Hiện nay, nhiều người đổ xô đi đo độ loãng xương mà không chú ý đến độ tin cậy của máy móc. Giáo sư Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội Thấp khớp cảnh báo về hiện tượng này.
Loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương, giảm khối lượng xương trong cơ thể, làm cho xương giòn, dễ gãy. Xương thường gãy ở các vị trí quan trọng như cổ xương đùi cổ tay, xương chậu, xương sống... làm biến dạng cột sống, vẹo đốt sống, còng, gù, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, thậm chí dẫn đến tử vong nếu nằm lâu ngày mà sinh bệnh ở phổi, tim mạch, tiêu hóa.
Các hình thức đo loãng xương "thương mại" (thu phí ít hoặc miễn phí) bằng máy siêu âm ở một số cơ sở y tế, hay đưa tới từng xã, phường, cơ quan, câu lạc bộ thể dục... sau đó bán thuốc, bánh, sữa calci là hành động thiếu lành mạnh, gây sự tốn kém về thời gian, tiền bạc và mua thêm sự lo lắng, sợ hãi... trong nhân dân.
Đây là loại máy rẻ tiền, chỉ đo được một số vị trí ngoại biên như gót chân, cổ tay nên không thể lấy đó làm đại diện cho toàn bộ xương của cơ thể. Hơn nữa, máy dùng sóng siêu âm đi vào xương (mật độ rìa ngoài của xương) rồi phản xạ lại nên chưa đo được mật độ bên trong của xương vì thế chưa đủ yếu tố để kết luận đúng tình trạng thực của xương. Máy này chỉ có tác dụng điều tra, sàng lọc ở cộng đồng. Nếu lấy kết quả chẩn đoán này rồi chỉ định dùng thuốc hay các chế phẩm calci cho bệnh nhân là việc làm sai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Loãng xương rất thường gặp ở người có tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Hiện nay trên thế giới có khoảng 200 triệu người bị loãng xương. Dự đoán năm 2050, châu Á và các nước chậm phát triển là nơi sẽ diễn ra 50% các trường hợp gẫy cổ xương đùi
Nội tiết tố có khả năng điều hòa quá trình phát triển của xương. Vì thế, ở người trẻ tuổi, sự hoạt động của tế bào tạo xương và hủy xương là cân bằng, nhờ đó xương luôn phát triển và đổi mới. Ở phụ nữ trên 40 tuổi và thời kỳ mãn kinh, do sự suy giảm của nội tiết tố nữ làm cho khả năng điều hòa quá trình phát triển xương mất cân đối. Do vậy, đối với phụ nữ trong và sau khi mãn kinh thường có lời khuyên bổ sung calci.
Nếu bổ sung calci bằng các thuốc hoặc chế phẩm giàu calci (sữa giàu calci, calciferol, các loại thuốc có calci, vitamin D, Biphotphonat... ) phải có sự theo dõi chặt chẽ, bởi khi sử dụng những sản phẩm này sẽ làm tăng calci huyết. Khi calci huyết cao có thể lắng đọng calci ở cầu thận hay ống thận (gây sỏi thận) và đưa đến suy thận. Hơn nữa, khi sử dụng một hàm lượng calci cao (cơ thể không hấp thu hết) thì calci sẽ hút nước ở thành ruột và làm tăng nhu động ruột gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, sỏi thận, rối loạn vận động, thậm chí gây loét dạ dày, tá tràng.
Đối với việc kiểm tra loãng xương, hiện nay Tổ chức Y tế thế giới chỉ công nhận máy dùng tia X hai bình diện (DEXA) là tiêu chuẩn vàng để đánh giá mức độ loãng xương (chính xác đến 96 - 98%). Một chùm tia X hướng vào một vị trí nào đó của cơ thể như cột sống, cổ xương đùi hay toàn bộ cơ thể và đo năng lượng của chùm tia đó khi nó ra khỏi cơ thể. Càng có nhiều chất khoáng (đặc) trên đường đi của chùm tia thì năng lượng của chùm tia càng mất nhiều. Từ sự sụt giảm năng lượng của chùm tia, máy tính đo được khối chất khoáng của xương khi chùm tia đi qua cơ thể. Và đó là tỷ trọng chất khoáng của xương (Ts).
Một người có kết quả Ts = +- 1 là bình thường, nhỏ hơn 1,5 đến -2 là xương bị nhược (giảm chưa đến mức bệnh lý); còn -2,5 là loãng xương bệnh lý và cần phải điều trị. Ở VN, tỷ lệ bị loãng xương ở người già khoảng 20%.
Những biểu hiện lâm sàng của loãng xương chỉ thể hiện khi trọng lượng xương giảm trên 30%. Vì thế, những người bị đau vùng cánh chậu, vùng đốt sống thắt lưng, đau dây thần kinh hông, thần kinh liên sườn lan ra phía bụng thì phải đi thăm khám và điều trị. Những người có nguy cơ cao cũng nên kiểm tra: nữ từ 50 tuổi, nam từ 60 tuổi; những người đã cắt bỏ buồng trứng; những người có bệnh phải nằm lâu bất động; những người có bệnh về tiêu hóa hoặc tiết niệu không hấp thu được thực phẩm và calci hoặc có bệnh về thận (thải calci ra ngoài); người nghiện rượu; người ít vận động, hoạt động thể lực.
Theo An ninh thủ đô (Việt Báo)
Loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương, giảm khối lượng xương trong cơ thể, làm cho xương giòn, dễ gãy. Xương thường gãy ở các vị trí quan trọng như cổ xương đùi cổ tay, xương chậu, xương sống... làm biến dạng cột sống, vẹo đốt sống, còng, gù, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, thậm chí dẫn đến tử vong nếu nằm lâu ngày mà sinh bệnh ở phổi, tim mạch, tiêu hóa.
Các hình thức đo loãng xương "thương mại" (thu phí ít hoặc miễn phí) bằng máy siêu âm ở một số cơ sở y tế, hay đưa tới từng xã, phường, cơ quan, câu lạc bộ thể dục... sau đó bán thuốc, bánh, sữa calci là hành động thiếu lành mạnh, gây sự tốn kém về thời gian, tiền bạc và mua thêm sự lo lắng, sợ hãi... trong nhân dân.
Đây là loại máy rẻ tiền, chỉ đo được một số vị trí ngoại biên như gót chân, cổ tay nên không thể lấy đó làm đại diện cho toàn bộ xương của cơ thể. Hơn nữa, máy dùng sóng siêu âm đi vào xương (mật độ rìa ngoài của xương) rồi phản xạ lại nên chưa đo được mật độ bên trong của xương vì thế chưa đủ yếu tố để kết luận đúng tình trạng thực của xương. Máy này chỉ có tác dụng điều tra, sàng lọc ở cộng đồng. Nếu lấy kết quả chẩn đoán này rồi chỉ định dùng thuốc hay các chế phẩm calci cho bệnh nhân là việc làm sai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Loãng xương rất thường gặp ở người có tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Hiện nay trên thế giới có khoảng 200 triệu người bị loãng xương. Dự đoán năm 2050, châu Á và các nước chậm phát triển là nơi sẽ diễn ra 50% các trường hợp gẫy cổ xương đùi
Nội tiết tố có khả năng điều hòa quá trình phát triển của xương. Vì thế, ở người trẻ tuổi, sự hoạt động của tế bào tạo xương và hủy xương là cân bằng, nhờ đó xương luôn phát triển và đổi mới. Ở phụ nữ trên 40 tuổi và thời kỳ mãn kinh, do sự suy giảm của nội tiết tố nữ làm cho khả năng điều hòa quá trình phát triển xương mất cân đối. Do vậy, đối với phụ nữ trong và sau khi mãn kinh thường có lời khuyên bổ sung calci.
Nếu bổ sung calci bằng các thuốc hoặc chế phẩm giàu calci (sữa giàu calci, calciferol, các loại thuốc có calci, vitamin D, Biphotphonat... ) phải có sự theo dõi chặt chẽ, bởi khi sử dụng những sản phẩm này sẽ làm tăng calci huyết. Khi calci huyết cao có thể lắng đọng calci ở cầu thận hay ống thận (gây sỏi thận) và đưa đến suy thận. Hơn nữa, khi sử dụng một hàm lượng calci cao (cơ thể không hấp thu hết) thì calci sẽ hút nước ở thành ruột và làm tăng nhu động ruột gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, sỏi thận, rối loạn vận động, thậm chí gây loét dạ dày, tá tràng.
Đối với việc kiểm tra loãng xương, hiện nay Tổ chức Y tế thế giới chỉ công nhận máy dùng tia X hai bình diện (DEXA) là tiêu chuẩn vàng để đánh giá mức độ loãng xương (chính xác đến 96 - 98%). Một chùm tia X hướng vào một vị trí nào đó của cơ thể như cột sống, cổ xương đùi hay toàn bộ cơ thể và đo năng lượng của chùm tia đó khi nó ra khỏi cơ thể. Càng có nhiều chất khoáng (đặc) trên đường đi của chùm tia thì năng lượng của chùm tia càng mất nhiều. Từ sự sụt giảm năng lượng của chùm tia, máy tính đo được khối chất khoáng của xương khi chùm tia đi qua cơ thể. Và đó là tỷ trọng chất khoáng của xương (Ts).
Một người có kết quả Ts = +- 1 là bình thường, nhỏ hơn 1,5 đến -2 là xương bị nhược (giảm chưa đến mức bệnh lý); còn -2,5 là loãng xương bệnh lý và cần phải điều trị. Ở VN, tỷ lệ bị loãng xương ở người già khoảng 20%.
Những biểu hiện lâm sàng của loãng xương chỉ thể hiện khi trọng lượng xương giảm trên 30%. Vì thế, những người bị đau vùng cánh chậu, vùng đốt sống thắt lưng, đau dây thần kinh hông, thần kinh liên sườn lan ra phía bụng thì phải đi thăm khám và điều trị. Những người có nguy cơ cao cũng nên kiểm tra: nữ từ 50 tuổi, nam từ 60 tuổi; những người đã cắt bỏ buồng trứng; những người có bệnh phải nằm lâu bất động; những người có bệnh về tiêu hóa hoặc tiết niệu không hấp thu được thực phẩm và calci hoặc có bệnh về thận (thải calci ra ngoài); người nghiện rượu; người ít vận động, hoạt động thể lực.
Theo An ninh thủ đô (Việt Báo)