Cái giá của giấc mơ chân dài
Y học Việt Nam mấy năm qua giúp cho nhiều người cải thiện chiều cao của mình nhưng ca phẫu thuật vẫn gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân.
Nhờ áp dụng kỹ thuật tiêm tế bào gốc, bệnh nhân giảm được khoảng 30% thời gian mang khung sắt cố định bên ngoài Ảnh: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Trung tướng, GS. TS. Nguyễn Tiến Bình, Giám đốc Học viện Quân y, một trong những người đầu tiên thực hiện kỹ thuật kéo dài chân tại Việt Nam cho biết, bác sĩ cắt ngang xương rồi lắp chân bệnh nhân vào khung cố định ngoài. Khung cho phép căng giãn nhiều lần trong ngày, tối đa căng giãn của một ngày là 1mm.
Thông thường thời gian cố định cho 1cm kéo dài là 38-40 ngày. Những ngày đầu, bệnh nhân nằm bất động trên giường bệnh.
Sau một thời gian, xương bắt đầu liền, bệnh nhân được bác sĩ cho tập đi lại, tì nén, vận động khớp. Theo GS. TS Bình, muốn kéo dài 5cm phải mất 50 ngày kéo dài xương. Tuy nhiên, muốn xương liền vững trở lại thì cần tới 35- 40 ngày bất động.
Về nguyên lý, có thể kéo dài thoải mái, bao nhiêu cũng được. Thời gian qua, GS.TS Bình đã thực hiện kéo dài chân tới 20cm nhưng là cho người bị khuyết tật ở chân. Còn về làm đẹp, chỉ kéo 5-7cm. Số ca kéo dài chân để cải thiện chiều cao những năm qua lên tới vài trăm ca. Chưa có ca nào gặp phải sự cố không mong muốn sau phẫu thuật.
Tuy nhiên, công việc chăm sóc đôi chân sau mổ cũng khó khăn đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì và hợp tác tốt với bác sĩ, nhất là ở giai đoạn cuối của thời kỳ kéo giãn. Có những biến chứng dễ gặp như biến dạng gấp khớp gối, duỗi ở khớp cổ chân, và nhất là viêm các lỗ chân đinh…
Nguyên nhân là do bệnh nhân không tuân thủ đúng quy định của bác sỹ trong quá trình điều trị. Phẫu thuật kéo dài chân chủ yếu được áp dụng đối với bệnh nhân khuyết tật, dị tật bẩm sinh chân, mất đoạn xương lớn, sai khớp háng, mất đoạn xương lớn… Điều trị các khuyết tật này dựa trên kỹ thuật kết xương căng giãn.
Rút ngắn 1/3 thời gian điều trị nhờ tế bào gốc
Viện Chấn thương Chỉnh hình (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) vừa hoàn thành nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả ghép tế bào gốc tự thân trong điều trị mất đoạn xương và ngắn chi, giúp rút ngắn thời gian điều trị kéo dài chân.
Các bác sĩ phát triển kỹ thuật mới này để phẫu thuật cho nhiều bệnh nhân mất đoạn xương và ngắn chi. Bệnh nhân được gây tê tuỷ sống để các bác sĩ lấy máu tủy xương trong xương chậu. Sau khi tách các thành phần trong máu tủy xương như: mỡ, hồng cầu, tiểu cầu, 20ml- 30 ml dịch tủy xương chứa tế bào gốc còn lại sẽ được tiêm vào ổ căng dãn xương để làm nhanh quá trình liền xương.
Sau tiêm tế bào gốc, bệnh nhân được dùng kháng sinh dự phòng và ra viện sau đó khoảng 3- 5 ngày. Các bệnh nhân đều đã liền xương, được tháo bỏ khung cố định ngoài và không hề có biến chứng; thời gian liền xương trung bình cho 1cm kéo dài xương là 25 ngày, rút ngắn khoảng 1/3 thời gian. Bệnh nhân không gặp biến chứng nào trong quá trình điều trị sau tiêm tế bào gốc.
Người được phẫu thuật kéo dài chân phải không mắc bệnh mãn tính hay cấp tính. Lứa tuổi tốt nhất để thực hiện kéo dài chân là 19 - 20 tuổi. Chi phí cho phẫu thuật kéo dài chi khoảng 30 triệu đồng.
Với trẻ nhỏ, một chế độ nuôi dưỡng tốt, luyện tập tốt ngay từ lúc sinh ra và thường xuyên liên tục cho đến khi lớn sẽ giúp chân dài ra, đỡ phải phẫu thuật kéo dài chân sau này. Thai Ha - Theo Tiền Phong
Y học Việt Nam mấy năm qua giúp cho nhiều người cải thiện chiều cao của mình nhưng ca phẫu thuật vẫn gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân.
Nhờ áp dụng kỹ thuật tiêm tế bào gốc, bệnh nhân giảm được khoảng 30% thời gian mang khung sắt cố định bên ngoài Ảnh: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Trung tướng, GS. TS. Nguyễn Tiến Bình, Giám đốc Học viện Quân y, một trong những người đầu tiên thực hiện kỹ thuật kéo dài chân tại Việt Nam cho biết, bác sĩ cắt ngang xương rồi lắp chân bệnh nhân vào khung cố định ngoài. Khung cho phép căng giãn nhiều lần trong ngày, tối đa căng giãn của một ngày là 1mm.
Thông thường thời gian cố định cho 1cm kéo dài là 38-40 ngày. Những ngày đầu, bệnh nhân nằm bất động trên giường bệnh.
Sau một thời gian, xương bắt đầu liền, bệnh nhân được bác sĩ cho tập đi lại, tì nén, vận động khớp. Theo GS. TS Bình, muốn kéo dài 5cm phải mất 50 ngày kéo dài xương. Tuy nhiên, muốn xương liền vững trở lại thì cần tới 35- 40 ngày bất động.
Về nguyên lý, có thể kéo dài thoải mái, bao nhiêu cũng được. Thời gian qua, GS.TS Bình đã thực hiện kéo dài chân tới 20cm nhưng là cho người bị khuyết tật ở chân. Còn về làm đẹp, chỉ kéo 5-7cm. Số ca kéo dài chân để cải thiện chiều cao những năm qua lên tới vài trăm ca. Chưa có ca nào gặp phải sự cố không mong muốn sau phẫu thuật.
Tuy nhiên, công việc chăm sóc đôi chân sau mổ cũng khó khăn đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì và hợp tác tốt với bác sĩ, nhất là ở giai đoạn cuối của thời kỳ kéo giãn. Có những biến chứng dễ gặp như biến dạng gấp khớp gối, duỗi ở khớp cổ chân, và nhất là viêm các lỗ chân đinh…
Nguyên nhân là do bệnh nhân không tuân thủ đúng quy định của bác sỹ trong quá trình điều trị. Phẫu thuật kéo dài chân chủ yếu được áp dụng đối với bệnh nhân khuyết tật, dị tật bẩm sinh chân, mất đoạn xương lớn, sai khớp háng, mất đoạn xương lớn… Điều trị các khuyết tật này dựa trên kỹ thuật kết xương căng giãn.
Rút ngắn 1/3 thời gian điều trị nhờ tế bào gốc
Viện Chấn thương Chỉnh hình (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) vừa hoàn thành nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả ghép tế bào gốc tự thân trong điều trị mất đoạn xương và ngắn chi, giúp rút ngắn thời gian điều trị kéo dài chân.
Các bác sĩ phát triển kỹ thuật mới này để phẫu thuật cho nhiều bệnh nhân mất đoạn xương và ngắn chi. Bệnh nhân được gây tê tuỷ sống để các bác sĩ lấy máu tủy xương trong xương chậu. Sau khi tách các thành phần trong máu tủy xương như: mỡ, hồng cầu, tiểu cầu, 20ml- 30 ml dịch tủy xương chứa tế bào gốc còn lại sẽ được tiêm vào ổ căng dãn xương để làm nhanh quá trình liền xương.
Sau tiêm tế bào gốc, bệnh nhân được dùng kháng sinh dự phòng và ra viện sau đó khoảng 3- 5 ngày. Các bệnh nhân đều đã liền xương, được tháo bỏ khung cố định ngoài và không hề có biến chứng; thời gian liền xương trung bình cho 1cm kéo dài xương là 25 ngày, rút ngắn khoảng 1/3 thời gian. Bệnh nhân không gặp biến chứng nào trong quá trình điều trị sau tiêm tế bào gốc.
Người được phẫu thuật kéo dài chân phải không mắc bệnh mãn tính hay cấp tính. Lứa tuổi tốt nhất để thực hiện kéo dài chân là 19 - 20 tuổi. Chi phí cho phẫu thuật kéo dài chi khoảng 30 triệu đồng.
Với trẻ nhỏ, một chế độ nuôi dưỡng tốt, luyện tập tốt ngay từ lúc sinh ra và thường xuyên liên tục cho đến khi lớn sẽ giúp chân dài ra, đỡ phải phẫu thuật kéo dài chân sau này. Thai Ha - Theo Tiền Phong