(24h) - Phẫu thuật chỉnh hình từ lâu đã là một trong những ngành y khoa không chỉ liên quan đến sức khoẻ và cuộc sống con người mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến sự tự tin, thoải mái của bệnh nhân. Tại Singapore, một bác sĩ phẫu thuật vừa phát triển một kỹ thuật đơn giản nhưng hiệu quả nhằm giảm thiểu rủi ro khi tiến hành với những phương pháp thông thường chữa trị trật khớp cùng đòn.
Theo Singapore (Syndacast) ngày 7 tháng 4, 2010, bác sĩ Lim Yeow Wai, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại bệnh viện Raffles, người tiên phong trong việc chỉnh trật khớp vai sau khi nhận ra rằng các phương pháp thông thường không mang đến những giải pháp lâu dài, đã dày công nghiên cứu và tìm ra một phương pháp mới nhằm không chỉ đảm bảo sự an toàn của bệnh nhân mà quá trình hồi phục và tính thẩm mỹ hậu phẫu được cải thiện đáng kể.
"Đã có rất nhiều loại phẫu thuật được thực hiện cho trật khớp vai tính đến nay. Tuy nhiên, kết quả của những phương pháp này vẫn còn đó những hạn chế nhất định.” ông nói.
Khớp cùng đòn là khớp xương nằm ở đỉnh vai, được cấu tạo bởi xương đòn và xương mỏm cùng – cùng với bốn dây chằng giúp cố định. Tùy thuộc vào tính nghiêm trọng của chấn thương ở vai, bệnh nhân có thể bị bong gân, đứt một hay tất cả các dây chằng. Chấn thương khớp cùng đòn thường gặp ở người đi xe đạp, cũng như ở những người tham gia vào các môn thể thao tiếp xúc như rugby, võ thuật và bóng bầu dục. Nếu không được chữa trị đúng cách, những chấn thương này có thể dẫn đến suy giảm khả năng vận động của cánh tay bị thương.
Theo Singapore (Syndacast) ngày 7 tháng 4, 2010, bác sĩ Lim Yeow Wai, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại bệnh viện Raffles, người tiên phong trong việc chỉnh trật khớp vai sau khi nhận ra rằng các phương pháp thông thường không mang đến những giải pháp lâu dài, đã dày công nghiên cứu và tìm ra một phương pháp mới nhằm không chỉ đảm bảo sự an toàn của bệnh nhân mà quá trình hồi phục và tính thẩm mỹ hậu phẫu được cải thiện đáng kể.
"Đã có rất nhiều loại phẫu thuật được thực hiện cho trật khớp vai tính đến nay. Tuy nhiên, kết quả của những phương pháp này vẫn còn đó những hạn chế nhất định.” ông nói.
Khớp cùng đòn là khớp xương nằm ở đỉnh vai, được cấu tạo bởi xương đòn và xương mỏm cùng – cùng với bốn dây chằng giúp cố định. Tùy thuộc vào tính nghiêm trọng của chấn thương ở vai, bệnh nhân có thể bị bong gân, đứt một hay tất cả các dây chằng. Chấn thương khớp cùng đòn thường gặp ở người đi xe đạp, cũng như ở những người tham gia vào các môn thể thao tiếp xúc như rugby, võ thuật và bóng bầu dục. Nếu không được chữa trị đúng cách, những chấn thương này có thể dẫn đến suy giảm khả năng vận động của cánh tay bị thương.
"Hiện tại, đa phần các phương pháp chữa trị áp dụng các hình thức cấy ghép kim loại cứng như nẹp, đinh và ốc. Việc này giúp cố định xương một chỗ nhưng cũng thường dẫn đến thất bại vì khớp cùng đòn là một khớp xương linh hoạt, có thể nâng lên và xoay chuyển theo chuyển động. Đồng thời, đinh và ốc cũng thường không hiệu quả sau một thời gian, chúng bị lỏng đi vì những chuyển động bắt buộc mà vai và những phần xung quanh phải thực hiện hàng ngày,” bác sĩ Lim giải thích.
Đây cũng chính là những điều khiến bác sĩ Lim luôn trăn trở và dẫn ông đến việc nghiên cứu, phát triển phương pháp Triple Endobutton – một phương pháp linh hoạt cho phép các khớp xương chuyển động tự nhiên với ba nút nhỏ làm từ thép không rỉ, rộng khoảng 1 cm và hai sợi chỉ.
(H.Phương pháp Tripple Endobutton giúp cố định lại vùng bị thương và hỗ trợ cho quá trình hồi phục hiệu quả)
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ khâu chỉ qua lỗ của nút và vòng qua xương vai, tạo thành tư thế giữ theo dạng “giày trượt tuyết”. Điều này khiến cho vận động sau phẫu thuật của bệnh nhân được linh hoạt trong khi vẫn cố định được khớp. Theo như bác sĩ Lim, phương pháp này mang lại sức bền lớn hơn so với dây chằng tự nhiên.
Toàn bộ quá trình phẫu thuật được thực hiện sau khi gây mê thông thường và bệnh nhân ở trong tư thế ngồi và lưng ngả về sau. Cho đến nay, bác sĩ Lim đã áp dụng kỹ thuật trên cho 30 ca và tỉ lệ thất bại là 3%, thấp hơn so với con số 20% của phẫu thuật khớp cùng đòn theo phương pháp cổ điển.
Một bệnh nhân đã được chữa khỏi bằng phương pháp của bác sĩ Lim là ông John Tuffin. Bệnh nhân 62 tuổi người Australia này là một vận động viên, ông bị chấn thương trong một buổi cưỡi ngựa tháng 4 năm 2009. Chấn thương của ông trở nên nghiêm trọng hơn khi gặp tai nạn trong một lần đi phà.
Trong cơn đau dữ dội, ông Tuffin tìm đến bệnh viện Raffles và được chuyển đến cho bác sĩ Lim, người đã chẩn đoán ông bị trật khớp cùng đòn và giải thích những lợi ích của phương pháp Triple Endobutton.
"Khi bác sĩ Lim giới thiệu với tôi cách chữa trị này, tôi cảm thấy đây là phương pháp rất có lý. Tôi nói: “Được, tôi sẽ chọn phương pháp này!”, và không cần suy nghĩ lại.”. Cuộc phẫu thuật kéo dài một tiếng rưỡi và ông được tháo băng vào ngày hôm sau.
"Mặc dù tôi thấy hơi đau trong vài ngày đầu nhưng những chuyển biến tích cực sau đó đã cho tôi thấy được những ích lợi của phương pháp này. Tôi không còn giật mình khi ngủ và trở mình trên giường không còn đau nữa,” ông Tuffin vui vẻ nói.
Ông chia sẻ thêm: “Bác sĩ Lim rất tận tình và kiểm tra mọi vấn đề liên quan để chắc chắn rằng cơ thể tôi phù hợp với phẫu thuật này. Đó là một bác sĩ phẫu thuật tốt, tôi rất tin tưởng vào bàn tay của ông ấy. Và kết quả đã có thể nói lên tất cả. Bệnh viện Raffles rất tiện nghi! Tất cả mọi trông đợi của tôi đều được đáp ứng và tôi không nghĩ đội ngũ bác sĩ và y tá ở đây có thể làm thêm điều gì nữa. Xuất sắc!”
Chi phí cho phẫu thuật Triple Endobutton là khoảng 10.000 đô la Singapore, so với phẫu thuật kiểu thông thường ở Mỹ thường là từ 20,000 đến 25,000 đô la Mỹ.
Đôi nét về bệnh viện Raffles:
Bệnh viện Raffles là bệnh viện đa khoa thuộc Tập đoàn Y tế Raffles, một tập đoàn y tế tư nhân hàng đầu Singapore và Đông Nam Á. Nằm ngay trung tâm thành phố và chỉ cách sân bay quốc tế Changi có 20 phút. Bệnh viện Raffles cung cấp đầy đủ các dịch vụ chuyên khoa . Với hơn 16 trung tâm chuyên biệt có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về y tế chẳng hạn như sản phụ khoa, tim mạch, khoa ung bướu và chấn thương chỉnh hình.
Về SingaporeMedicine:
Được khởi xướng năm 2003, SingaporeMedicine là cơ quan trực thuộc Tổng cục Du lịch Singapore, tập trung vào việc đưa vị trí của Singapore trở thành một trung tâm y tế hàng đầu châu Á và là nơi chăm sóc bệnh nhân đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Để biết thêm thông tin, bạn có thể tham khảo website: www.singaporemedicine.com.
(24H.COM.VN)
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ khâu chỉ qua lỗ của nút và vòng qua xương vai, tạo thành tư thế giữ theo dạng “giày trượt tuyết”. Điều này khiến cho vận động sau phẫu thuật của bệnh nhân được linh hoạt trong khi vẫn cố định được khớp. Theo như bác sĩ Lim, phương pháp này mang lại sức bền lớn hơn so với dây chằng tự nhiên.
Toàn bộ quá trình phẫu thuật được thực hiện sau khi gây mê thông thường và bệnh nhân ở trong tư thế ngồi và lưng ngả về sau. Cho đến nay, bác sĩ Lim đã áp dụng kỹ thuật trên cho 30 ca và tỉ lệ thất bại là 3%, thấp hơn so với con số 20% của phẫu thuật khớp cùng đòn theo phương pháp cổ điển.
Một bệnh nhân đã được chữa khỏi bằng phương pháp của bác sĩ Lim là ông John Tuffin. Bệnh nhân 62 tuổi người Australia này là một vận động viên, ông bị chấn thương trong một buổi cưỡi ngựa tháng 4 năm 2009. Chấn thương của ông trở nên nghiêm trọng hơn khi gặp tai nạn trong một lần đi phà.
Trong cơn đau dữ dội, ông Tuffin tìm đến bệnh viện Raffles và được chuyển đến cho bác sĩ Lim, người đã chẩn đoán ông bị trật khớp cùng đòn và giải thích những lợi ích của phương pháp Triple Endobutton.
"Khi bác sĩ Lim giới thiệu với tôi cách chữa trị này, tôi cảm thấy đây là phương pháp rất có lý. Tôi nói: “Được, tôi sẽ chọn phương pháp này!”, và không cần suy nghĩ lại.”. Cuộc phẫu thuật kéo dài một tiếng rưỡi và ông được tháo băng vào ngày hôm sau.
"Mặc dù tôi thấy hơi đau trong vài ngày đầu nhưng những chuyển biến tích cực sau đó đã cho tôi thấy được những ích lợi của phương pháp này. Tôi không còn giật mình khi ngủ và trở mình trên giường không còn đau nữa,” ông Tuffin vui vẻ nói.
Ông chia sẻ thêm: “Bác sĩ Lim rất tận tình và kiểm tra mọi vấn đề liên quan để chắc chắn rằng cơ thể tôi phù hợp với phẫu thuật này. Đó là một bác sĩ phẫu thuật tốt, tôi rất tin tưởng vào bàn tay của ông ấy. Và kết quả đã có thể nói lên tất cả. Bệnh viện Raffles rất tiện nghi! Tất cả mọi trông đợi của tôi đều được đáp ứng và tôi không nghĩ đội ngũ bác sĩ và y tá ở đây có thể làm thêm điều gì nữa. Xuất sắc!”
Chi phí cho phẫu thuật Triple Endobutton là khoảng 10.000 đô la Singapore, so với phẫu thuật kiểu thông thường ở Mỹ thường là từ 20,000 đến 25,000 đô la Mỹ.
Đôi nét về bệnh viện Raffles:
Bệnh viện Raffles là bệnh viện đa khoa thuộc Tập đoàn Y tế Raffles, một tập đoàn y tế tư nhân hàng đầu Singapore và Đông Nam Á. Nằm ngay trung tâm thành phố và chỉ cách sân bay quốc tế Changi có 20 phút. Bệnh viện Raffles cung cấp đầy đủ các dịch vụ chuyên khoa . Với hơn 16 trung tâm chuyên biệt có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về y tế chẳng hạn như sản phụ khoa, tim mạch, khoa ung bướu và chấn thương chỉnh hình.
Về SingaporeMedicine:
Được khởi xướng năm 2003, SingaporeMedicine là cơ quan trực thuộc Tổng cục Du lịch Singapore, tập trung vào việc đưa vị trí của Singapore trở thành một trung tâm y tế hàng đầu châu Á và là nơi chăm sóc bệnh nhân đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Để biết thêm thông tin, bạn có thể tham khảo website: www.singaporemedicine.com.
(24H.COM.VN)