Khi bạn dự định thực hiện phẫu thuật, vấn đề bạn quan tâm lớn nhất và gần như duy nhất là kết quả cuối cùng của quá trình phẫu thuật, tuy nhiên, một trong những vấn đề rất quan trọng mà bạn cần quan tâm, hiểu rõ và ý thức được, đó là các nguy cơ có thể xảy ra trong và sau quá trình phẫu thuật. Các nguy cơ này do nhiều yếu tố khác nhau, chủ quan, khách quan nhưng đều để lại những hậu quả mà cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều không mong muốn. Không có bất kỳ phẫu thuật nào mà không có nguy cơ, tuy nhiên, việc hiểu rõ các nguy cơ giúp cho bạn có được lựa chọn sáng suốt: phẫu thuật để cải thiện chất lượng cuộc sống hay là chấp nhận tình trạng hiện tại để tránh các nguy cơ có thể xảy ra.
Thông thường, các bác sỹ sẽ giải thích ngay cho bạn các nguy cơ có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật, tuy nhiên thường thì các việc giải thích này có thể coi là muộn và gấp gáp vì bệnh nhân thường mong muốn được can thiệp sớm khi đã có chẩn đoán xác định trước khi hiểu rõ về các biện pháp điều trị cũng như là các nguy cơ có thể xảy ra do quá trình điều trị.
Một số trường hợp khác, khi được bác sỹ thông báo về các nguy cơ có thể xảy ra, một số bệnh nhân không hiểu rõ, sẽ e ngại, lo lắng và đôi khi từ chối việc phẫu thuật, làm mất đi cơ hội cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.
Điều quan trọng nhất mà bạn cần nắm chắc, hiểu rõ và tin tưởng là:
1. Tất cả các bác sỹ đều muốn làm những gì tốt đẹp nhất cho bệnh nhân của mình còn các nguy cơ nếu xảy ra là sự không tránh khỏi và không ai mong muốn. Trong trường hợp nếu các nguy cơ xảy ra, bạn cần trao đổi thẳng thắn với bác sỹ của mình, tìm ra phương pháp điều trị tối ưu nhất để cải thiện tình trạng của mình.
2. Tất cả các nguy cơ xảy ra đều có tỷ lệ của nó, có những nguy cơ dễ xảy ra, có những nguy cơ khó xảy ra và việc xảy ra mang tính ngẫu nhiên chứ không thể định trước được, bởi vì nếu biết được nó sẽ xảy ra thì chắc chắn các bác sỹ đã không tiến hành cuộc phẫu thuật.
Về cơ bản, các nguy cơ trong và sau phẫu thuật có thể gặp phải là:
1. Các nguy cơ và biến chứng do gây mê hồi sức
Quá trình phẫu thuật đòi hỏi sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của gây mê hồi sức. Tùy theo yêu cầu của cuộc phẫu thuật mà bác sỹ gây mê có thể thực hiện hai loại gây mê cơ bản: gây tê vùng và gây mê toàn thân. Đối với gây mê toàn thân, bác sỹ gây mê phải kiểm soát và chỉ huy gần như hoàn toàn vấn đề hô hấp và tuần hoàn của bệnh nhân để đảm bảo yêu cầu cho phẫu thuật. Đối với gây tê vùng, có thể chỉ cần làm giảm đau đủ mức độ cần thiết để bệnh nhân hết đau, có thể thực hiện được phẫu thuật. Quá trình thực hiện thủ thuật gây mê hồi sức có liên quan đến hai nguy cơ cơ bản:
Nguy cơ do dùng thuốc: Có thể dẫn đến tình trạng phản ứng của cơ thể quá mạnh, còn gọi là sốc phản vệ và hậu quả nặng nề có thể tử vong.
Nguy cơ do các thủ thuật xâm nhập: như đặt ống nội khí quản, masque thanh quản có thể dẫn đến tình trạng như trào ngược thức ăn trong dạ dày vào đường hô hấp, …
Những nguy cơ này còn trầm trọng hơn nếu bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ khác như: bệnh lý tim mạch, hô hấp, đái tháo đường, Gout, bệnh thận, …
2. Nguy cơ chảy máu
Nguy cơ chảy máu là nguy cơ thường trực của tất cả các loại phẫu thuật. Nguy cơ này nếu xảy ra, có thể đòi hỏi phải thực hiện phẫu thuật lại để cầm máu hoặc là truyền máu, nếu cần thiết. Việc chảy máu sau phẫu thuật có thể do rất nhiều nguyên nhân: quá trình đông máu của bệnh nhân kém, sự bong cục máu đông sau phẫu thuật do bệnh nhân cử động mạnh, có thể tổn thương các mạch máu trước hoặc trong phẫu thuật mà trong khi phẫu thuật, do những điều kiện khách quan mà bệnh nhân không phát hiện ra,…
Nếu xảy ra chảy máu sau mổ, việc mổ lại để cầm máu có thể được đặt ra, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về chuyên môn của bác sỹ mới có thể có được kết quả tốt nhất.
3. Nguy cơ hình thành cục máu đông
Huyết khối tĩnh mạch sâu là một nguy cơ sau phẫu thuật, đặc biệt, nguy cơ này có thể dẫn đến tử vong nếu cục huyết khối rời ra khỏi lòng mạch, trôi vào hệ thống mạch máu quan trọng của tim và phổi.
Nguy cơ hình thành cục máu đông là nguy cơ thường trực cho tất cả các bệnh nhân nằm lâu chứ không chỉ các bệnh nhân phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật là yếu tố thuận lợi làm cho bệnh nhân nằm lâu, do đó, bệnh nhân cần ý thức rất rõ điều này trước khi tham gia vào quá trình phẫu thuật để có thể hiểu rõ vai trò chủ yếu và quan trọng của mình trong việc ngăn chặn nguy cơ hình thành cục máu đông sau phẫu thuật. Ngăn ngừa nguy cơ này đòi hỏi sự phối hợp của bệnh nhân và bác sỹ trong đó, bệnh nhân đóng vai trò trung tâm. Đối với những phẫu thuật có nguy cơ, bác sỹ sẽ chủ động bổ sung thêm thuốc điều trị để ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch.
Huyết khối tĩnh mạch sâu là một nguy cơ và là một tình trạng nên chủ động phòng bệnh chứ không nên ỷ lại vào việc điều trị. Nếu xảy ra tình trạng này, việc điều trị cũng hết sức khó khăn và chi phí cũng hết sức tốn kém.
4. Nguy cơ tử vong
Mọi phẫu thuật đều có nguy cơ tử vong, mặc dù nguy cơ này có thể nhỏ. Quá trình phẫu thuật phải dùng thuốc và các biện pháp can thiệp điều trị, tất cả các biện pháp này đều có nguy cơ và nặng nề nhất là dẫn đến tử vong. Những phẫu thuật lớn, nặng nề như phẫu thuật tim mạch, não, nguy cơ tử vong là đương nhiên nhưng những phẫu thuật nhỏ như: cắt amiđan, cắt mộng thịt của mắt, …cũng thường trực nguy cơ này, mặc dù rất nhỏ.
5. Nguy cơ chậm liền
Một số bệnh nhân cần thời gian dài hơn bình thường để có thể liền vết thương, liền xương, … đặc biệt là những bệnh nhân có những yếu tố thuận lợi như có bệnh mãn tính, bệnh của hệ thống miễn dịch, bệnh chuyển hóa, …Quá trình liền thương về cơ bản phụ thuộc vào cơ địa bệnh nhân, một số yếu tố khác có thể được nhắc đến như: nhiễm trùng, ….nhưng không đóng vai trò chủ yếu.
6. Khó thở sau phẫu thuật
Đối với những phẫu thuật đòi hỏi việc gây mê toàn thân, nguy cơ khó thở và khó khăn trong việc bỏ máy thở là một trong những nguy cơ có thể gặp. Một số bệnh nhân có thể phải thở máy lâu hơn, một số bệnh nhân có thể phải thực hiện việc phục hồi chức năng đồng thời với việc cai máy thở. Những bệnh nhân có thể gặp những nguy cơ này thường là những bệnh nhân có nguy cơ mãn tính về bệnh lý hô hấp và tim mạch.
7. Nhiễm trùng sau mổ
Mọi cuộc phẫu thuật đều đòi hỏi phải phá vỡ hàng rào bảo vệ của cơ thể trong đó lớn nhất là da. Đây là cơ hội rất tốt để cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Quá trình phẫu thuật được thực hiện trong điều kiện vô trùng, tuy nhiên theo tính toán thì không thể có sự vô trùng tuyệt đối, do đó, nguy cơ nhiễm trùng vẫn có thể xảy ra.
Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng này lên như: đái đường, bệnh lý toàn thân khác, kém dinh dưỡng,…
Mọi biện pháp về chủ quan và khách quan đều nhằm mục đích giảm thiểu nguy cơ này.
8. Chấn thương trong quá trình phẫu thuật
Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, vì những điều kiện khách quan mà có thể xảy ra những chấn thương khác trong phẫu thuật như: cắt ruột thừa bị thủng ruột, cắt tử cung phạm phải niệu quản, kết hợp xương phạm phải mạch máu,…. Những thương tổn này có thể được phát hiện và xử lý ngay nhưng cũng có thể sau phẫu thuật mới phát hiện ra. Khi phát hiện xảy ra sự cố, việc can thiệp lại có thể được đặt ra và thực hiện ngay.
9. Liệt sau phẫu thuật
Một trong những biến chứng ít gặp nhưng rất nặng nề có thể xảy ra là liệt thần kinh sau phẫu thuật. Việc này thường gặp hơn ở các phẫu thuật não và tủy sống, tiếp theo là các phẫu thuật chi như kết hợp xương, phẫu thuật khớp,… các phẫu thuật này có sử dụng garô để giảm thiểu sự chảy máu, tuy nhiên do sự nhậy cảm của thần kinh ngoại vi của từng bệnh nhân có thể dẫn đến liệt thần kinh. Nguyên nhân của liệt thần kinh trong các trường hợp này là do tổ chức thần kinh bị thiếu máu nuôi. Về cơ bản, liệt này có thể hồi phục nhưng vẫn có tỷ lệ không hồi phục thần kinh sau mổ. Một số trường hợp, có thể cải thiện chức năng bằng các phẫu thuật chỉnh hình chuyển gân, một số trường hợp khác thì khó khăn hơn.
10. Kết quả phẫu thuật không được như mong muốn
Kết quả phẫu thuật không được như mong muốn là điều mà cả phẫu thuật viên và bệnh nhân đều không mong muốn. Trong một số trường hợp, mặc dù tất cả mọi biện pháp điều trị đều tốt và chuẩn mực nhưng kết quả phẫu thuật vẫn không được như mong muốn. Điều này được giải thích do nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng như: vấn đề cơ địa, vấn đề kỹ thuật. Trong một số trường hợp, khi nguyên nhân của kết quả kém sau phẫu thuật được xác định, việc can thiệp phẫu thuật lại có thể được đặt ra.
11. Tê bì và dị cảm sau phẫu thuật
Một số bệnh nhân phàn nàn về tình trạng tê bì hoặc dị cảm tại vùng mổ hoặc vùng lân cận. Tình trạng này có thể liên tục hoặc ngắt quãng. Yếu tố có thể lý giải là: các nhánh thần kinh cảm giác bị cắt phải khi thực hiện đường rạch da. Về cơ bản, các nhánh thần kinh cảm giác sẽ hồi phục, tuy nhiên việc này đòi hỏi thời gian.
12. Sẹo mổ
Sẹo mổ là điều không tránh được sau phẫu thuật. Sẹo mổ có thể dài, ngắn hoặc rất ngắn, tùy theo loại phẫu thuật, trang thiết bị dụng cụ,… Liền sẹo là quá trình tự nhiên, ở 1 số bệnh nhân có thể sẹo to, xấu do yếu tố cơ địa. Tùy theo loại phẫu thuật sạch hay phẫu thuật nhiễm mà việc phục hồi vết mổ có thể khác nhau.
13. Sưng nề sau phẫu thuật
Sưng nề quanh vị trí phẫu thuật và các phần thấp hơn của cơ thể là diễn biến bình thường sau phẫu thuật. Ví dụ: Mổ vùng vai có thể sưng nề bàn tay và cẳng tay, mổ vùng gối có thể sưng nề vùng cẳng chân, bàn chân. Về cơ bản, sự sưng nề này sẽ dần dần đỡ đi và hết, quá trình này có thể kéo dài từ một vài tuần đến một vài tháng. Nguyên nhân của sự sưng nề được cho là sự thay đổi tuần hoàn trở về do ảnh hưởng của phẫu thuật và các thương tổn trước phẫu thuật. Một số biện pháp có thể làm giảm và làm hết sưng nề nhanh như chườm lạnh, dùng thuốc giảm phù nề, các biện pháp vật lý trị liệu,…
Như vậy, khi đứng trước sự lựa chọn phẫu thuật, bạn phải hiểu rằng bạn phải chấp nhận các nguy cơ của phẫu thuật và gây mê hồi sức. Các nguy cơ này, có thể tỷ lệ rất nhỏ nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, điều quan trọng là nếu bạn quyết định lựa chọn phẫu thuật, vấn đề bạn nên quan tâm trước tiên là bạn có thực sự tin tưởng vào bác sỹ phẫu thuật và ekip thực hiện phẫu thuật cho bạn hay chưa? Nếu bạn tin tưởng vào trình độ chuyên môn của êkip sẽ thực hiện phẫu thuật cho bạn thì bạn có thể tin rằng, họ sẽ làm tất cả những gì tốt nhất có thể để đạt được kết quả phẫu thuật tốt nhất và cuộc phẫu thuật diễn ra được an toàn nhất.
Theo: www.dungbacsy.com
Thông thường, các bác sỹ sẽ giải thích ngay cho bạn các nguy cơ có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật, tuy nhiên thường thì các việc giải thích này có thể coi là muộn và gấp gáp vì bệnh nhân thường mong muốn được can thiệp sớm khi đã có chẩn đoán xác định trước khi hiểu rõ về các biện pháp điều trị cũng như là các nguy cơ có thể xảy ra do quá trình điều trị.
Một số trường hợp khác, khi được bác sỹ thông báo về các nguy cơ có thể xảy ra, một số bệnh nhân không hiểu rõ, sẽ e ngại, lo lắng và đôi khi từ chối việc phẫu thuật, làm mất đi cơ hội cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.
Điều quan trọng nhất mà bạn cần nắm chắc, hiểu rõ và tin tưởng là:
1. Tất cả các bác sỹ đều muốn làm những gì tốt đẹp nhất cho bệnh nhân của mình còn các nguy cơ nếu xảy ra là sự không tránh khỏi và không ai mong muốn. Trong trường hợp nếu các nguy cơ xảy ra, bạn cần trao đổi thẳng thắn với bác sỹ của mình, tìm ra phương pháp điều trị tối ưu nhất để cải thiện tình trạng của mình.
2. Tất cả các nguy cơ xảy ra đều có tỷ lệ của nó, có những nguy cơ dễ xảy ra, có những nguy cơ khó xảy ra và việc xảy ra mang tính ngẫu nhiên chứ không thể định trước được, bởi vì nếu biết được nó sẽ xảy ra thì chắc chắn các bác sỹ đã không tiến hành cuộc phẫu thuật.
Về cơ bản, các nguy cơ trong và sau phẫu thuật có thể gặp phải là:
1. Các nguy cơ và biến chứng do gây mê hồi sức
Quá trình phẫu thuật đòi hỏi sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của gây mê hồi sức. Tùy theo yêu cầu của cuộc phẫu thuật mà bác sỹ gây mê có thể thực hiện hai loại gây mê cơ bản: gây tê vùng và gây mê toàn thân. Đối với gây mê toàn thân, bác sỹ gây mê phải kiểm soát và chỉ huy gần như hoàn toàn vấn đề hô hấp và tuần hoàn của bệnh nhân để đảm bảo yêu cầu cho phẫu thuật. Đối với gây tê vùng, có thể chỉ cần làm giảm đau đủ mức độ cần thiết để bệnh nhân hết đau, có thể thực hiện được phẫu thuật. Quá trình thực hiện thủ thuật gây mê hồi sức có liên quan đến hai nguy cơ cơ bản:
Nguy cơ do dùng thuốc: Có thể dẫn đến tình trạng phản ứng của cơ thể quá mạnh, còn gọi là sốc phản vệ và hậu quả nặng nề có thể tử vong.
Nguy cơ do các thủ thuật xâm nhập: như đặt ống nội khí quản, masque thanh quản có thể dẫn đến tình trạng như trào ngược thức ăn trong dạ dày vào đường hô hấp, …
Những nguy cơ này còn trầm trọng hơn nếu bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ khác như: bệnh lý tim mạch, hô hấp, đái tháo đường, Gout, bệnh thận, …
2. Nguy cơ chảy máu
Nguy cơ chảy máu là nguy cơ thường trực của tất cả các loại phẫu thuật. Nguy cơ này nếu xảy ra, có thể đòi hỏi phải thực hiện phẫu thuật lại để cầm máu hoặc là truyền máu, nếu cần thiết. Việc chảy máu sau phẫu thuật có thể do rất nhiều nguyên nhân: quá trình đông máu của bệnh nhân kém, sự bong cục máu đông sau phẫu thuật do bệnh nhân cử động mạnh, có thể tổn thương các mạch máu trước hoặc trong phẫu thuật mà trong khi phẫu thuật, do những điều kiện khách quan mà bệnh nhân không phát hiện ra,…
Nếu xảy ra chảy máu sau mổ, việc mổ lại để cầm máu có thể được đặt ra, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về chuyên môn của bác sỹ mới có thể có được kết quả tốt nhất.
3. Nguy cơ hình thành cục máu đông
Huyết khối tĩnh mạch sâu là một nguy cơ sau phẫu thuật, đặc biệt, nguy cơ này có thể dẫn đến tử vong nếu cục huyết khối rời ra khỏi lòng mạch, trôi vào hệ thống mạch máu quan trọng của tim và phổi.
Nguy cơ hình thành cục máu đông là nguy cơ thường trực cho tất cả các bệnh nhân nằm lâu chứ không chỉ các bệnh nhân phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật là yếu tố thuận lợi làm cho bệnh nhân nằm lâu, do đó, bệnh nhân cần ý thức rất rõ điều này trước khi tham gia vào quá trình phẫu thuật để có thể hiểu rõ vai trò chủ yếu và quan trọng của mình trong việc ngăn chặn nguy cơ hình thành cục máu đông sau phẫu thuật. Ngăn ngừa nguy cơ này đòi hỏi sự phối hợp của bệnh nhân và bác sỹ trong đó, bệnh nhân đóng vai trò trung tâm. Đối với những phẫu thuật có nguy cơ, bác sỹ sẽ chủ động bổ sung thêm thuốc điều trị để ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch.
Huyết khối tĩnh mạch sâu là một nguy cơ và là một tình trạng nên chủ động phòng bệnh chứ không nên ỷ lại vào việc điều trị. Nếu xảy ra tình trạng này, việc điều trị cũng hết sức khó khăn và chi phí cũng hết sức tốn kém.
4. Nguy cơ tử vong
Mọi phẫu thuật đều có nguy cơ tử vong, mặc dù nguy cơ này có thể nhỏ. Quá trình phẫu thuật phải dùng thuốc và các biện pháp can thiệp điều trị, tất cả các biện pháp này đều có nguy cơ và nặng nề nhất là dẫn đến tử vong. Những phẫu thuật lớn, nặng nề như phẫu thuật tim mạch, não, nguy cơ tử vong là đương nhiên nhưng những phẫu thuật nhỏ như: cắt amiđan, cắt mộng thịt của mắt, …cũng thường trực nguy cơ này, mặc dù rất nhỏ.
5. Nguy cơ chậm liền
Một số bệnh nhân cần thời gian dài hơn bình thường để có thể liền vết thương, liền xương, … đặc biệt là những bệnh nhân có những yếu tố thuận lợi như có bệnh mãn tính, bệnh của hệ thống miễn dịch, bệnh chuyển hóa, …Quá trình liền thương về cơ bản phụ thuộc vào cơ địa bệnh nhân, một số yếu tố khác có thể được nhắc đến như: nhiễm trùng, ….nhưng không đóng vai trò chủ yếu.
6. Khó thở sau phẫu thuật
Đối với những phẫu thuật đòi hỏi việc gây mê toàn thân, nguy cơ khó thở và khó khăn trong việc bỏ máy thở là một trong những nguy cơ có thể gặp. Một số bệnh nhân có thể phải thở máy lâu hơn, một số bệnh nhân có thể phải thực hiện việc phục hồi chức năng đồng thời với việc cai máy thở. Những bệnh nhân có thể gặp những nguy cơ này thường là những bệnh nhân có nguy cơ mãn tính về bệnh lý hô hấp và tim mạch.
7. Nhiễm trùng sau mổ
Mọi cuộc phẫu thuật đều đòi hỏi phải phá vỡ hàng rào bảo vệ của cơ thể trong đó lớn nhất là da. Đây là cơ hội rất tốt để cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Quá trình phẫu thuật được thực hiện trong điều kiện vô trùng, tuy nhiên theo tính toán thì không thể có sự vô trùng tuyệt đối, do đó, nguy cơ nhiễm trùng vẫn có thể xảy ra.
Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng này lên như: đái đường, bệnh lý toàn thân khác, kém dinh dưỡng,…
Mọi biện pháp về chủ quan và khách quan đều nhằm mục đích giảm thiểu nguy cơ này.
8. Chấn thương trong quá trình phẫu thuật
Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, vì những điều kiện khách quan mà có thể xảy ra những chấn thương khác trong phẫu thuật như: cắt ruột thừa bị thủng ruột, cắt tử cung phạm phải niệu quản, kết hợp xương phạm phải mạch máu,…. Những thương tổn này có thể được phát hiện và xử lý ngay nhưng cũng có thể sau phẫu thuật mới phát hiện ra. Khi phát hiện xảy ra sự cố, việc can thiệp lại có thể được đặt ra và thực hiện ngay.
9. Liệt sau phẫu thuật
Một trong những biến chứng ít gặp nhưng rất nặng nề có thể xảy ra là liệt thần kinh sau phẫu thuật. Việc này thường gặp hơn ở các phẫu thuật não và tủy sống, tiếp theo là các phẫu thuật chi như kết hợp xương, phẫu thuật khớp,… các phẫu thuật này có sử dụng garô để giảm thiểu sự chảy máu, tuy nhiên do sự nhậy cảm của thần kinh ngoại vi của từng bệnh nhân có thể dẫn đến liệt thần kinh. Nguyên nhân của liệt thần kinh trong các trường hợp này là do tổ chức thần kinh bị thiếu máu nuôi. Về cơ bản, liệt này có thể hồi phục nhưng vẫn có tỷ lệ không hồi phục thần kinh sau mổ. Một số trường hợp, có thể cải thiện chức năng bằng các phẫu thuật chỉnh hình chuyển gân, một số trường hợp khác thì khó khăn hơn.
10. Kết quả phẫu thuật không được như mong muốn
Kết quả phẫu thuật không được như mong muốn là điều mà cả phẫu thuật viên và bệnh nhân đều không mong muốn. Trong một số trường hợp, mặc dù tất cả mọi biện pháp điều trị đều tốt và chuẩn mực nhưng kết quả phẫu thuật vẫn không được như mong muốn. Điều này được giải thích do nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng như: vấn đề cơ địa, vấn đề kỹ thuật. Trong một số trường hợp, khi nguyên nhân của kết quả kém sau phẫu thuật được xác định, việc can thiệp phẫu thuật lại có thể được đặt ra.
11. Tê bì và dị cảm sau phẫu thuật
Một số bệnh nhân phàn nàn về tình trạng tê bì hoặc dị cảm tại vùng mổ hoặc vùng lân cận. Tình trạng này có thể liên tục hoặc ngắt quãng. Yếu tố có thể lý giải là: các nhánh thần kinh cảm giác bị cắt phải khi thực hiện đường rạch da. Về cơ bản, các nhánh thần kinh cảm giác sẽ hồi phục, tuy nhiên việc này đòi hỏi thời gian.
12. Sẹo mổ
Sẹo mổ là điều không tránh được sau phẫu thuật. Sẹo mổ có thể dài, ngắn hoặc rất ngắn, tùy theo loại phẫu thuật, trang thiết bị dụng cụ,… Liền sẹo là quá trình tự nhiên, ở 1 số bệnh nhân có thể sẹo to, xấu do yếu tố cơ địa. Tùy theo loại phẫu thuật sạch hay phẫu thuật nhiễm mà việc phục hồi vết mổ có thể khác nhau.
13. Sưng nề sau phẫu thuật
Sưng nề quanh vị trí phẫu thuật và các phần thấp hơn của cơ thể là diễn biến bình thường sau phẫu thuật. Ví dụ: Mổ vùng vai có thể sưng nề bàn tay và cẳng tay, mổ vùng gối có thể sưng nề vùng cẳng chân, bàn chân. Về cơ bản, sự sưng nề này sẽ dần dần đỡ đi và hết, quá trình này có thể kéo dài từ một vài tuần đến một vài tháng. Nguyên nhân của sự sưng nề được cho là sự thay đổi tuần hoàn trở về do ảnh hưởng của phẫu thuật và các thương tổn trước phẫu thuật. Một số biện pháp có thể làm giảm và làm hết sưng nề nhanh như chườm lạnh, dùng thuốc giảm phù nề, các biện pháp vật lý trị liệu,…
Như vậy, khi đứng trước sự lựa chọn phẫu thuật, bạn phải hiểu rằng bạn phải chấp nhận các nguy cơ của phẫu thuật và gây mê hồi sức. Các nguy cơ này, có thể tỷ lệ rất nhỏ nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, điều quan trọng là nếu bạn quyết định lựa chọn phẫu thuật, vấn đề bạn nên quan tâm trước tiên là bạn có thực sự tin tưởng vào bác sỹ phẫu thuật và ekip thực hiện phẫu thuật cho bạn hay chưa? Nếu bạn tin tưởng vào trình độ chuyên môn của êkip sẽ thực hiện phẫu thuật cho bạn thì bạn có thể tin rằng, họ sẽ làm tất cả những gì tốt nhất có thể để đạt được kết quả phẫu thuật tốt nhất và cuộc phẫu thuật diễn ra được an toàn nhất.
Theo: www.dungbacsy.com