Viện Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đang ứng dụng kỹ thuật bóc vỏ xương điều trị cho những trường hợp gẫy thân xương dài, xương không liền tạo thành các khớp giả gây tàn phế. Với những hiệu quả mang lại, phương pháp này đang là cứu cánh cho nhiều bệnh nhân tránh cho họ khỏi cuộc phẫu thuật phải lấy xương mào chậu để ghép.
Nhiều trường hợp tàn tật sau gãy xương
Sau một năm bị tai nạn gãy xương hở, mặc dù đã được bó bột và khâu vết thương, song ông Trần Mạnh Huy, 45 tuổi (Văn Quán - Hà Nội) vẫn đau đớn không đi lại được. Ổ gãy ở cẳng chân vẫn chưa liền và cong vẹo. Tại Bệnh viện Quân y 108, bệnh nhân được chẩn đoán bị khớp giả thân xương dài. Ông Huy đã được thực hiện phẫu thuật bóc vỏ xương (đây chính là ghép xương tại chỗ) kết hợp với kết xương bằng đinh nội tủy có chốt. Sau 4 tháng, xương liền và bệnh nhân đi đứng bình thường.
Nhiều trường hợp tàn tật sau gãy xương
Sau một năm bị tai nạn gãy xương hở, mặc dù đã được bó bột và khâu vết thương, song ông Trần Mạnh Huy, 45 tuổi (Văn Quán - Hà Nội) vẫn đau đớn không đi lại được. Ổ gãy ở cẳng chân vẫn chưa liền và cong vẹo. Tại Bệnh viện Quân y 108, bệnh nhân được chẩn đoán bị khớp giả thân xương dài. Ông Huy đã được thực hiện phẫu thuật bóc vỏ xương (đây chính là ghép xương tại chỗ) kết hợp với kết xương bằng đinh nội tủy có chốt. Sau 4 tháng, xương liền và bệnh nhân đi đứng bình thường.
TS. Nguyễn Lâm Bình, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Huy cho biết, trường hợp như của ông Huy không phải là hiếm và được gọi là khớp giả thân xương dài. Bệnh chiếm tỷ lệ từ 2 - 5% ở các trường hợp sau gãy thân các xương dài ở cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân. Bệnh nhân thường đã được điều trị mổ kết xương hay bó bột, bó thuốc nam... nhưng sau 6 tháng vẫn không đi đứng hoặc không vận động cánh tay, cẳng tay được. Chụp phim Xquang kiểm tra thấy ổ gãy xương chưa liền, đó chính là khớp giả. Những trường hợp này cần phải được can thiệp phẫu thuật kết xương để cố định vững ổ gãy (thường kèm theo tháo phương tiện kết xương cũ), đồng thời kết hợp với làm mới ổ gãy, ghép xương... mới có thể liền xương. Nếu không điều trị bệnh nhân sẽ tàn phế.
TS. Nguyễn Văn Tín, Phó Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình cho hay, hiện có rất nhiều phương pháp điều trị khớp giả không nhiễm khuẩn ở các xương dài, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm nhất định. Ở hầu hết các bệnh viện trong nước, phương pháp điều trị phổ biến nhất là phẫu thuật kết xương kết hợp với ghép xương mào chậu tự thân. Đây là một phương pháp điều trị có tính kinh điển, đạt tỷ lệ liền xương từ 85 - 95%. Tuy nhiên, bệnh nhân phải chịu thêm một thì mổ lấy xương ghép ở xương mào chậu. Ghép xương đồng loại hay ghép chất liệu thay thế xương ghép ít được ứng dụng do những nhược điểm về tỷ lệ thành công thấp, giá thành cao hoặc chất liệu không sẵn có... Vì vậy, bóc vỏ xương là một phương pháp rất hiệu quả đối với bệnh nhân.
Chi phí thấp nhưng hiệu quả cao
Theo TS. Bình, bóc vỏ xương là một phương pháp điều trị khớp giả thân xương dài đạt tỷ lệ liền xương cao, kỹ thuật không phức tạp, trang bị đơn giản mà lại giúp cho bệnh nhân giảm được một thì mổ lấy xương mào chậu như trong kỹ thuật ghép xương mào chậu tự thân. Khi mổ vào khớp giả, bác sĩ đục 1 lớp vỏ xương quanh chu vi thân xương, có độ dày từ 1 – 2mm, trên một đoạn dài từ 8 - 15cm bắc qua khe khớp giả. Lớp vỏ xương vẫn dính cốt mạc, cơ và phần mềm quanh xương. Các mảnh vỏ xương này sẽ là những mảnh xương ghép có mạch máu nuôi dưỡng đến từ cốt mạc cơ, tạo ra những mảnh xương ghép tại chỗ, có nguồn mạch máu nuôi dưỡng bao ôm quanh ổ khớp giả. Chính vì vậy, khả năng liền xương là rất cao, đạt tỷ lệ 95 - 98% trên hàng nghìn ca. Đặc biệt, không gặp những biến chứng đáng kể nào từ kỹ thuật bóc vỏ xương, kể cả tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trên những khớp giả có tiền sử nhiễm khuẩn. Đồng thời trong phẫu thuật bóc vỏ xương, bệnh nhân sẽ được kết xương vững chắc để đảm bảo cố định tốt ổ khớp giả.
Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nghiên cứu và ứng dụng phương pháp bóc vỏ xương điều trị khớp giả thân xương dài (chủ yếu ở đùi và cẳng chân, một số ít ở cánh tay và cẳng tay) đạt tỷ lệ liền xương 96,7%, kết quả liền xương vững với thời gian trung bình là 6,3 tháng đối với xương đùi và 4,7 tháng đối với xương chày. Kỹ thuật bóc vỏ xương được thực hiện thuận lợi, an toàn cho cả những trường hợp khớp giả có phần mềm sẹo xấu dính xương mà cần bộc lộ đầu khớp giả. Bệnh nhân có thể tập vận động sớm sau mổ. Đối với khớp giả ở đùi, cẳng chân thường được kết hợp với kết xương vững chắc bằng đinh nội tủy có chốt. Đa số bệnh nhân được đi, đứng không cần chống nạng từ sau khi cắt chỉ liền sẹo vết mổ.
Hà Anh SK&ĐS
TS. Nguyễn Văn Tín, Phó Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình cho hay, hiện có rất nhiều phương pháp điều trị khớp giả không nhiễm khuẩn ở các xương dài, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm nhất định. Ở hầu hết các bệnh viện trong nước, phương pháp điều trị phổ biến nhất là phẫu thuật kết xương kết hợp với ghép xương mào chậu tự thân. Đây là một phương pháp điều trị có tính kinh điển, đạt tỷ lệ liền xương từ 85 - 95%. Tuy nhiên, bệnh nhân phải chịu thêm một thì mổ lấy xương ghép ở xương mào chậu. Ghép xương đồng loại hay ghép chất liệu thay thế xương ghép ít được ứng dụng do những nhược điểm về tỷ lệ thành công thấp, giá thành cao hoặc chất liệu không sẵn có... Vì vậy, bóc vỏ xương là một phương pháp rất hiệu quả đối với bệnh nhân.
Chi phí thấp nhưng hiệu quả cao
Theo TS. Bình, bóc vỏ xương là một phương pháp điều trị khớp giả thân xương dài đạt tỷ lệ liền xương cao, kỹ thuật không phức tạp, trang bị đơn giản mà lại giúp cho bệnh nhân giảm được một thì mổ lấy xương mào chậu như trong kỹ thuật ghép xương mào chậu tự thân. Khi mổ vào khớp giả, bác sĩ đục 1 lớp vỏ xương quanh chu vi thân xương, có độ dày từ 1 – 2mm, trên một đoạn dài từ 8 - 15cm bắc qua khe khớp giả. Lớp vỏ xương vẫn dính cốt mạc, cơ và phần mềm quanh xương. Các mảnh vỏ xương này sẽ là những mảnh xương ghép có mạch máu nuôi dưỡng đến từ cốt mạc cơ, tạo ra những mảnh xương ghép tại chỗ, có nguồn mạch máu nuôi dưỡng bao ôm quanh ổ khớp giả. Chính vì vậy, khả năng liền xương là rất cao, đạt tỷ lệ 95 - 98% trên hàng nghìn ca. Đặc biệt, không gặp những biến chứng đáng kể nào từ kỹ thuật bóc vỏ xương, kể cả tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trên những khớp giả có tiền sử nhiễm khuẩn. Đồng thời trong phẫu thuật bóc vỏ xương, bệnh nhân sẽ được kết xương vững chắc để đảm bảo cố định tốt ổ khớp giả.
Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nghiên cứu và ứng dụng phương pháp bóc vỏ xương điều trị khớp giả thân xương dài (chủ yếu ở đùi và cẳng chân, một số ít ở cánh tay và cẳng tay) đạt tỷ lệ liền xương 96,7%, kết quả liền xương vững với thời gian trung bình là 6,3 tháng đối với xương đùi và 4,7 tháng đối với xương chày. Kỹ thuật bóc vỏ xương được thực hiện thuận lợi, an toàn cho cả những trường hợp khớp giả có phần mềm sẹo xấu dính xương mà cần bộc lộ đầu khớp giả. Bệnh nhân có thể tập vận động sớm sau mổ. Đối với khớp giả ở đùi, cẳng chân thường được kết hợp với kết xương vững chắc bằng đinh nội tủy có chốt. Đa số bệnh nhân được đi, đứng không cần chống nạng từ sau khi cắt chỉ liền sẹo vết mổ.
Hà Anh SK&ĐS