhược cơ thể. Một số thể đau thắt lưng cũng có thể tự thuyên giảm khi gặp điều kiện thuận lợi nào đó giúp lành tổn thương ở lưng, tuy nhiên ở một số trường hợp, việc sử dụng biện pháp phẫu thuật là cần thiết.
Viện nghiên cứu về các rối loạn thần kinh và đột quỵ Quốc gia (Mỹ) đưa ra khuyến nghị về một số biện pháp có thể giúp làm giảm đau thắt lưng, bao gồm: giảm đau và giảm phản ứng viêm bằng thuốc; chườm lạnh ngay sau khi bị chấn thương để làm giảm sưng nề; chườm nóng vùng lưng vài ngày sau chấn thương để giúp làm thư giãn cơ; cần có một giai đoạn ngắn nghỉ ngơi tuyệt đối để giúp phục hồi tổn thương cơ; nên tập luyện nhẹ để tăng độ mềm dẻo và sức mạnh cho cơ lưng.
Quốc Huy (Theo HealthDay News, 11/10/2007) (http://www.moh.gov.vn/homebyt/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1458&ID=5788)

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2007

CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG NGÀY QUỐC TẾ VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT 03/12/2007

BS Phan cảnh Cương - Thầy thuốc ưu tú

Vấn đề người tàn tật và trẻ em tàn tật ngày càng được tất cả các quốc gia và cộng đồng xã hội trên Thế giới quan tâm thể hiện qua vấn đề hoạt động vì người tàn tật như sau: Ngày 08/8/1998, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký lệnh công bố Pháp lệnh về người tàn tật đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá X thông qua ngày 30/7/1998; Tuyên ngôn về quyền của người chậm phát triển tinh thần đã được Liên hợp quốc thông qua ngày 20/12/1971, Tuyên ngôn về người tàn tật ngày 09/12/1985, Thập kỷ của Liên hợp quốc về người tàn tật (1983 - 1992), Chương trình hành động Thế giới về người tàn tật 03/12/1971, Nghị quyết 56/168 ra ngày 19/12/2001 của Liên hợp quốc quyết định thành lập Uỷ ban đặc biệt để soạn thảo Công ước quốc tế toàn diện và lồng ghép nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền và nhân phẩm của người khuyết tật, để ngỏ cho tất cả các quốc gia thành viên và các quan sát viên của Liên hợp quốc, dựa trên phương pháp tiếp cận toàn diện từ các hoạt động trong các lĩnh vực phát triển xã hội, nhân quyền và chống phân biệt đối xử đã được thực hiện và có tính đến các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền và Ủy ban Phát triển xã hội; Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật đã được Liên hợp quốc chính thức thông qua ngày 13/12/2006 tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng LHQ khóa 61(*),…nhằm đạt tới một xã hội cho tất cả mọi người vào năm 2010.

Hưởng ứng các tuyên ngôn, chương trình và Công ước trên, Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực vì người tàn tật; (H1. Bác sỹ Phan Cảnh Cương thăm khám bệnh nhân)

Việt Nam đã có Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006-2010 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành tại Quyết định số 239/2006/QĐ-TTg ngày 24/10/2006(**).

Ngày 22/10/2007, Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Minh Hương tham gia ký Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật.

Nhận thức tầm quan trọng về quyền lợi của người khuyết tật và các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật, Trung tâm Chỉnh hình và PHCN Qui Nhơn (Trực thuộc Bộ Lao động, TB và XH) đã góp phần nhỏ của mình để giúp đỡ, giảm bớt khó khăn cho người tàn tật; Trong năm 2007, Trung tâm Chỉnh hình và PHCN Qui Nhơn đã tiếp nhận và điều trị hơn 7000 lượt bệnh nhân (chủ yếu là người tàn tật), cung cấp hơn 1500 dụng cụ chân tay giả, giày nẹp chỉnh hình các loại, tập luyện phục hồi chức năng cho hơn 33460 lượt người, phẫu thuật chỉnh hình hơn 680 ca (trong đó hơn 50% là trẻ em).
(H2. Phẫu thuật chỉnh hình tại Trung tâm)

Để hướng tới ngày Quốc tế về người tàn tật 03/12/2007, Trung tâm cũng đã tổ chức nhiều đợt đi ngoại viện đến các địa phương tái khám đánh giá lại các bệnh nhân đã được phẫu thuật chỉnh hình, điều trị PHCN và làm dụng cụ cho nhiều người tàn tật; Các hoạt động phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp dụng cụ chỉnh hình, điều trị phục hồi chức năng của Trung tâm đã phần nào giúp cho nhiều đối tượng tàn tật (tại các tỉnh duyên hải Nam miền Trung, Tây Nguyên và Lâm Đồng) có điều kiện khắc phục các khuyết tật, tự tin, vươn lên tham gia học tập, lao động, sinh hoạt hoà nhập cộng đồng xã hội. Qui Nhơn, ngày 24/10/2007
(*) Xem thêm tại: http://www.drdvietnam.com/vb_phapluat/my_documents/my_files/cong_uoc_QT_cua_NKT.htm
Tham khảo: Đạo luật chống phân biệt đối xử với người khuyết tật và những gợi ý cho các dịch vụ thư viện: http://www.gslhcm.org.vn/contents/hoat_dong_khiem_thi/tai_lieu/dv_tv_cho_nguoi_khiem_thi/cam_nang_thuc_hanh_tot_nhat/contents/3
---

Tin cũ sưu tầm:

“Ngày 03/10/2007 thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã ký Công văn 1430/TTg-QHQT gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ giáo dục và Đào tạo, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội và các cơ quan có liên quan về việc Chính phủ Việt Nam đồng ý ký Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật. Đại sứ Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc được ủy nhiệm ký Công ước này. Sau khi ký, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan tiến hành các thủ tục cần thiết để phê chuẩn Công ước đúng theo các quy định hiện hành. Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 13/12/2006 sau 5 năm soạn thảo. Ngay trong ngày đầu tiên mở ra để các quốc gia ký kết, Công ước đã thu được số chữ ký kỷ lục (81 quốc gia ký kết) so với các Công ước về nhân quyền trước đây. Được biết, hiện nay đã có 117 quốc gia đã ký Công ước, 67 quốc gia ký Nghị định thư tự chọn đính kèm Công ước, 07 quốc gia đã phê chuẩn Công ước và 03 quốc gia phê chuẩn Nghị định thư tự chọn. Theo Điều 45 của Công ước, cần có thêm 13 quốc gia nữa phê chuẩn Công ước để bản Công ước về quyền của người khuyết tật có hiệu lực quốc tế” Thùy Dương (nguon theo BHD IDEA 10/10/07)

Việt Nam đang nỗ lực để sớm tham gia Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật
Việt Nam có hơn 5,3 triệu người khuyết tật, chiếm 6,4% dân số, trong đó trên 69% người khuyết tật trong độ tuổi lao động. Người khuyết tật mong muốn được tiếp cận với dịch vụ y tế, phục hồi chức năng, giáo dục, văn hóa, học nghề và có việc làm để đảm bảo cuộc sống, thực sự bình đẳng và hòa nhập cộng đồng
Đại hội đồng Liên Hợp quốc ngày 13/12/2006 đã thông qua Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật. Công ước là văn bản mang tính toàn cầu đầu tiên trong lịch sử nhân loại khẳng định quyền của người khuyết tật. Theo đó, người khuyết tật được công nhận là đối tượng có đầy đủ các quyền và nhân phẩm như những thành viên khác trong cộng đồng, được bình đẳng về cơ hội trong xã hội. Ngày 30/3/2007 vừa qua tại New York đã có 81 quốc gia thành viên Liên Hợp quốc ký kết tham gia Công ước này.
Hiện nay, Việt Nam có hơn 5,3 triệu người khuyết tật, chiếm 6,4% dân số, trong đó trên 69% người khuyết tật trong độ tuổi lao động. Người khuyết tật mong muốn được tiếp cận với dịch vụ y tế, phục hồi chức năng, giáo dục, văn hóa, học nghề và có việc làm để đảm bảo cuộc sống, thực sự bình đẳng và hòa nhập cộng đồng.
Việt Nam hiện đã có hệ thống chính sách liên quan đến người khuyết tật với các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước như: Pháp lệnh về người tàn tật ban hành 1998, Bộ Luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Công nghệ thông tin, Luật dạy nghề… đều có những điều khoản riêng đề cập đến người khuyết tật. Theo kế hoạch, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ xây dựng Luật về người khuyết tật để trình Quốc hội vào năm 2008.
Trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một điểm sáng trong công tác trợ giúp người khuyết tật. Việt Nam đã có Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006-2010 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành tại Quyết định số 239/2006/QĐ-TTg ngày 24/10/2006. Ban Điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam (NCCD) gồm 17 bộ, ngành và 2 tổ chức vì người khuyết tật và 3 tổ chức của người khuyết tật, đang hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về lĩnh vực này. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện cam kết của mình về tham gia thực hiện Khuôn khổ hành động Thiên niên kỷ Hướng tới một xã hội hòa nhập, không vật cản và vì quyền của người khuyết tật với 7 lĩnh vực ưu tiên trong Thập kỷ II về người khuyết tật khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (2003-2012).
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có công văn gửi các Bộ: Ngoại giao, Tư pháp, Giáo dục Đào tạo và Công an đề nghị các bộ nghiên cứu và góp ý kiến về việc Việt Nam ký tham gia Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật. Các Bộ đã nhất trí nội dung Công ước là tiến bộ, phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời thể hiện cam kết của Việt Nam về việc bảo đảm tất cả các quyền con người, quyền tự do cơ bản và nhu cầu và nhu cầu của người khuyết tật được hưởng thụ một cách đầy đủ, không bị phân biệt đối xử. M.B (Theo trang tin Bộ LĐTBXH http://www.molisa.gov.vn/frmdocchitiet.asp?mbien1=01&mbien2=117&mbien3=8595 )
-
80 quốc gia ký công ước về người khuyết tật
80 quốc gia thành viên Liên hợp quốc và Ủy ban châu Âu (EC) vừa tham gia ký công ước quốc tế bảo vệ quyền của 650 triệu người khuyết tật trên thế giới. Đây là con số kỷ lục về số nước tham gia ký kết ngay trong ngày đầu tiên của lễ ký công ước được tổ chức tại trụ sở Liên hợp quốc.
Lễ ký kết Công ước bảo vệ quyền của người khuyết tật tại trụ sở Liên hợp quốc, New York (Mỹ).
80 quốc gia thành viên Liên hợp quốc và Ủy ban châu Âu (EC) vừa tham gia ký công ước quốc tế bảo vệ quyền của 650 triệu người khuyết tật trên thế giới. Đây là con số kỷ lục về số nước tham gia ký kết ngay trong ngày đầu tiên của lễ ký công ước được tổ chức tại trụ sở Liên hợp quốc.
Bản công ước mới sẽ chính thức có hiệu lực khi được ít nhất 20 nước phê chuẩn. Công ước về quyền của người khuyết tật đặt ra ngoài vòng pháp luật các hành vi phân biệt đối xử đối với người tàn tật trên tất cả các mặt sinh hoạt, đời sống, bao gồm các cơ hội bình đẳng về việc làm, giáo dục, hưởng thụ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các quyền tư pháp khác.
Công ước cũng quy định các điểm vui chơi công cộng và các tòa nhà phải tạo điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi cho sự đi lại của người khuyết tật. Ngoài ra, công ước cũng kêu gọi cải thiện việc cung cấp thông tin và các cơ sở truyền thông cho người khuyết tật.
Cao ủy nhân quyền LHQ, bà Louise Arbour, bày tỏ sự vui mừng khi các nước tích cực tham gia ký kết công ước nhanh một cách kỷ lục chứng tỏ các cam kết đối với người khuyết tật rất mạnh mẽ. Bà cho biết, điều này đã đánh dấu một sự thay đổi lớn trong quan niệm về người khuyết tật và tăng cường quyền lợi của người khuyết tật trong việc nâng cao điều kiện sống, xóa bỏ những mặc cảm của họ trong xã hội.
(Theo báo Tổ Quốc http://toquoc.gov.vn/vietnam/showPrint.asp?newsId=18105 )

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2007

Hội nghị các cơ sở chỉnh hình – phục hồi chức năng toàn quốc

Ngày 23/ 10/ 2007, tại Viện Khoa học Chỉnh hình – Phục hồi Chức năng ( Bộ LĐ-TBXH) đã diễn ra Hội nghị các cơ sở chỉnh hình – phục hồi chức năng toàn quốc. Tham dự có Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bùi Hồng Lĩnh cùng lãnh đạo, chuyên viên và các bác sĩ đến từ các cơ sở chỉnh hình – phục hồi chức năng thuộc Bộ, ngành trên cả nước. Hội nghị có mục đích đánh giá hoạt động của các đơn vị chỉnh hình thời gian qua và đề ra phương hướng, giải pháp phát triển hệ thống các cơ sơ chỉnh hình, phục hồi chức năng trong thời gian tới.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh đã nhắc nhở các cơ sở chỉnh hình lưu ý công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, tận dụng và phát huy tốt sự đầu tư của Nhà nước cho các cơ sở; bám sát đối tượng phục vụ của ngành, đồng thời phục vụ các đối tượng xã hội, đặc biệt là người tàn tật nghèo. Về sản xuất và cung cấp chân, tay giả cho thương binh, các cơ sở cần chủ động hơn và thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước và Bộ, ngành nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dụng cụ, phục vụ cho thương binh và người có công ngày càng tốt hơn. Hiện tại, mỗi năm, hệ thống các cơ sở chỉnh hình - phục hồi chức năng cả nước đã khám và phẫu thuật chỉnh hình cho hàng vạn lượt bệnh nhân có dị tật cơ quan vận động, trong đó phần lớn là trẻ em tàn tật. Cùng với đó, các cơ sở cũng đã đẩy mạnh việc phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm tranh thủ sự ủng hộ về chuyên môn và tài chính, kịp thời đáp ứng và giúp đỡ cho các bệnh nhân là các đối tượng chính sách và người tàn tật nghèo. Cùng với đó, các cơ sở chỉnh hình cũng đã nỗ lực nghiên cứu, sản xuất và cung cấp hàng vạn chân, tay giả và dụng cụ chỉnh hình cho thương binh và người tàn tật và các đối tượng xã hội khác. Theo định hướng, trong thời gian tới các cơ sở chỉnh hình sẽ tiếp tục hoàn thiện, ổn định tổ chức, bộ máy theo mô hình chuyển đổi sang đơn vị sự nghiệp có thu; triển khai các hoạt động chú trọng nâng cao chất lượng điều trị và chất lượng dụng cụ chỉnh hình theo hướng hiện đại hoá và được thị trường chấp nhận. Các cơ sở chỉnh hình sẽ tăng cường hơn nữa việc quan hệ với các cơ sở y tế điạ phương và giữa các cơ sở chỉnh hình nhằm trao đổi kinh nghiệm chuyên môn và phối hợp phục vụ người tàn tật tốt hơn./. T.C (Theo trang tin của Bộ LĐTBXH http://www.molisa.gov.vn/frmdocchitiet.asp?mbien1=01&mbien2=118%)20&mbien3=9936

SAP-VN hợp tác phẫu thuật chỉnh hình cho người tàn tật tại Bình Định, Phú Yên và Khánh Hoà năm 2007

Theo thoả thuận hợp tác giữa các cơ quan sau:
+ Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Bình Định
+ Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Phú Yên
+ Trung tâm phục hồi chức năng - giáo dục TEKT Khánh Hoà
với Trung tâm Chỉnh hình và PHCN Qui Nhơn và nhà tài trợ Hội từ thiện SAP-VN về việc phẫu thuật chỉnh hình, điều trị PHCN và làm dụng cụ trợ giúp cho các đối tượng tàn tật của 3 tỉnh có tên trên, Trung tâm Chỉnh hình và PHCN Qui Nhơn đã phối hợp với các đơn vị nêu trên khám sàng lọc bệnh tại từng địa phương để có danh sách đề nghị tài trợ với Hội SAP-VN.
Được sự đồng ý tài trợ của Hội SAP-VN, từ tháng 04/2007 đến tháng 10/2007, Trung tâm Chỉnh hình và PHCN Qui Nhơn đã tiếp nhận phẫu thuật điều trị phục hồi chức năng cho 161 người tàn tật (hệ vận động chân tay), chủ yếu là trẻ em, (trong đó đã phẫu thuật cho 150 ca, cung cấp lắp ráp 253 dụng cụ chỉnh hình (giầy, nẹp) các loại.
Sau giai đoạn phẫu thuật và điều trị phục hồi chức năng tích cực ban đầu tại Trung tâm Chỉnh hình và PHCN Qui Nhơn, các đối tượng được lập hồ sơ theo dõi hậu phẫu và gửi về các địa phương để được gia đình và các đơn vị cộng tác nêu trên tiếp tục giúp đỡ điều trị tiếp theo chương trình phục hồi chức năng tại cộng đồng. Kết quả phẫu thuật điều trị PHCN còn phụ thuộc rất nhiều vào sự quyết tâm tập luyện của bệnh nhân, sự động viên giúp đỡ của gia đình và cộng đồng xã hội để người bệnh có thêm niềm tin vào bản thân, xoá đi mặc cảm, cố gắng vươn lên, vững bước trong cuộc đời.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hợp tác của Hội từ thiện SAP-VN, Trung tâm PHCN- giáo dục TEKT Khánh Hoà, UBDS,GĐ-TE tỉnh Bình Định và Phú Yên, Gia đình các bệnh nhân với tình thương yêu con người, với tinh thần nhiệt tình và tấm lòng hảo tâm đã tạo điều kiện cho các bệnh nhân tàn tật được phẫu thuật chỉnh hình, điều trị phục hồi chức năng đem lại hiệu quả tốt cho bệnh nhân và xã hội. (N.Hồng)

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2007

Bệnh “chim sệ cánh”: Có thể chữa nhanh

TS.BS Lê Đức Tố - ủy viên Trung ương Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật VN, thường vụ kiêm trưởng ban y tế Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật TP.HCM. Theo một tính toán, để mổ cho 600 trẻ mắc bệnh “chim sệ cánh” - teo cơ delta - ở Hà Tĩnh cần đến 4,2 tỉ đồng (7 triệu đồng/ca).
TS.BS Lê Đức Tố đã đưa ra đường mổ đơn giản, có thể chuyển giao cho các bác sĩ địa phương thực hiện, và chi phí chỉ... 600.000 đồng/ca! TS cho biết: - Ngày 26-12-2005 chúng tôi ra TP Vinh để tiếp tục chương trình phẫu thuật cho trẻ khuyết tật vận động thì có gần chục ca sệ vai và đã mổ sáu ca. Số bệnh nhân (BN) này không chỉ ở huyện Nghi Xuân mà còn đến từ huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh và các huyện Anh Sơn, Hưng Nguyên, Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Trong đợt mổ này chúng tôi cũng chuyển giao kỹ thuật mổ cho BS Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, hiện có thể đảm trách hoàn toàn việc phẫu thuật và có thể thực hiện 30 ca/ngày.
+ Để chữa “sệ cánh” chỉ cần một phẫu thuật đơn giản?
- Vâng. Phẫu thuật đối với bệnh sệ vai - hay “chim sệ cánh” - là một trong những phẫu thuật đơn giản nhất thuộc lĩnh vực chỉnh hình. Với trẻ trên 10 tuổi có thể tiền mê và gây tê tại chỗ. Trẻ dưới 10 tuổi thì chỉ cần gây mê. Rạch da dài 3-4cm, vào đáy rãnh tìm dải gân xơ căng cứng (đáy này là khe giữa hai bó cơ delta) thực hiện một động tác nhỏ là cắt và giải phóng dải này.
TS.BS Lê Đức Tố Sau khi cắt xong thì xương bả vai không còn bị kéo sệ xuống, từ từ trở về vị trí ban đầu, vai hết sệ. Sau một thời gian tập phục hồi chức năng (PHCN), vai sệ được cân đối trở lại. Trong phẫu thuật, lượng máu bị mất rất ít, chỉ thấm ướt hai hay ba miếng gạc nhỏ và đường khâu chỉ cần 4-5 nút chỉ, có thể coi là một trung phẫu - nếu không muốn nói đó là một tiểu phẫu. Nếu đảm bảo vô trùng tốt thì sau mổ chỉ cần uống kháng sinh 4-5 ngày, không cần tiêm để bớt đau cho BN.
Cần lưu ý là vấn đề tập vật lý trị liệu và PHCN sau mổ. Từ ngày thứ 10 sau mổ có thể cho tập PHCN với các động tác vận động khớp vai để lấy lại lực cơ hoàn chỉnh cho các cơ quanh vai, nhất là cơ delta đã bị dải gân xơ nói trên kìm hãm lâu ngày. Không chỉ tập tay bên mổ mà cả tay không mổ để đề phòng co rút về sau. Rất có thể tay chưa mổ cũng đang diễn ra quá trình biến dạng nên việc tập này không phải thừa. Trong quá trình tập cần hướng dẫn cách tập cho BN khi về nhà để có thể tranh thủ vừa đi học vừa tập PHCN.
+ Làm thế nào để sớm cứu chữa cho nhiều trẻ mắc bệnh “chim sệ cánh” đang rải rác ở một số địa phương?
- Tổng số trẻ mắc bệnh “chim sệ cánh” hiện tại ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh qua khám lọc kỹ đã lên đến gần 800 trẻ, còn ở Nghệ An số tự đến khám đã có gần 200, có thể sẽ còn nữa trong cộng đồng. Số BN đông như vậy và hầu hết là trẻ nghèo nên tìm cách mổ được ngay tại địa phương để đỡ tốn kém chi phí đi lại của bà con.
Vì vậy trong quá trình mổ trước đây ở Trung tâm Chỉnh hình và PHCN TP Vinh chúng tôi đã tập huấn cho BS ở đây và họ đã mổ được. Tôi cũng đã đề xuất với Bộ Y tế và tỉnh Hà Tĩnh tập huấn cho BS tuyến dưới (huyện và tỉnh) để có thể chẩn đoán và phẫu thuật, hướng dẫn tập PHCN cho BN - kể cả mời BS nơi khác đến. Như vậy sẽ giải quyết nhanh chóng, giảm chi phí đi lại cho BN.
Theo tính toán của Trung tâm Chỉnh hình và PHCN TP Vinh, toàn bộ chi phí cho phẫu thuật, kể cả xét nghiệm tiền phẫu, thuốc men là 600.000 đồng. Còn nếu BN ở lại tập PHCN 3-4 tuần lễ thì cộng thêm 400.000 đồng - tức tổng cộng 1 triệu đồng/ca. Nếu BN ở xa không có điều kiện ở lại tập PHCN thì được hướng dẫn kỹ để về nhà tập.
Để giải quyết cho 600 ca tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh như thông tin đã đưa trên báo chí, nếu với chi phí mổ 600.000 đồng/ ca, tổng cộng là 360 triệu đồng sẽ dễ xin tài trợ hơn là con số 4,2 tỉ đồng như tính toán ban đầu.
+ Xin cảm ơn bác sĩ.

Thứ tư, 08 Tháng hai 2006, 04:02 GMT+7
KIM SƠN thực hiện (Theo_TuoiTre)

'Tái sinh' cho cẳng chân dập nát gần đứt lìa

Một phụ nữ 29 tuổi ở Thủ Đức, TP HCM bị xe tải cán qua chân trái làm gãy 2 tầng xương cẳng chân và dập nát toàn bộ cơ phía sau cẳng chân. Thay vì phải cắt cụt chi, cẳng chân này đã được "cứu sống".
Ngày 7/2, nữ bệnh nhân kể trên đã được xuất viện sau hơn 1 tháng điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Do tai nạn giao thông, chị nhập viện trong tình trạng sốc, mất máu nhiều, cẳng chân trái dập nát, gần như đứt lìa. Các bác sĩ đã mổ khẩn cấp để nối mạch máu, kết hợp xương cho bệnh nhân. Ca mổ kéo dài 8 giờ và truyền 10 đơn vị máu.
Sau đó, người phụ nữ này còn trải qua 2 cuộc mổ khác để lấy vạt cơ lưng che phủ xương cẳng chân và ghép da tự thân. Bác sĩ Phạm Xuân Hùng, Phó khoa Chấn thương Chỉnh hình cho biết, đây là ca vi phẫu nối mạch máu và nắn kết hợp xương cẳng chân gần đứt lìa đầu tiên thành công tại bệnh viện. Trước đây, những trường hợp tương tự thường bị cắt cụt chi.
Ngày đăng tin: 9/2/2006
(Theo Người Lao Động)

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2007

Thơ sưu tầm nhân ngày 20/10

GỬI MẸ
Bùi Thị Hạnh

“Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…’’
Thơ xưa con nhớ từng vần
Nao nao trong dạ mỗi lần ngâm nga
Mẹ ơi mẹ ở quê nhà
Sáng canh rau muống, tối cà mồng tơi
Mong cô hàng xóm sang chơi
Cháu người dạy dỗ, con người vuốt ve

Con đi biền biệt chưa về
Trở trời, trái gió ai bề trông nom?
Mong sao mẹ hiểu lòng con
Miếng cơm, manh áo nên con chưa về.

Mong mẹ hiểu cho bề gia thất
Con giờ đây đã cận tứ tuần
Thương trường đất khách gian truân
Lòng con trăm mối tơ vò
Gió mùa đông bắc - hướng trông quê nhà

Con nhớ chứ, mẹ cha, xứ sở
Lũy tre làng, xóm chợ, nhà tranh...
Con đâu quên năm tháng chiến tranh
Một xe đạp, mẹ con mình sơ tán

Khổ đau xưa đã lui vào dĩ vãng
Nhưng đó là bàn đạp của đời con
Chỉ băn khoăn một chữ Hiếu chưa tròn
Để cha mẹ vẫn mỏi mòn đợi cửa

Nơi đất khách con không quên gốc Việt
Lòng luôn hướng về nơi cắt rốn chôn rau.
Ngâm bài thơ mẹ dạy từ thuở nhỏ
Làm tấm gương cho con cháu noi theo.

Mỗi sáng dậy trong lòng con nhắc nhở
Hai mươi năm trăn trở xa nhà
“Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…’’

Tuyết Mai sưu tầm và biên tập http://hoilhpn.org.vn/newsdetail.asp?CatId=99&NewsId=6572&lang=VN Cập nhật: 05/07/2007

Truyền thống Phụ nữ Việt Nam
(Tác giả: Nguyễn Thị Bích Thuỷ )(Kính tặng chị Nguyễn Thị Thập và chị Nguyễn Thị Định)
Năm mươi năm!
Một phần hai thế kỷ
Đã viết lên những trang sử diệu kỳ.
Từ Bà Trưng, Bà Triệu mở đường đi
Nhiều nữ kiệt ngoan cường trong giữ nước.
Đất vua Hùng…
Khi có quân xâm lược,
Gái và trai đều anh dũng diệt thù.
Quen bốn mùa dầu dãi nẵng mưa
Năm tháng tần tảo, sớm trưa lặn lội…
Những đêm tối…
Từ nghe lời Đảng gọi
Đã vùng lên dũng cảm phất cao cờ
Dẫu ngục tù ngăn nguyện ước tự do.
Không cam sống kiếp ngựa trâu nhục nhã
Mùa thu ấy…
Sống trào dâng biển cả,
Nhấn chìm sâu quân cướp nước bạo tàn
Chặt xiềng gông, đạp đổ hết vua quan.
Từ nô lệ đã vươn lên làm chủ.
Kỷ nguyên mới…
Bình minh về rực rỡ,
Đẹp tưng bừng cả đất nước vào Xuân
Khúc nhạc vui chưa dạo tới hai lần,
Đã đưa tiễn chồng con đi đánh giặc.
Năm mươi năm!
Những tấm lòng son sắt.
Tổ quốc lâm nguy
Ba thế hệ lên đường.
Bắc và Nam: hai giải đất biên cương
Lại cháy đỏ ánh lửa thù xâm lược
Lại xẻ núi: để quân lên phía trước
Mở đường mây trên thốt thép tự hào
Lớp lớp người vươn tới những tầm cao.
Đưa khoa học vào dựng xây đất nước
Dẫu gian khó vẫn bền gan, vững bước
Hạt gạo xẻ ba mang nặng nghĩa tình
Đồng hoang xưa lúa trải một màu xanh
Ruộng gối vụ, bốn mùa cày cấy vội.
Đổ nước ra sông, những ngày dài lụt lội
Bắt nguồn về, giục giã lúa đơm bông
Hai vai gầy, gánh nặng việc riêng chung
Dáng hiền dịu như trăng thu toả sáng
Yêu nước, thương con, dồi dào sức sống
Tô thành tranh những bà mẹ anh hùng
Đã đảm đang, trung hậu, thuỷ chung
Dũng cảm, kiên cường, hy sinh thầm lặng.
Chịu đựng gian lao, ngọt bùi, cay đắng
Gái Việt Nam vang vọng địa cầu
Nguyện hôm nay và hẹn cả mai sau:
- Quyết giữ nước và bền gan dựng nước
***
Năm mươi năm.
Đã lớn lên từng bước
Những đổi thay biến chuyển đẹp vô cùng.
Cô gái nghèo cắt cỏ dọc ven sông
Nay dẫn dắt những đoàn đi dựng nước

Trung tâm TT-TL - theo tập thơ Nỗi niềm - NXB Phụ nữ http://hoilhpn.org.vn/NewsDetail.asp?Catid=99&NewsId=6531&lang=VN Cập nhật: 29/06/2007

Thơ sưu tầm



Động viên em Khánh vươn lên trong cuộc sống

Đến Huyện Diên Khánh tỉnh Khánh Hòa và có dịp gặp cháu Nguyễn Khánh (An Ninh, Diên An, Diên Khánh, Khánh Hoà) với đôi chân giả, ai cũng phải chạnh lòng trước nổi đau mất mát của bé trai chỉ 14 tuổi đời phải gánh chịu. Khánh kể lại cho chúng tôi nghe về tai nạn của mình bằng chất giọng của một trẻ thơ rất hồn nhiên và ngây thơ. Nổi đau có lẽ đã lùi lại đằng sau quá khứ nhưng mất mát về tinh thần và thể chất thì hãy còn dày vò cháu từng ngày.
Bước ngoặc của Khánh sau cái ngày không may cháu gặp tai nạn trên đường đi học, một chiếc xe cán nát 2 chân của em. Khánh cảm thấy dường như mình không còn cơ hội đến trường và không thể vui đùa cùng bạn bè trang lứa như trước kia. Tuổi thơ nặng quằn với bệnh tật, mặc cảm và càng không dám mơ nghĩ tới tương lai…
Nhưng rồi dự án trợ giúp chân tay giả của VNAH tài trợ thông qua Trung Tâm Chỉnh Hình - PHCN Qui Nhơn đã tìm đến cháu. Với đôi chân giả, cháu lại có thể tìm lại ước mơ đến trường của mình - được cắp sách đến trường như bao trẻ em khác. Nhìn thấy cháu tập tễnh bước đi với nụ cười hồn nhiên nhưng để lại trong chúng tôi những xót xa khắc khoải về tương lai của cháu vì còn đó quá nhiều khó khăn trước mặt…

Rồi từ đây cháu sẽ được tự thân đến trường trở lại, có thể đến thăm bạn bè và phần nào đỡ vất vả cho người mẹ già với bao lo toan cho cuộc sống của anh em Khánh.
Tuổi thơ của Khánh dù sau này sẽ tiếp bước bằng đôi chân khập khiễng nhưng dù sao cháu cũng có thể tự đứng trên đôi chân của mình. Đằng sau nụ cười kia lóe lên một niềm tin về cuộc đời còn nhiều tấm lòng nhân ái nhìn đến những mãnh đời bất hạnh như cháu... (Phan Thạnh)

* Cảm nghĩ: Chúng ta thấy em Khánh thật tội nghiệp; Chúng ta phải phấn đấu vì sự bình an của xã hội, vì hạnh phúc mọi người, chấp hành luật giao thông, cải thiện môi trường, cuộc sống, giảm thiểu tai nạn giao thông; Hỗ trợ giúp đỡ người tàn tật, khó khăn để họ có thêm điều kiện vươn lên, tự tin hoà nhập vào cộng đồng xã hội (N.Hồng)

HỌC TIẾNG ANH BẰNG THƠ

HUSBAND là đức ông chồng, DADDY cha... bố, PLEASE DON'T xin đừng, DARLING tiếng gọi em cưng, MERRY vui thích, cái sừng là HORN.
LONG dài, SHORT ngắn, TALL cao, HERE đây, THERE đó, WHICH nào, WHERE đâu, SENTENCE có nghĩa là câu, LESSON bài học, RAINBOW cầu vồng.
Rách rồi xài đỡ chữ TORN, TO SING là hát, A SONG một bài, Nói sai sự thật TO LIE, GO đi, COME đến, một vài là SOME.
Đứng STAND, LOOK ngó, LIE nằm, FIVE năm, FOUR bốn, HOLD cầm, PLAY chơi, ONE LIFE là một cuộc đời, HAPPY sung sướng, LAUGH cười, CRY kêu.
Dao KNIFE, SPOON muỗng, cuốc HOE, Đêm NIGHT, DARK tối, khổng lồ là GIANT, GAY vui, DIE chết, NEAR gần, SORRY xin lỗi, DULL đần, WISE khôn.
BURY có nghĩa là chôn, OUR SOULS tạm dịch linh hồn chúng ta, Xe hơi du lịch là CAR, SIR ngài, LORD đức, thưa bà MADAM.
THOUSAND là đúng mười trăm, Ngày DAY, tuần WEEK, YEAR năm, HOUR giờ ,WAIT THERE đứng đó đợi chờ, NIGHTMARE ác mộng, DREAM mơ, PRAY cầu.
Trừ ra EXCEPT, DEEP sâu, DAUGHTER con gái, BRIDGE cầu, POND ao, ENTER tạm dịch đi vào, Thêm FOR tham dự lẽ nào lại sai.
LOVER đích thực người yêu, CHARMING duyên dáng, mỹ miều GRACEFUL, Mặt trăng là chữ THE MOON, WORLD là thế giới, sớm SOON, LAKE hồ.
SHOULDER cứ dịch là vai, WRITER văn sĩ, cái đài RADIO, A BOWL là một cái tô, Chữ TEAR nước mắt, TOMB mồ, MISS cô.
May khâu dùng tạm chữ SEW, Kẻ thù dịch đại là FOE chẳng lầm, SHELTER tạm dịch là hầm, Chữ SHOUT la hét, nói thầm WHISPER.
WHAT TIME là hỏi mấy giờ, CLEAR trong, CLEAN sạch, mờ mờ là DIM, Gặp ông ta dịch SEE HIM, SWIM bơi, WADE lội, DROWN chìm chết trôi.
MOUNTAIN là núi, HILL đồi, VALLEY thung lũng, cây sồi OAK TREE, Tiền xin đóng học SCHOOL FEE, Cho tôi dùng chữ GIVE ME chẳng lầm.
TO STEAL tạm dịch cầm nhầm, Tẩy chay BOYCOTT, gia cầm POULTRY, CATTLE gia súc, ong BEE, SOMETHING TO EAT chút gì để ăn,
LIP môi, TONGUE lưỡi, TEETH răng, EXAM thi cử, cái bằng LICENSE... WISTFUL đích thị bần thần, END thời tạm kết ở đây là vừa!

Sưu tầm thơ hay:




Thứ Năm, 18 tháng 10, 2007

Ông bác sĩ ghép xương và những bệnh nhân nghèo

TT - Trong căn phòng làm việc chật chội, chất đầy tài liệu và nóng như nung, bác sĩ Phan Cảnh Cương vừa loay hoay tìm tài liệu vừa tiếp chuyện. Những mẩu chuyện chắp nối dang dở.
“Tôi có quá ít thời gian mà công việc luôn ngập đầu, người bệnh đau đớn mong mình từng giây từng phút...”, bác sĩ Cương phân trần.
Một công trình một tấm lòng...
Con đường đến với công trình nghiên cứu “ghép xương tự thân” của bác sĩ Cương (Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng Qui Nhơn) bắt đầu từ một bệnh nhân bị gãy chân cách đây hơn mười năm. Đó là một cô bé tên là Kim Cương đưa từ Tây nguyên xuống Bình Định trong tình trạng xương cẳng chân gãy nát, có đoạn bị mất và tổn thương nặng phần xương chậu.


(Hình:BS Cương thảo luận chuyên môn với đồng nghiệp trước khi bước vào phòng mổ)
Bác sĩ Ksor H’Nhan - chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Gia Lai - cho biết nhiều năm qua bác sĩ Cương và tập thể cán bộ y bác sĩ ở Trung tâm Chỉnh hình - phục hồi chức năng Qui Nhơn giúp đỡ bà con dân tộc Gia Lai rất nhiều. Đã có gần 300 bệnh nhân - hầu hết là người dân tộc Jơ Rai, Ba Na, do ảnh hưởng chất độc da cam bị khuyết tật tay chân được đưa về trung tâm để chỉnh hình, phục hồi chức năng. Ban đầu, ông và các đồng nghiệp quyết định nhờ các chuyên gia nước ngoài. Ông năn nỉ họ hãy giúp đỡ vì đây là một cô bé còn quá trẻ, còn cả một cuộc đời dài phía trước. Các chuyên gia nước ngoài xem xét rất kỹ nhưng họ lắc đầu và khuyên nên cắt chân bệnh nhân là giải pháp tối ưu.
Suốt đêm hôm ấy ông thức trắng. “Cô bé còn trẻ quá, cụt một chân coi như tàn phế, vùng xương chậu bị tổn thương mai này làm sao tính chuyện chồng con, sinh nở! - ông kể - Thấy thương cô bé ấy quá, tôi thuyết phục gia đình bệnh nhân và đồng nghiệp hãy để tôi làm, may ra cứu được, còn không thì cắt bỏ cũng không muộn, còn nước còn tát”.
Những năm 1995 - 1996, thông thường ghép xương được thực hiện ghép dạng vi phẫu, tức là chuyển luôn thần kinh, mạch máu cả đoạn xương ghép nhưng đó là kỹ thuật vô cùng phức tạp và tốn kém.
Thức suốt đêm nghiền ngẫm tài liệu và gọi điện đến nhiều nhà khoa học trao đổi, cuối cùng ông quyết định bằng phương pháp khá mạo hiểm: ghép xương rời. Từng mẩu xương rời bị vỡ và cắt những mẩu xương khác khoảng 15 - 20cm trong chính cơ thể bệnh nhân để ghép nối vào chỗ thiếu.
Cách làm của bác sĩ Cương không đòi hỏi phải có một phòng mổ cao cấp, phòng thí nghiệm tối tân, can thiệp bằng thuốc chống thải ghép hay trang thiết bị hiện đại. Ghép xong, từng ngày trôi qua, từng tuần trôi qua, tình trạng sau ghép diễn biến tốt. Đó là những ngày tháng mệt mỏi, căng thẳng nhưng tột cùng hạnh phúc của ông và đồng nghiệp.
Với đề tài “Ghép xương tự thân”, bác sĩ Phan Cảnh Cương đã được mời tham gia tại một số hội thảo khoa học ở nước ngoài và đây cũng là công trình nghiên cứu cấp bộ đã được nghiệm thu ..., được đánh giá cao và khuyến khích áp dụng rộng rãi. Mười năm qua, gần 60 trường hợp được “ghép xương tự thân” thành công, chỉ có hai trường hợp do mắc chứng tiêu xương bẩm sinh nên bệnh nhân trở lại trạng thái ban đầu.“Tôi không thể nhớ hồi đó mình đã bao nhiêu lần bỏ cơm, bao nhiêu đêm mất ngủ, chỉ thấy tóc rụng nhiều hơn, bạc nhiều hơn, nhưng vui và thật hạnh phúc khi nhìn thấy cô bé tập đi từng bước và sau đó mấy tháng thì xuất viện. Mừng cho ca mổ thành công thì ít mà mừng cho cuộc đời và tương lai cô bé thì nhiều”.
Một bệnh nhân gần đây của bác sĩ Cương là cô giáo Lê Thị Thu Hà ở thị trấn An Nhơn. Sau vụ tai nạn giao thông, cô Hà bị vỡ xương chậu, hai chân dập nát. Thế rồi nhờ bác sĩ Cương ghép xương tự thân, cô đã xuất viện sau sáu tháng. Bây giờ cô đã có một bé trai kháu khỉnh và ngày ngày đến lớp.
“Tôi không nghĩ mình được lành lặn trở lại như thế này - cô Hà xúc động kể - lúc vào viện tôi nghĩ cuộc đời mình coi như chấm hết. Nhưng rồi như có một sự mầu nhiệm nào vậy... Từ đó, tôi coi bác sĩ Cương như một người cha, một ân nhân”.
Chạy ăn cho bệnh nhân nghèo
Hàng trăm lượt bệnh nhân từ Tây nguyên, từ các tỉnh miền Trung dồn về, phần lớn họ rất nghèo khó. Có những bệnh nhân người dân tộc thiểu số từ các buôn làng vùng sâu, vùng xa ở Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Đắc Nông về đến trung tâm chỉ đủ tiền trả một vòng xe đò.
Bác sĩ Cương và đồng nghiệp chạy đôn chạy đáo tìm các nhà hảo tâm giúp đỡ bữa ăn cho họ. Rất may mắn là nhiều người hiểu và sẵn sàng chia sẻ với ông. Vài năm gần đây, Tổ chức SAP - Vietnam thường xuyên giúp đỡ trung tâm. “Có nhiều bệnh nhân cái ăn còn không có thì cái nẹp xương hơn triệu bạc họ biết lấy đâu ra. Thế là mình và các đồng nghiệp phải... chạy đi xin. Có người khi xuất viện không có tiền về xe, trung tâm vận động anh em gom góp giúp đỡ. Vất vả lắm nhưng đó cũng là hạnh phúc nghề nghiệp...” - ông tâm sự.
BẢO TRUNG (Báo Tuổi trẻ http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=162400&ChannelID=89

Bạn có thể xem thêm trên các báo:

Trao tặng 50 xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật Kon Tum

Được sự đồng ý của UBND tỉnh Kon Tum tại Công văn số 233/UBND-TH, ngày 29/01/2007 V/v đồng ý cho Sở Lao động - TBXH tiếp nhận xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật tại tỉnh Kon Tum do Tổ chức VNAH tài trợ thông qua Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng Quy Nhơn
Ngày 12/4/2007, Sở Lao động - TBXH sẽ tổ chức buổi lễ trao tặng 30 xe lăn và 20 xe lắc cho các đối tượng là người tàn tật trên địa bàn 03 huyện: Thị xã kon tum, huyện KonPlông, huyện Đăk Tô.
Kim Tiến (Trang thông tin điện tử Kon Tum http://www.kontum.gov.vn/news/news.php?cmd=min_Ad&topicid=77&pageid=0000002288&pageno=&catid=&prdpage=&prdSearch=&supplierid=-1&lang=1 )

Cấp miễn phí dụng cụ chỉnh hình cho 300 người khuyết tật tại tỉnh Khánh Hoà
Hình: Kỹ thuật viên Trung tâm cấp nẹp chân cho anh Đặng Quốc Dũng (Vĩnh Hiệp - Nha Trang).
Tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa, Hội Trợ giúp người tàn tật Việt Nam (VNH) thông qua Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Quy Nhơn (thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) (năm 2005) vừa tổ chức cấp phát dụng cụ chỉnh hình cho gần 300 bệnh nhân nghèo bị cụt chi và bại liệt của Khánh Hòa.
Hơn 300 dụng cụ chỉnh hình gồm chân tay giả và nẹp chỉnh hình trị giá hơn 300 triệu đồng được các bác sĩ và kỹ thuật viên của Trung tâm cấp phát và hướng dẫn sử dụng cho từng người. Được biết, đây là (đợt đi ngoại viện trong năm 2005) lần thứ 2 Trung tâm cấp phát dụng cụ chỉnh hình cho người tàn tật tại Khánh Hòa. K.N http://baokhanhhoa.com.vn/Tintuc-Sukien/2005/09/102481/ 08:36' 20/09/2005 (GMT+7)

Thắp lên niềm hy vọng cho những trẻ thơ tật nguyền

Tưởng như những giọt nước mắt sẽ mãi không ngừng rơi xuống bên những thân hình bé bỏng tật nguyền. Tưởng như những niềm đau không thể vơi bớt. Và, trong hành trình vượt thoát sự khắc nghiệt của số phận tật nguyền ấy, các em đã nhận được không ít sự giúp đỡ, sẻ chia của cộng đồng. Để từ đó nụ cười của những niềm hy vọng lại được thắp lên ...

THẮP LÊN NIỀM HY VỌNG...

Nhìn đứa con gái út chân tay bị co rút, suốt ngày ngồi lết dưới nền nhà, lòng bà Nguyễn Thị Xuân Huệ ở phường 3, TP Tuy Hòa quặn thắt. Hơn 12 năm qua, mọi hy vọng của bà Huệ về sự đổi thay số phận bất hạnh của con mình tưởng như đã tắt. Nhưng may mắn đã mỉm cười với cô bé Nguyễn Tưởng Tú Anh khi năm 2000 và 2003, em được đưa đi phẫu thuật tại Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Quy Nhơn theo Dự án phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật do tổ chức SAP-VN tài trợ. Niềm hy vọng lại loé lên trong gia đình bà. Từ hai lần phẫu thuật cùng với việc chỉ dẫn kỹ thuật tập luyện nhiệt tình của cộng tác viên dự án, sự chăm sóc của người nhà và sự kiên trì của bản thân, bé Anh tự đứng lên như một phép lạ. 12 tuổi, cô bé mới bắt đầu tập đi. Những bước chân đầu tiên kéo lê lết trên mặt đất khó nhọc, đau đớn của bé Anh bên đôi nạng trộn lẫn trong nước mắt và niềm vui của gia đình. Bà Huệ nghẹn ngào: “Nhìn thấy con tự đi lại được. Tim tôi như nghẹn lại. Ngày trước gia đình tôi không ai dám nghĩ con nhỏ có thể đi đứng được như bây giờ. Tôi mừng không nói hết”.

Hơn ba năm qua, Tú Anh đã có thể tự chăm sóc bản thân. Cô bé còn biết ngõ phố nhỏ của mình, biết đến trường học, và cả trò chơi nhảy lò cò của đám bạn nhỏ. Tú Anh tươi cười: “Bây giờ, cháu có thể đi được nhiều nơi, biết được nhiều thứ. Lại có thêm nhiều bạn mới nữa. Cháu thấy vui lắm!”.

Niềm vui của gia đình Tú Anh cũng chính là niềm vui của trên 50 gia đình có trẻ bị khuyết tật của Phú Yên được phục hồi chức năng tốt từ Dự án giúp trẻ phục hồi chức năng của tổ chức SAP-VN, Dự án hỗ trợ trẻ em bị nhiễm chất độc da cam do Hội người Việt Nam tại Pháp tài trợ. Bên cạnh những hình thức giúp đỡ người tàn tật từ nhiều năm nay như khám, chữa bệnh, tặng xe lăn, xe lắc … thì phẫu thuật chỉnh hình là một công việc đòi hỏi chuyên môn cao và chi phí lớn. Trung bình để chi phí cho một ca phẫu thuật phải mất từ 7 – 8 triệu đồng (nếu mổ hai đợt (*) ?), đó chưa tính đến chi phí theo dõi hậu phẫu. Nhưng thường những gia đình có trẻ tàn tật có kinh tế gia đình lại rất khó khăn. Họ muốn chữa bệnh cho con, nhưng không có tiền. Vì thế, con em họ được khám chữa bệnh, được phục hồi chức năng lại như một điều không tưởng.

Nếu ai một lần từng gặp bà Đặng Thị Miệu, 66 tuổi ở thôn Định Thọ, xã Hoà Định Đông, huyện Phú Hoà hẳn sẽ khó quên gương mặt khắc khổ, đầy vẻ cam chịu này. Ở cái tuổi bước sang dốc bên kia cuộc đời, đôi vai bà Miệu vẫn oằn nặng nỗi lo âu. 9 tuổi, bé Tiên, cháu bà đã bị một trận bệnh thập tử nhất sinh, rồi bị bại liệt. Mẹ Tiên lại mắc bệnh tâm thần, đã vậy, người cha vô trách nhiệm lại bỏ nhà đi theo người đàn bà khác. Cứ như cuộc đời này có bao nhiêu nỗi khốn khó, cùng cực đều trút xuống gia đình bà. Nhiều năm nay muốn chữa bệnh cho cháu, nhưng tích góp được đồng nào lại đổ hết vào những trận ốm lặt vặt của Tiên. “May mà hơn hai năm nay chân của con nhỏ đã đi lại được, tay cũng cầm được những vật nhẹ rồi. Tui không biết nói gì để cảm ơn dự án phục hồi chức năng, cũng như lòng tốt, sự nhiệt tình giúp đỡ của mọi người dành cho con nhỏ”. Bà Miệu cười, nước mắt hạnh phúc ràn rụa trên gương mặt đầy những nếp nhăn. Với bà, đây là một niềm hạnh phúc quá lớn. Bởi, hy vọng về sự đổi thay số phận tật nguyền bất hạnh của cô cháu gái lại trỗi dậy trong bà. Gặp lại chúng tôi, bé Tiên khoe: “Tay cháu không đau và mỏi như mấy tháng đầu mới tập cầm nắm. Bây giờ, cháu đã tự làm được những việc nhẹ trong nhà”.

CẦN NHỮNG TẤM LÒNG

Theo kết quả điều tra, khảo sát của năm 2003, toàn tỉnh (Phú Yên) có khoảng 40.000 người tàn tật, trong đó có 2.534 trẻ em. Từ nhiều năm nay có hàng trăm trẻ em tật nguyền trong tỉnh được chăm sóc, phục hồi từ những chương trình phục hồi chức năng, khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí, cấp xe lăn, phẫu thuật chỉnh hình... Và hiệu ứng xã hội của những chương trình này không hề nhỏ. Tỉ lệ trẻ tàn tật sau phục hồi chức năng có thể hoà nhập vào cộng đồng đạt tỉ lệ trên 30 %. Trong số ấy, có em được đến trường, có em được hỗ trợ vốn để học nghề may, thêu đan, mộc, mỹ nghệ... tại các lớp dạy nghề, hướng nghiệp từ các dự án, tổ chức từ thiện tài trợ. Nhiều em đã có việc làm và có cuộc sống ổn định. Các em đã biến ước mơ được sống và khát khao hạnh phúc như những người bình thường khác thành hiện thực. Tấm lòng nhân ái của các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước đã thực sự tiếp sức, động viên, khích lệ các em rất nhiều trong cuộc sống.

Phó chủ nhiệm Ủy ban DS-GĐ-TE Phú Yên Phạm Thị Tương Lai cho biết : Trong những năm qua, mặc dù các cấp, các ngành đã nỗ lực rất nhiều trong hành trình giúp trẻ khuyết tật hoà nhập cộng đồng, nhưng cũng chỉ giải quyết một phần khó khăn. Thực tế vẫn còn rất nhiều trẻ em tật nguyền đang cần được giúp đỡ, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi... Vì thế, cần rất nhiều những tấm lòng, những bàn tay cùng chung sức giúp đỡ để những số phận trẻ thơ bất hạnh vơi bớt niềm đau, giúp cho các em có tương lai tươi sáng hơn, đưa các em trở về với cuộc sống đời thường với những ước mơ bình dị nhất.

NGỌC DUNG http://www.baophuyen.com.vn/Trangch%E1%BB%A7/X%C3%A3h%E1%BB%99i/tabid/141/GId/141/itemIndex/-1/NId/6234/Default.aspx Thứ Bảy, 16-09-2006, 10:08 (GMT+7)
(*) Bình quân hiện nay chi phí phẫu thuật chỉnh hình tại Trung tâm chỉnh hình và PHCN Qui Nhơn khoảng 205 USD/ca kể cả dụng cụ chỉnh hình (Không kể thời gian tập luyện phục hồi chức năng sau khi xuất viện về tại gia đình và cộng đồng) - N.Hồng.

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2007

Vài khía cạnh thực hành trong viêm xương-khớp

Tác giả: Nguyễn Triển

Một trong các bệnh khớp hay gặp nhất là viêm xương-khớp (VXK), đặc biệt là ở người lớn tuổi. Trước đây, VXK thường được nghĩ một cách đơn giản là hậu quả của những thay đổi chuyển hóa và mô học xảy ra do quá trình lão hóa ở sụn khớp (nên được gọi là bệnh thoái hóa khớp). Ðến nay vẫn chưa có một định nghĩa thật chính xác cho thực thể bệnh lý này; tuy đa số các tác giả đều thừa nhận có sự mất ổn định trong tổng hợp và phân hủy sụn khớp và mô xương dưới lớp sụn do tác động của những rối loạn sinh học và cơ học tại chỗ. Theo Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (American College of Rheumatology), VXK gồm hai loại chính: VXK nguyên phát (chiếm phần lớn các trường hợp, khu trú ở một vài khớp hoặc ở nhiều nơi - từ 3 nhóm khớp khác nhau trở lên) và VXK thứ phát: sau chấn thương, do bệnh bẩm sinh hoặc mắc phải, do tích tụ calci, do một số rối loạn ở xương khớp (bệnh Paget, hoại tử khớp, viêm khớp dạng thấp.); ngoài ra, VXK còn có thể là một dấu hiệu rối loạn nội tiết (to cực, tăng năng tuyến cận giáp), rối loạn thần kinh (khớp Charcot).--

Các yếu tố dịch tễ học:
Từ trước đến nay, đa số các nghiên cứu dịch tễ học được thực hiện trên bệnh nhân VXK gối và sử dụng tiêu chí đánh giá là các tổn thương thấy được trên X-quang khớp. Do đó các dữ liệu thu thập được không thể phản ánh chính xác các đặc điểm dịch tễ học của bệnh VXK vì hai lý do: bệnh có thể xảy ra ở nhiều khớp khác nhau (theo thứ tự tần suất khớp bệnh là: các khớp liên đốt ở bàn tay, bàn chân, khớp gối, khớp háng và khớp khuỷu) và tổn thương trên X-quang không tương ứng với độ nặng của triệu chứng và diễn biến của bệnh. Tuy nhiên, đối với những trường hợp VXK có dấu hiệu tổn thương trên X-quang, đã xác định được một số yếu tố nguy cơ chính. Mức độ ảnh hưởng của những yếu tố nguy cơ này khác nhau tùy khớp. Có thể kể:
- Tuổi: là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất. Tuổi càng cao tỉ lệ mắc bệnh càng lớn. Nhiều ý kiến cho rằng những biến đổi sinh hóa ở sụn theo thời gian làm nó dễ bị tổn thương và phân hủy nhưng chưa có bằng chứng cụ thể.
- Giới: nữ nhiều hơn nam, nhất là phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Một số nhà dịch tễ học cho rằng các hormon sinh dục có một vai trò nào đó trong cơ chế bệnh sinh của VXK, vì nhận thấy liệu pháp hormon thay thế có tác dụng bảo vệ chống bệnh này.
- Béo phì: có một tương quan khá mật thiết với VXK ở khớp gối và khớp háng.
- Nghề nghiệp và hoạt động thể thao ảnh hưởng đến các khớp chịu lực (khuân vác, thợ khoan, võ sĩ quyền Anh, diễn viên múa ballet.)-
- Yếu tố di truyền: đã được nhận biết từ lâu trong thể bệnh viêm nhiều khớp kèm các cục Heberden (phì đại các mấu xương ở khớp liên đốt xa bàn tay). Ít nhất đã phát hiện được sự đột biến của một gen liên quan đến collagen týp II (COL2A1) làm thay đổi cấu trúc sụn khớp.

Sinh bệnh học:
Gần đây, đã có nhiều tiến bộ trong việc tìm hiểu sinh bệnh học của VXK. Tuy bệnh này thường được xem là bệnh của sụn khớp, nhưng thật ra những tổn thương ở mô xương dưới lớp sụn cũng không kém quan trọng.
Chức năng giảm xóc và giảm ma sát của sụn khớp tùy thuộc tính chất chất nền sụn (cartilage matrix). Mất cân bằng trong quá trình tổng hợp và phân hủy chất nền sụn sẽ ảnh hưởng đến chức năng sụn khớp. Trong bệnh VXK, người ta nhận thấy các enzym xúc tác sự phân hủy collagen và proteoglycan trong sụn khớp, chẳng hạn như collagenase, gelatinase và stromelysin, đều tăng. Những enzym này được các tế bào sụn tổng hợp, và sự tổng hợp ấy được kích thích bởi interleukin-1 (IL-1). Trái lại, trên mô hình động vật, các enzym đó bị ức chế bởi doxycylin và tetracyclin có cấu trúc hóa học được cải biến.
Thật ra, sụn khớp chịu ảnh hưởng trực tiếp của mô xương bên dưới, và những thay đổi ở đây hiện được xem là nguyên nhân quan trọng dẫn đến VXK, hơn là những tổn thương ở sụn khớp. Biến đổi ở lớp xương dưới mô sụn xảy ra trước khi những nhận thấy những biến đổi ở sụn. Lớp xương này trở nên cứng hơn, ít có tính giảm xóc hơn và trên bệnh nhân VXK, mật độ xương thường cao hơn.
Hiện tượng viêm chủ yếu xảy ra ở bao khớp và màng hoạt dịch, tuy vậy nguyên nhân gây viêm chưa được biết rõ. Viêm có thể gây mất sụn vì sản sinh nhiều cytokin như IL-1 làm tăng lượng enzym phân hủy chất nền sụn.

Đặc điểm lâm sàng:
Hầu hết các triệu chứng của VXK là triệu chứng tại chỗ (Bảng 1). Nổi bật là triệu chứng đau khớp. Ðau thường khởi phát âm thầm, ở mức độ từ nhẹ đến vừa phải, tăng khi cử động khớp bị bệnh và giảm nhẹ khi nghỉ ngơi. Trong trường hợp bệnh nặng, nhất là khi tổn thương khớp háng, đau có thể xảy ra về đêm, ngay cả khi ngủ. Do mô sụn không có thần kinh, nên cảm giác đau có thể bắt nguồn từ: viêm màng hoạt dịch, viêm và/hoặc giãn bao khớp, căng các dây chằng, co cứng cơ quanh khớp, gai xương làm căng màng xương hoặc tăng áp ở tủy xương.- Cứng khớp buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc ngồi lâu (đi tàu, xe) kéo dài không quá 20 phút.

Bảng 1. Các triệu chứng và dấu hiệu của viêm xương-khớp

* Triệu chứng (1) * Dấu hiệu (2)

1a. Ðau khớp - 2a.Ðầu xương to ra

1b. Cứng khớp buổi sáng - 2b. Hạn chế vận động của khớp

1c. Phản xạ gân cơ mất hoặc không ổn định - 2c. Cử động nghe lạo xạo

1d. Không cử động được - 2d. Ðau khi ấn vào khớp

2e. Tràn dịch trong khớp

2f. Biến dạng khớp

Khám thực thể có thể phát hiện được các dấu hiệu viêm tại chỗ, kèm cảm giác lạo xạo khi cử động khớp. Cử động khớp thường bị hạn chế. Có thể có tràn dịch khớp với số lượng ít, teo cơ quanh khớp, biến dạng khớp.--
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào hình ảnh X-quang của khớp bị đau: gai xương, hẹp khe khớp không đối xứng, mô xương dưới lớp sụn bị xơ hóa hoặc có nang. Những tổn thương thấy được trên X-quang không tương ứng với mức độ nặng nhẹ của triệu chứng lâm sàng, nhất là triệu chứng đau. Trong giai đoạn khởi phát, X-quang khớp có thể bình thường. Mặt khác, chỉ có thể chẩn đoán chắc chắn dựa trên X-quang nếu có nhiều hình ảnh phối hợp. Hình ảnh hẹp khe khớp đơn thuần hoặc gai xương đơn thuần không đặc trưng cho VXK mà có thể gặp trong quá trình lão hóa bình thường.-
Không có xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu cho VXK. Các xét nghiệm máu thường qui (công thức máu, tốc độ lắng máu, sinh hóa máu) đều bình thường vì tổn thương viêm có tính cục bộ. Tuy vậy, khi bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng viêm, nên làm các xét nghiệm này để có cơ sở theo dõi.-
Diễn tiến bệnh không phải lúc nào cũng theo hướng xấu dần theo thời gian. Các triệu chứng lâm sàng, thậm chí cả hình ảnh X-quang, có thể được cải thiện trong một số trường hợp. Một nghiên cứu quan sát tiền cứu trên 188 bệnh nhân VXK ở khớp gối được điều trị ngoại trú và theo dõi từ 1-5 năm, cho thấy tổn thương trên X-quang không thay đổi ở 28% số bệnh nhân. Một số yếu tố có tính tiên đoán cho diễn biến xấu là béo phì, tổn thương - 3 khớp kèm cục Heberden, mô sụn calci-hóa và tăng nồng độ C-reactive protein và hyaluronat trong huyết thanh.---

Chẩn đoán phân biệt
Khi chỉ có triệu chứng lâm sàng ở khớp, cần phân biệt VXK với hai loại viêm khớp khác là viêm khớp dạng thấp và viêm khớp do tinh thể.
Viêm khớp dạng thấp khó phân biệt với VXK khi bệnh chỉ xảy ra ở một khớp lớn. Khi ấy, cần dựa vào các xét nghiệm dịch khớp (nhiều bạch cầu, độ nhớt thấp), hình ảnh X-quang (loãng xương hoặc xương bị ăn mòn) và xét nghiệm lắng máu (tốc độ lắng máu tăng, yếu tố thấp có thể dương tính-. Nếu bệnh xảy ra ở nhiều khớp, yếu tố quan trọng nhất giúp phân biệt với VXK là tính chất phân bố của các khớp bị bệnh. Viêm khớp dạng thấp hay xảy ra ở các khớp đốt-bàn tay, khớp liên đốt gần, cổ tay và thường có tính đối xứng. Ngoài ra, số lượng khớp tổn thương thường nhiều hơn (nhưng ít khi xảy ra ở khớp gối), triệu chứng cứng khớp buổi sáng thường kéo dài >30 phút đến 1, 2 giờ, và có hình ảnh hủy xương trên X-quang.
Viêm khớp do các tinh thể hiện diện trong dịch khớp như urat (bệnh gút) hoặc calci pyrophosphat dihydrat (bệnh giả gút) thường gặp ở nam giới từ tuổi trung niên.
Bệnh gút xảy ra ở các khớp chi dưới, đặc biệt là khớp bàn-ngón cái. Các cục tophi quanh các khớp nhỏ có thể nhầm với gai xương hoặc cục Heberden. Chẩn đoán gút bằng cách xét nghiệm dịch khớp tìm tinh thể urat.---
Bệnh giả gút có thể xảy ra đồng thời với VXK. Các khớp hay tổn thương là cổ tay, vai, khớp gối và cổ chân. X-quang khớp của phần lớn bệnh nhân giả gút có hình ảnh calci-hóa ở lớp sụn. Chẩn đoán chắc chắn dựa vào sự hiện diện các tinh thể calci pyrophosphat dihydrat dạng hình thoi có tính khúc xạ kép trong dịch khớp.
Ngoài ra các biểu hiện ở khớp cũng có thể gặp trong bệnh vẩy nến (có tổn thương trên da và móng), hội chứng Reiter (có biểu hiện da, viêm kết mạc và viêm niệu đạo), viêm dính đốt sống.

Xử trí
Hiện chưa có thuốc làm thay đổi diễn tiến bệnh. Ðiều trị chỉ nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng bằng các biện pháp không dùng thuốc kết hợp với thuốc giảm đau và kháng viêm. Theo khuyến nghị của các tác giả Anh-Mỹ, việc điều trị nên thực hiện theo từng bước từ thấp đến cao: bắt đầu bằng cách giáo dục sức khỏe (giảm cân, tập thể dục, sử dụng thiết bị nâng đỡ như can, gậy, nạng) đến vật lý trị liệu, dùng paracetamol, thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) và cuối cùng là phẫu thuật. Ở mỗi bước điều trị, có thể phối hợp với biện pháp đã sử dụng trong các bước trước đó và với việc tiêm steroid (hoặc acid hya-luronic) vào khớp và bôi thuốc giảm đau tại chỗ.

Vật lý trị liệu (giảm đau và chống co cứng cơ bằng chườm nóng, dùng siêu âm hoặc tia hồng ngoại) có vai trò quan trọng trong điều trị VXK ở những khớp lớn. Tập vận động cơ đùi, khí công, thể dục nhịp điệu đều có thể giảm đau và cải thiện chức năng vận động của khớp trên bệnh nhân VXK ở khớp gối.

Thuốc giảm đau thường dùng là paracetamol với liều 500 mg mỗi 6 giờ. Nếu không đỡ, có thể dùng NSAID (có hoặc không kèm thuốc giảm đau). Nguyên tắc chung khi sử dụng NSAID là dùng liều tối thiểu có hiệu quả, tránh dùng phối hợp nhiều loại NSAID bằng đường toàn thân, sau một tháng nếu không cải thiện thì nên đổi thuốc.(5) Cần lưu ý đến các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của NSAID. Gần đây, sự ra đời của các NSAID ức chế chọn lọc cyclo-oxygenase 2 (meloxicam) tạo thuận lợi hơn trong điều trị dài ngày vì ít tác dụng phụ ở đường tiêu hóa hơn.(10) Khi triệu chứng đã giảm, cần giảm liều hoặc ngưng dùng NSAID.

Thuốc bôi tại chỗ (NSAID hoặc capsaicin) chỉ tiện dụng trong trường hợp bệnh ở một, hai khớp nhưng cho phép bệnh nhân chủ động giảm đau khi cần thiết.

Corticosteroid tiêm trong khớp có chỉ định trong VXK ở khớp gối, thường dùng nhất là triamcinolon hexacetonid. Sau mỗi lần tiêm tác dụng kéo dài không quá 3 tuần, nhưng trên thực tế vẫn có những bệnh nhân đáp ứng với steroid trong một thời gian khá dài. Có ý kiến cho rằng không nên tiêm quá 3 lần/năm. Lạm dụng cortico-steroid tiêm trong khớp có thể làm cho tổn thương ở khớp nặng hơn. Acid hyaluronic tiêm trong khớp có nhiều lợi điểm hơn corticosteroid nhưng phải tiêm hàng tuần trong vòng một tháng.

Về lâu dài, nếu bệnh vẫn tiến triển, có thể xét đến khả năng phẫu thuật, đặc biệt là thay khớp giả (prosthesis) đối với các trường hợp VXK nặng gây mất chức năng khớp gối hoặc khớp háng. Tuy vậy, biện pháp này chỉ có thể thực hiện được tại các trung tâm chuyên khoa có phẫu thuật viên kinh nghiệm và khi điều kiện bệnh nhân cho phép.

Trong tương lai, bên cạnh việc sử dụng paracetamol và NSAID ức chế chọn lọc COX-2 để giảm nhẹ triệu chứng, những thuốc còn đang nghiên cứu như các tetracyclin được thay đổi cấu trúc hóa học, thuốc ức chế collagenase, gelatinase và thuốc đối kháng thụ thể IL-1 v.v. có thể cải thiện được diễn biến của VXK.

Summary
Practical aspects in approach to osteoarthritis

Osteoarthritis (OA) is a common musculo-skeletal condition in elderly population. It is considered as a disease of articular cartilage and subchondral bone with local manifestations, both clinical and biomechanical. A comprehensive approach to the patients with OA should include of the determination of risk factors (age, sex, obesity, professional activities, heredity.), charac-teristics of clinical signs and symptoms and X-ray findings; in which the typical radiographic changes usually confirmed diagnosis. Examination of joint fluid may help in differentiating mono-narticular rheumatoid arthritis or crystal-induced arthritis from OA. A step-by-step management by non-pharmacological therapy with or without analgesics, local and/or systemic NSAIDs is re-commended. While disease-modifying drugs are under investigation and joint replacement is out of reach for majority of OA patients, the use of selective COX-2 inhibitor NSAIDs may be safer in relieving the symptoms of OA.

Tài liệu tham khảo
1. Spector TD, McAllindon MC. Methodological problems in the epidemiological study of osteoarthritis. Ann Rheum Dis 1994; 53: 43-46.
2. Nevitt MC, Felson DT. Sex hormones and the risk of osteo-arthritis in women: epidemiological evidence. Ann Rheum Dis 1996; 55: 673-76.
3. Ryan ME, Greenwald RA, Glub LM. Potential of tetracyclines to modify cartilage breakdown in osteoarthritis. Curr Opin Rheumatol 1996; 8: 238-47.
4. Creamer P, Hochberg MC. Osteoarthritis. Lancet 1997; 350; 503-09.
5. Brandt KD. Osteoarthritis. In: Harisson-s Principles of Internal Medicine, 14th edition, McGraw-Hill, NY, 1998
6. Kraus VB. Pathogenesis and treatment of osteoarthritis. Med Clin North Am 1997; 81: 85-112.
7. Ledingham J, Regan M, Jones A, Doherry M. Factors affecting radiographic progression of knee osteoarthritis. Ann Rheum Dis 1995; 54: 53-8.
8. Sack K. Monarthritis: Differential diagnosis. Am J Med 1997; 102(suppl 1A): 30S-34S.
9. Griffin MR et al. Practical management of osteoarthritis: Integration of pharmacologic and nonpharmacologic measures. Arch Fam Med 1995; 4: 1049.
10. Kaplan-Machlis B, Klostermeyer BS. The cyclooxygenase-2 inhibitors: safety and effectiveness Ann Pharmacother 1999 Sep;33(9):979-88

Theo: http://www.ykhoanet.com/tapchiyhoc/0002/B1%20TrienOsteoa3tr21-23.htm

Bệnh Gút và cách phòng tránh

Gút - căn bệnh "nhà giàu"
Những chiếc khớp sưng đi sưng lại, những cơn đau, có khi tới hàng chục lần trong năm, thường xảy ra lúc nửa đêm hoặc sau một bữa ăn phong phú thực phẩm, nhiều rượu và thịt. Đó là những hình ảnh cô đọng về căn bệnh không chết người nhưng cũng chẳng mấy dễ chịu này.
Gút (Goutte), hay còn gọi là bệnh thống phong, thực chất là một loại viêm khớp. Chỉ có điều, tất cả các loại thuốc chữa thấp khớp đều tỏ ra bất lực với bệnh này. Bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm là viêm đa khớp thông thường vì có các biểu hiện: đau nhức, sưng, nóng, đỏ, căng bóng ở các khớp.
Nhiều axit uric
Bệnh xảy ra do nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao, tạo thành các tinh thể lắng đọng tại khớp, gây ra những cơn đau đớn vô cùng khó chịu. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng axit uric tăng:
1. Sử dụng quá nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất purin như:
- Các loại thịt đỏ (chó, bò, thú...).
- Phủ tạng động vật: gan, bầu dục...
- Một số cá (cá mòi, cá hồi, cá trích...).
- Tôm, cua, ốc ...
2. Sử dụng một số thuốc như:
- Nhóm cortison.
- Aspirin, các thuốc có chứa salicylate.
- Pyrazinamid, thuốc lợi tiểu.
Tiến triển
Bệnh gút tiến triển qua 2 giai đoạn.
1. Giai đoạn cấp tính:
- Người bệnh bỗng thấy ngón tay, ngón chân cái bị sưng tấy (cũng có khi ở cổ chân, khớp gối hoặc ở những ngón chân khác). Xuất hiện những cơn đau dữ dội, đau đến mức không thể chịu đựng được, nhất là về đêm. Có thể kèm theo sốt nhẹ, mệt mỏi và sợ lạnh.
- Cơn sưng đau kéo dài từ vài ngày đến hàng tuần, rồi tự nhiên giảm dần và trở lại gần như bình thường.
- Vài tuần hoặc vài tháng sau, những cơn đau khác lại xuất hiện, cũng dữ dội và bất ngờ như những cơn đau trước. Cứ như vậy, những cơn sưng đau trở đi trở lại, có khi tới hàng chục lần trong năm.
- Cơn gút thường xảy ra vào quá nửa đêm, hoặc sau một bữa ăn nhiều rượu và thịt.
Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ kéo dài vài năm rồi chuyển thành mạn tính.
2. Giai đoạn mạn tính
Người bệnh bị sưng đau nhiều khớp, nhất là ngón chân cái, mắt cá, khớp gối và khớp đốt ngón tay. Các u cục này to nhỏ không đều, đường kính từ 2 mm đến 5 cm, hơi mềm, không đau, có thể nhìn thấy cặn trắng ở bên dưới lớp da mỏng. Khi bị vỡ, từ các u này sẽ chảy ra một thứ bột trắng như phấn, đó là axit uric lắng đọng dưới dạng muối urat. Các muối urat không những lắng đọng ở dưới da, quanh khớp mà còn lắng đọng cả ở thận, gây sỏi thận, dẫn đến tăng huyết áp, suy tim, suy thận và có thể dẫn đến tử vong.
Xử trí
Bệnh thường "đe doạ" nam giới từ 30 tuổi trở lên, to béo, ăn uống thừa thãi (rất hiếm gặp ở phụ nữ và lứa tuổi trẻ). Theo các chuyên gia y tế, vì bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được, nên những người trên 30 tuổi, có mức sống cao, nên thường xuyên kiểm tra nồng độ axit uric trong máu.
- Nếu lượng axit uric cao hơn mức bình thường (50-60 mg/l) thì phải thực hiện ngay chế độ ăn uống thích hợp và dùng thuốc giảm axit uric trong máu.
- Khi đã xuất hiện cơn đau, có thể dùng thuốc chống viêm, giảm đau, nhưng không nên quá ỉ lại vào thuốc, vì chúng chỉ có thể cắt cơn đau mà không điều trị dứt bệnh được.
- Tuyệt đối không được uống rượu và các chất kích thích.
- Uống nhiều nước (2-3 lít /ngày), tốt nhất là nước khoáng có độ kiềm cao, để tăng thải axit uric qua đường tiểu tiện.
- Tránh dùng các thực phẩm có chứa nhiều chất purin như thịt, cá, phủ tạng động vật (chỉ nên dùng dưới 100 g/ngày hoặc không quá 2 lần mỗi tuần).
(Theo Người Lao Động) http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2001/04/3B9AFD7C/ Thứ ba, 24/4/2001, 14:37 (GMT+7)

Bệnh gút và cách phòng tránh
Bệnh nhân gút không nên ăn nhiều thịt bò.
Sau một bữa tiệc thịnh soạn với đầy rượu thịt, nếu có cơn đau dữ dội nổi lên ở các khớp, nhiều khả năng là bạn đã bị bệnh gút (thống phong). Bệnh xuất hiện do hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, triệu chứng điển hình là nổi u cục hoặc viêm ở các khớp.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Bay, Đại học Y dược TP HCM, cho biết, các u cục có đường kính từ vài mm đến nhiều cm, không đau, thường xuất hiện ở khớp ngón chân, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, sụn vành tai... Đôi khi, chỗ da bọc khối u bị loét và chảy nước vàng. Còn tình trạng viêm thường xuất hiện ở các khớp bàn chân, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, diễn tiến chậm và gây đau nhẹ (trừ những cơn đau cấp sau bữa ăn có nhiều rượu thịt).
Bệnh gút tiến triển trong 10-20 năm. Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân mất khả năng vận động, có nhiều biến chứng ở thận, suy kiệt dần, có thể dẫn đến tử vong.
Để phòng tránh và hạn chế sự phát triển của bệnh gút, cần kiêng rượu và các chất kích thích như cà phê, ớt. Hạn chế dùng bia và các thức ăn nhiều đạm như thịt đỏ, phủ tạng động vật, hải sản. Nên ăn nhiều hoa quả và rau; uống các loại nước khoáng thiên nhiên chứa bicarbonat. Ngoài ra, cần tránh làm việc quá sức và ăn uống quá mức, không để cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc táo bón.
Những người bị gút có thể làm giảm triệu chứng bệnh bằng cách hái lá sake già để nấu nước uống thay trà hằng ngày (hoặc nhúng lá tươi vào nước sôi rồi đem phơi khô, nấu lấy nước uống).
Thanh Niên http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2003/01/3B9C465C/

Thứ sáu, 4/10/2002, 15:13 (GMT+7)
8 lời khuyên với bệnh nhân gút
Thuốc Colchicine được dùng để giảm đau trong bệnh gút.
Gan là nơi chuyển hóa axit uric - tác nhân gây bệnh gút - nên người mắc bệnh này phải bồi dưỡng cho gan khỏe mạnh bằng cách duy trì thói quen ăn uống tốt. Vì vậy, chế độ ăn kiêng của họ gần giống với một người mắc bệnh gan.
Sau đây là 7 lời khuyên khác:
- Uống thuốc đều đặn để duy trì nồng độ axit uric. Việc tăng cao đột ngột hàm lượng chất này sẽ dẫn đến cơn gút cấp.
- Trong các loại thịt nên chọn gà, vịt và cá. Chúng cũng tốt đối với những người béo hay có bệnh tim mạch vì chứa ít cholesterol.
- Không nên có những hoạt động nặng hay kéo dài vì điều này gây áp lực lên mặt khớp, dẫn đến hư sụn khớp. Trong trường hợp đó, bệnh nhân bị đau do hư khớp chứ không phải do cơn gút cấp nữa.
- Ở bệnh nhân gút, thận là cơ quan thứ hai sau khớp bị ảnh hưởng. Vì vậy, cần uống nhiều nước để làm sạch đường tiểu một cách tự nhiên (hòa loãng các chất cặn có trong đường tiểu).
- Bệnh gút tuy có thể chữa khỏi hoàn toàn trong 6-12 tháng nhưng rất dễ tái phát. Vì vậy, bệnh nhân phải luôn luôn duy trì chế độ ăn uống hợp lý.
- Không nên uống thuốc làm giảm axit uric trong máu (như Allopurinol) trong cơn đau cấp vì nó có thể làm cơn đau tăng lên.
- Có thể dùng Colchicine để giảm cơn đau cấp (uống liên tục cách giờ cho đến khi giảm cơn đau) nhưng không được quá 7 viên. Khi có tiêu chảy thì phải ngưng thuốc. Hiện nay, các loại thuốc kháng viêm không steroid thông thường khác đã được dùng thay cho Colchicine, hiệu quả giảm đau rất tốt.
BS Huỳnh Bá Lĩnh, Người Lao Động http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2002/10/3B9C0E9C/

Thứ tư, 11/9/2002, 09:39 (GMT+7)
Gút - "Bệnh thời sự" của những người lạm dụng ăn nhậu
Tổn thương ở tay của một bệnh nhân mắc bệnh gút.
Từ 30 tuổi trở lên, ở người đàn ông đã tiềm ẩn nguy cơ bệnh gút. Nếu trong sinh hoạt và dinh dưỡng, anh ta quá lạm dụng rượu bia và các thức ăn giàu chất đạm (như thịt chó, thịt dê, lòng lợn, tiết canh, hải sản...) thì triệu chứng bệnh sớm muộn cũng sẽ xuất hiện.
Tiến sĩ Trần Ngọc Ân, chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam, cho biết, nếu như 1 năm trước đây, gút chỉ chiếm 1% trong các bệnh về xương khớp thì hiện nay, nó đã chiếm đến 4-5% tổng số bệnh nhân phải nằm viện vì các bệnh này. Đây là một trong những bệnh mang tính thời sự do việc lạm dụng bia rượu và ăn nhậu gây nên.
Bệnh gút thường chỉ xuất hiện ở nam giới tuổi trung niên. Nguyên nhân gây bệnh là tình trạng thừa axit uric (trên 1 mg/1 cc máu) do cơ thể được cung cấp quá nhiều chất đạm. Lượng axit uric dư thừa sẽ kết lại thành các tinh thể đóng ở các khớp, gây đau.
Triệu chứng đầu tiên của bệnh gút xuất hiện sau các bữa ăn thịnh soạn với biểu hiện sưng đau ở một trong 2 ngón chân cái. Tình trạng này mất đi rồi lại tái phát; bệnh nhân đau rất dữ dội, đến mức không đi lại được. Các triệu chứng này có thể bị bác sĩ chẩn đoán nhầm là nhiễm trùng và cho dùng thuốc kháng sinh. Nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị hợp lý, bệnh sẽ lan dần sang các khớp khác, gây biến dạng, lở loét và có khi làm mất chức năng vận động khớp. Lâu ngày, chất axit uric sẽ làm suy thận và có thể dẫn đến tử vong.
Mức độ chuyển biến bệnh cũng tùy theo ý thức giữ gìn của bệnh nhân. Nếu người bệnh tiếp tục ăn nhậu, kết cục xấu nhất có thể xảy ra chỉ trong vòng vài ba năm.
Hiện đã có thuốc chữa bệnh gút nhưng chỉ có tác dụng ở giai đoạn sớm. Thường chỉ nửa ngày hoặc một ngày sau khi uống thuốc, các triệu chứng bệnh sẽ rút hết. Nhưng nếu bệnh nhân không kiêng cữ đúng mực, bệnh sẽ tái phát. Điều đó có nghĩa là, đến nay chưa có thuốc nào điều trị được tận gốc căn bệnh.
Bệnh nhân gút có thể dùng thuốc Colchicin để chống viêm và Allopurinol để làm giảm nồng độ axit uric trong máu (theo chỉ định của bác sĩ). Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là dự phòng bằng cách thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh ăn thức ăn giàu đạm và uống nhiều rượu bia.
Tiến sĩ Ân cũng cho biết, hiện Đông y không thể chữa khỏi bệnh gút.
Tuổi Trẻ http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2002/09/3B9C018F/

ANTIGOUT AGENTS Các thuốc chống gút
Tổng quan: Hiện nay, đã có nhiều thuốc điều trị bệnh gút cấp hoặc mạn tính, bao gồm colchicin, các thuốc chống viêm phi steroid (NSAID), sulfinpyrazon, allopurinol, probebecid, corticotropin (ACTH) và các glucocorticoid. Điều trị bệnh gút bao gồm 3 khía cạnh khác nhau của bệnh: ức chế phản ứng viêm (colchicin, glucocorticoid, ACTH và NSAID), giảm sản sinh acid uric (allopurinol), và tǎng thanh thải acid uric (phenylbutazon, probenecid, sulfinpyrazon). Các thuốc lý tưởng để điều trị cơn gút cấp là colchicin và NSAID. Các glucocorticoid và ACTH được dành để điều trị cơn cấp ở những người kháng điều trị hoặc chống chỉ định dùng colchicin và các NSAID. Bệnh gút mạn tính thường được điều trị bằng các thuốc thải acid uric niệu, allopurinol hoặc liều thấp colchicin dùng hằng ngày.
Lịch sử: Colchicin đã được dùng từ lâu trong điều trị viêm khớp gút cấp. Nǎm 1763, chế phẩm Colchicum autummale, loại cây chứa alkaloid colchicin, lần đầu tiên được sử dụng trong điều trị cơn gút cấp. Mãi đến nǎm 1820, người ta mới chiết xuất được colchicin từ cây này. Ngày nay, colchicin vẫn được dùng phổ biến trong điều trị bệnh gút cấp.
Trong suốt thời gian mà nguồn cung cấp penicillin bị hạn chế, có nhu cầu về các thuốc giảm bài tiết penicillin qua thận. Probenecid đã được triển khai nhờ kết quả của một nghiên cứu có tổ chức. Đây là 1 trong 2 thuốc (thuốc kia là carinamid) làm giảm thanh thải penicillin qua thận. Trong lâm sàng, probenecid có hoạt tính bài tiết acid uric niệu và là thuốc điều trị gút có hiệu quả.
Sulfinpyrazon được phát hiện khoảng nǎm 1960, trong khi tìm kiếm một thuốc bài tiết acid uric niệu và chống viêm ít độc nhất. Là chất chuyển hóa của phenylbutazon, sulfinpyrazon có hiệu quả rõ rệt trong việc bài tiết acid uric niệu và do đó là thuốc có hiệu quả trong điều trị bệnh gút mạn tính.
Lịch sử của các thuốc chống viêm phi steroid bắt đầu vào giữa thế kỷ XVIII khi người ta sử dụng vỏ cây liễu điều trị sốt. Nǎm 1829, người ta chiết xuất được hoạt chất của vỏ cây liễu. Salicylat natri được sử dụng lần đầu tiên nǎm 1875 và aspirin được đưa vào điều trị chứng viêm nǎm 1899. Các thuốc chống viêm phi steroid, không phải salicylat ban đầu bao gồm indomethacin, hiện nay vẫn được dùng, và phenylbutazon, một hợp chất ít được dùng vì nguy cơ thiếu máu bất sản và mất bạch cầu hạt. Vào giữa những nǎm 1970, ibuprofen và các dẫn xuất acid propionic không độc cùng họ khác được tung ra thị trường. Có không dưới 17 thuốc riêng biệt về mặt hóa học trong nhóm này. Nếu dùng đúng, các thuốc NSAID khá ít độc khi điều trị ngắn ngày, mặc dù các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa (GI) khá nổi tiếng và là một trong những phản ứng thuốc có hại hay gặp nhất khi dùng kéo dài. Để điều trị cơn gút cấp, các NSAID hay dùng nhất là indomethacin, phenylbutazon và sulindac, tuy nhiên, nhiều thuốc NSAID khác cũng có hiệu quả trong cơn gút cấp. Các thuốc khác có hiệu quả bao gồm diclofenac, ketoprofen, fenoprofen, ibuprofen, piroxicam, tolmetin, naproxen, acid meclofenamic và flurbiprofen.
Vào cuối những nǎm 1970, mới đầu allopurinol được nghiên cứu như một thuốc chống ung thư. Nó tỏ ra thiếu hoạt tính chống chuyển hóa nhưng lại có hoạt tính chống gút rõ rệt. Nghiên cứu sâu hơn đã chứng minh allopurinol là một thuốc có hiệu quả trong điều trị bệnh gút.
Các corticosteroid và ACTH được xem là những thuốc có hiệu quả điều trị cơn gút cấp vì hoạt tính chống viêm của thuốc. Do có một số tác dụng phụ, các thuốc này được dành để điều trị cơn gút cấp kháng thuốc.
Cơ chế tác dụng: Các thuốc điều trị gút khác nhau tác dụng thông qua một số cơ chế khác nhau. Probenecid và sulfinpyrazon làm tǎng bài tiết acid uric niệu, trong khi, allopurinol cản trở sự hình thành acid uric. Probenecid và sulfinpyrazon không tác dụng trên sự hình thành acid uric. Colchicin, NSAID, corticotropin, và các corticosteroid ức chế chứng viêm phản ứng với lắng đọng tinh thể urat, do đó, giảm các triệu chứng (thí dụ: viêm khớp gút) do bệnh gút.
Hoạt động của các thuốc chống viêm dùng điều trị gút khác nhau rõ rệt. Colchicin tác động bằng cách gắn với các protein vi tiểu quản và cản trở chức nǎng thoi gián phân dẫn đến giảm di cư bạch cầu, hóa ứng, bám dính và thực bào. Indomethacin và phenylbutazon có hiệu quả như colchicin trong việc giảm các triệu chứng viêm của gút. Không như indomethacin, phenylbutazon cũng có hoạt tính bài tiết acid uric niệu. Sulfinpyrazon, không giống phenylbutazon, không có đặc tính chống viêm hoặc giảm đau. Thuốc có hoạt tính thải acid uric niệu mạnh gấp 3-6 lần probenecid. Sulfinpyrazon cũng kéo dài đời sống tiểu cầu, có lợi trong phòng ngừa nhồi máu cơ tim và huyết khối.
Các liều dược lý của corticosteroid và ACTH làm giảm viêm do ức chế giải phóng các acid hydrolase bạch cầu, ngǎn ngừa sự tích tụ đại thực bào tại vị trí viêm, cản trở sự bám dính của bạch cầu vào thành mao mạch, giảm tính thấm màng mao mạch (nhờ đó làm giảm phù nề), giảm các thành phần bổ sung, ức chế giải phóng histamin và kinin, và cản trở sự hình thành mô sẹo.

Các đặc điểm phân biệt: Các thuốc điều trị bệnh gút khác nhau về cơ chế tác dụng và các tác dụng phụ. Colchicin, loại thuốc lâu đời nhất trong nhóm thuốc này, được dùng để làm giảm các triệu chứng của cơn gút cấp và bệnh gút mạn tính nhưng có tác dụng giảm mức acid uric. Ngoài những lợi ích đối với bệnh gút, colchicin có hiệu quả trong một số chỉ định chưa chính thức như xơ gan, thoái hóa dạng tinh bột, bệnh Paget, viêm da dạng herpes, sốt Địa Trung Hải gia đình.
Sulfinpyrazon là thuốc được ưa chuộng dành cho những bệnh nhân bị bệnh gút thứ phát sau liệu pháp lợi tiểu điều trị tǎng huyết áp và những người có nguy cơ bị bệnh mạch vành.
Các phản ứng có hại: Tác dụng độc của colchicin liên quan tới hoạt tính chống gián phân trong các mô đang tǎng sinh như da, tóc và tủy xương. Điều trị ngắn ngày thuốc có thể gây buồn nôn/nôn và viêm dạ dày ruột xuất huyết. Điều trị lâu dài thuốc có thể gây mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản và rụng tóc.
Tác dụng phụ hay gặp nhất của allopurinol là phản ứng da. ở một số trường hợp, phát ban xuất hiện tới 2 nǎm sau khi bắt đầu điều trị. Ngoài ra, việc dùng allopurinol có thể gây hội chứng ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng.
Tất cả các thuốc NSAID đều gây các tác dụng phụ tương tự nhau, nhưng có một vài ngoại lệ. Những tác dụng phụ hay gặp nhất là ở dạ dày ruột, bao gồm buồn nôn, chán ǎn, đau bụng và loét. Indomethacin và phenylbutazon có những tác dụng phụ khác hạn chế việc dùng thuốc kéo dài. 30-55% số bệnh nhân dùng indomethacin bị tác dụng phụ. Hay gặp nhất là các tác dụng phụ ở dạ dày ruột và hệ thần kinh trung ương (CNS). Những tác dụng phụ trên CNS bao gồm đau đầu vùng trán dữ dội, chóng mặt, mất thǎng bằng, kém minh mẫn, lú lẫn. Điều trị phenylbutazon kéo dài gây viêm gan, viêm thận, thiếu máu bất sản, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt và giảm lượng tiểu cầu.
Tất cả các thuốc glucocorticoid, do kích thích phản hồi (feedback) tiêu cực, có thể ức chế trục vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận (HPA). Ngoài ra, những tác dụng phụ khác của glucocorticoid rất nổi tiếng và xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân sau khi điều trị kéo dài với liều trên mức sinh lý. Những tác dụng phụ này bao gồm: loãng xương, viêm tụy, đái đường do steroid, đục thủy tinh thể, tǎng nhãn áp, rối loạn tâm thần, bệnh nấm candida miệng và các nhiễm trùng cơ hội khác, suy giảm miễn dịch, tǎng cân và teo da. Mặc dù các corticosteroid có hiệu quả rõ rệt trong điều trị một số bệnh, việc dùng thuốc kéo dài bị hạn chế do có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. http://www.cimsi.org.vn/Duoc%20pham/Phan%20loai%20thuoc/Nhom%20A/Antigout.htm


Bạn còn có thể tham khảo các bài sau:
Bệnh thống phong: Uống cà phê, giảm nguy cơ mắc bệnh: http://vietnamnet.vn/khoahoc/tdsk/2007/05/699344/
Bệnh Gút: phòng và trị bệnh http://www.mofa.gov.vn/quocte/tg37,03/gut%20bandoc37,03.html
Thực phẩm cho người bị bệnh gut: http://www.dantri.com.vn/suckhoe/2006/2/101661.vip
Bệnh gút-Chớ lo lắng: http://www1.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2005/11/11/128607.tno
Bệnh gút: http://www.moh.gov.vn/homebyt/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1461&ID=2026
Chữa gút bằng than: www.thanhoattinh.com/Than-hoat-tinh/Dung-than-hoat-tinh-dieu-tri-benh-Gut-gout.html
Ăn uống phòng chữa gút: http://vietbao.vn/Suc-khoe/An-uong-phong-ngua-benh-gut/40181794/251/
Xem thông tin trên trang: http://benhgout.net/

Đời Sống-Gia Đình (VietBao VN)

Vui Cười (VietBao VN)

SƯU TẦM ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN SỨC KHOẺ:

Tư vấn miễn phí:

* Điện thoại của đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567 hoặc chương trình Cửa sổ tình yêu (04) 3 8262625 để được tư vấn miễn phí.
* Phòng tư vấn sức khỏe sinh sản Bệnh viện Từ Dũ TPHCM với các chương trình tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước, trong và sau sinh miễn phí dành cho các ông bố, bà mẹ: điện thoại (08) 3 8395117 (số nội bộ 368).
* Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng tại Bình Định: (có tư vấn về phòng chống HIV/AIDS): Địa chỉ liên hệ với Trung tâm Tư vấn sức khỏe cộng đồng: 419 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn vào tất cả các ngày trong tuần (trừ chủ nhật). ĐT: (056): 3 811 466. Trung tâm tư vấn HIV/AIDS miễn phí tại: + Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng - Bệnh viện Lao: ĐT (056) 3 748 922; + Phòng khám số 3 (936- 938 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn: ĐT (056): 3 792 476.
* Phòng tư vấn sức khỏe miển phí tại Trung tâm Y tế Quận 1 TP.HCM với trên 20 bác sĩ thuộc các chuyên khoa tham gia tham vấn sức khỏe trực tiếp hoặc qua điện thoại số (08) 3 8206544.
* Chương trình VTV1 "Sức khoẻ là vàng", phát sóng vào 18h ngày Chủ nhật và phát lại vào 15h Thứ 4 tuần kế tiếp: Số điện thoại nóng của chương trình là 1900561225.
* Chương trình VTV2 “Sức khoẻ cho mọi người”, phát sóng vào 17h30 ngày Thứ 3 hàng tuần và phát lại vào 12h trưa hôm sau.
* Trung tâm tư vấn ung thư Can Hope (Singapore) tại Hà Nội: 04. 3 7472729 / 04. 3 7472730
* Khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống là chương trình do BV Nguyễn Tri Phương (468 Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM) thực hiện vào lúc 13g30 thứ sáu hằng tuần.
Bệnh nhân có nhu cầu đăng ký qua số ĐT: 39234332 (xin số 895).


Khác:

* Bệnh nhân nam giới có nhu cầu khám và tư vấn các bệnh lý Nam khoa, vui lòng đăng ký tại BVĐH Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P11, Q5.:
1. Phòng khám Nam khoa. Điện thoại: (08) 3 8554269 (số 265) 2. Bộ phận chăm sóc khách hàng. Điện thoại: (08) 3 4051010- 3 4051212

*Ttư vấn “Bệnh loét dạ dày-tá tràng” liên hệ Phòng khám tiêu hóa - bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, xin vui lòng đăng ký qua số điện thoại: 08. 3 4051010, 3 4051212, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, bộ phận Chăm sóc khách hàng.

* Câu lạc bộ phòng chống Hen Hà nội, Hội Hen DU & MDLS Việt nam 04.3 9438933

* Các địa chỉ khác tại: http://shelove.biz/thong-tin-tu-van

* Tham khảo chữa rắn cắn: Địa chỉ liên hệ của ông Tần: Lê Văn Tần - xóm 6 xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Điện thoại: 0972.901.089.

Người theo dõi