Google

09/12/2014

Thông báo lịch phỏng vấn và thí sinh đủ điều kiện dự tuyển viên chức năm 2014

HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG BỆNH VIỆN CHỈNH HÌNH VÀ PHCN QUY NHƠN THÔNG BÁO CÔNG BỐ DANH SÁCH VÀ SỐ BÁO DANH ỨNG VIÊN ĐỦ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN VIÊN CHỨC BỆNH VIỆN NĂM 2014.
Vui lòng xem bằng Google Chrome theo các đường link sau:

03/12/2014

Thiết bị y tế mới mua được đưa ngay vào phục vụ đáp ứng tốt nhu cầu điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện

Hệ thống máy kéo dãn cổ và cột sống TC-30D (TYPE AH)
Hãng sản xuất : Minato

Máy điều trị điện xung điện phân 2 kênh PHYSIOMED IF-EXPERT

Máy rửa phim XP - 9000
            Hãng sản xuất : Daito Mitech Inc & Fukugawa Corporation


27/11/2014

THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNG CẠNH TRANH 2 GÓI THẦU



24/11/2014

THÔNG BÁO CÔNG BỐ DANH SÁCH ỨNG VIÊN NỘP HỒ SƠ DỰ TUYỂN VIÊN CHỨC BỆNH VIỆN NĂM 2014

HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG BỆNH VIỆN CHỈNH HÌNH VÀ PHCN QUY NHƠN THÔNG BÁO CÔNG BỐ DANH SÁCH ỨNG VIÊN NỘP HỒ SƠ DỰ TUYỂN VIÊN CHỨC BỆNH VIỆN NĂM 2014.
Vui lòng xem bằng Google Chrome theo các đường link sau:

2. DANH SÁCH ỨNG VIÊN ĐỦ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN VC 2014 (Một số tài liệu HS dự tuyền chưa rõ sẽ được đối chứng bản gốc để chốt lại lần cuối cùng vào ngày 05/12/2014)
 3. DANH SÁCH ỨNG VIÊN KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN VC 2014

18/11/2014

Giao ban các đơn vị chỉnh hình - phục hồi chức năng thuộc Bộ năm 2014



Ngày cập nhật: 14-11-2014

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp chủ trì Hội nghịNgày 14/11/2014, tại Thành phố Quy Nhơn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị giao ban các đơn vị Chỉnh hình – Phục hồi chức năng trực thuộc Bộ. Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp tham dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Tổ chức - Cán bộ của Bộ và đại diện các đơn vị liên quan.
Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động của các đơn vị Chỉnh hình – Phục hồi chức năng (CH-PHCN) trực thuộc Bộ trong năm 2014 của Vụ KH-TC cho thấy: Hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có 7 đơn vị CH-PHCN. Trong đó, có 3 bệnh viện CH – PHCN và 4 trung tâm CH-PHCN có chức năng khám bệnh, điều trị, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp Chân Tay giả, Nẹp chỉnh hình, Xe lăn, Xe lắc, Dụng cụ trợ giúp vận động cho người người khuyết tật, người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách xã hội, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các đối tượng khác.
Trong những năm qua, các đơn vị đã thực hiện tốt nhiệm vụ được Bộ giao. Tổng hợp số liệu trong năm, riêng tại các đơn vị CH-PHCN trực thuộc Bộ, đã khám cho trên 60.000 lượt người, tăng trung bình 16% so với cùng kỳ năm trước, đây là một con số không nhỏ, góp phần vào việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân nói chung, và các đối tượng thuộc diện chính sách nói riêng.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, các đơn vị đã chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ chuyên môn và tăng cường trang thiết bị, máy móc y tế chuyên dụng, góp phần nâng cao năng lực điều trị cho người bệnh, trong đó nhiều bệnh nhân thuộc diện chính sách, diện hộ nghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số đã được điều trị miễn phí.

Toàn cảnh Hội nghị
Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo các đơn vị đã nêu lên một số khó khăn, tồn tại hiện nay nay như: Cần được tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; Đội ngũ cán bộ y bác sĩ còn thiếu trầm trọng; Cơ chế tài chính chưa phù hợp; Cần được sử dụng cơ chế trả lương hợp lý nhằm khuyết khích, thu hút đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia giỏi về công tác tại đơn vị v.v...
Theo đại diện của Viện CH – PHCN, hiện nay các đơn vị CH-PHCN hoạt động rời rạc, thiếu sự thống nhất đồng bộ, do đó trong thời gian tới Bộ cần có một cơ quan quản lý, có đủ năng lực, quyền hạn nhằm chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn trong lĩnh vực Y tế Lao động Xã hội của Bộ hiện nay.
Các đại biểu cũng cho rằng, trong thời gian qua, việc Bộ đầu tư 03 đơn vị là: Trung tâm CH- PHCN tại Đà Nẵng, Quy Nhơn và TPHCM chuyển đổi sang mô hình Bệnh viện CH – PHCN là hướng đi phù hợp với thực tế và các đơn vị này đã phát huy được thế mạnh của mình.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp đánh giá cao những kết quả đạt được của các đơn vị trong thời gian qua. Thứ trưởng cũng khẳng định: Đất nước ta đã chịu hậu quả của nhiều năm chiến tranh, khối lượng công việc cần tiếp tục giải quyết có liên quan đến Bom mìn, thương tật vẫn còn rất nhiều, ngoài ra chúng ta còn được giao các nhiệm vụ khác như điều trị, chăm sóc người nghèo, cận nghèo, người bị tại nạn lao động, những người có hoàn cảnh và điều kiện kinh tế hết sức khó khăn. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao mà vẫn đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng trong công tác khám, chữa bệnh đối với các cơ sở y tế của Nghành là không phải vấn đề đơn giản, cần phải có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp cùng tham gia.
Thứ trưởng cũng yêu cầu lãnh đạo các Bệnh viện, Trung tâm CH-PHCN cần tăng cường hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau, cần tăng cường phối hợp nhiều hơn nữa với các Cục, Vụ Viện chức năng của Bộ, các tổ chức, cá nhân để tăng cường thêm nguồn lực hỗ trợ khác ngoài ngân sách.
Kết thúc hội nghị, thay mặt cho Lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cam kết trong thời gian tới sẽ hỗ trợ tối đa cho các đơn vị CH-PHCN. Sẽ chỉ đạo thực hiện nghiên cứu cải tiến mô hình, tìm cơ chế phù hợp nhất để các đơn vị có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ được Bộ giao. 

Theo Molisa.gov.vn

14/10/2014

Thông báo tuyển dụng viên chức năm 2014

Thông báo này cũng được đăng tại Báo Lao động xã hội – Số 10.10 Tr32 

29/09/2014

THÔNG BÁO MỜI THẦU "MUA SẮM THIẾT BỊ Y TẾ"


06/09/2014

Trẻ bị khoèo chân- phải chữa ngay từ lúc sơ sinh!

VOV.VN - Các bậc cha mẹ cần biết: trẻ sơ sinh bị tật ở chi hoặc trật khớp háng… được phát hiện và can thiệp sớm, sẽ tránh phải phẫu thuật.

 
Hình ở giữa là đôi chân bình thường, hình 2 bên mô tả đôi chân bị khuyết tật
Người yêu nghề “nắn chân” cho trẻ
Bà Đặng Thị Phụng nay 62 tuổi, trước đây làm việc tại khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện Từ Dũ. Kể từ khi về hưu, bà vẫn tiếp tục công việc tại phòng Phục hồi chức năng của Bệnh viện đa khoa tư nhân Mỹ Đức (TP. HCM).
Chuyên viên chỉnh hình hướng dẫn cha mẹ em bé cách trị liệu bằng nắn, bóp
Bà Phụng gọi công việc của mình một cách ngắn gọn: “Sửa tướng đi xấu cho các cháu”. Cơ duyên đến với nghề “nắn chân” cho trẻ của bà Phụng bắt đầu từ một kỷ niệm xảy ra năm 1995. Hồi đó bà là nữ hộ sinh ở khoa Sơ sinh của BV Từ Dũ. Có một người Pháp sang Việt Nam xin con nuôi. Thấy họ là nam giới, sợ họ chăm con không thạo nên bà quan tâm ân cần giúp, chỉ cách chăm sóc em bé. Không ngờ người đàn ông nghe chỉ dẫn của bà rồi cười ngất, và… chỉ dẫn lại bà. Hóa ra ông là một chuyên viên vật lý trị liệu giỏi.
Rồi ông đi tham quan bệnh viện, đưa ra những lời khuyên rất khoa học trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Một thời gian sau, thấy bà Phụng biết tiếng Pháp, ông làm việc với Ban giám đốc Bệnh viện để xin cho bà Phụng sang Pháp dự huấn luyện về phục hồi chức năng cho trẻ sơ sinh. Sau đó Bệnh viện Từ Dũ đã mở khoa Phục hồi chức năng cho trẻ.
Bà Phụng yêu và gắn bó với công việc "sửa tướng đi cho trẻ"
Bà Phụng cho biết, em bé chào đời trong bệnh viện, trước khi xuất viện phải được các nhân viên y tế khám ngoại hình để phát hiện ra dị tật bẩm sinh. Nếu bé bị khoèo chân, tay, trật khớp háng, vẹo cổ… cha mẹ bé cần được hướng dẫn can thiệp bằng vật lý trị liệu: xoa nắn, hoặc băng nẹp cố định, theo sự chỉ dẫn chuyên môn của chuyên viên y tế.
Thông thường một ca tật dù nhẹ cũng phải can thiệp liên tục trong 3 tháng mới phục hồi được. Tuy nhiên, nếu không can thiệp sớm, để khi lớn hơn, cháu bé sẽ phải phẫu thuật, chịu đau đớn mà kết quả chưa chắc đã tối ưu.
Phục hồi chức năng cho trẻ bằng trị liệu là một công việc tỉ mỉ. Bà Phụng thường phải mất công giải thích, thuyết phục cha mẹ em bé vì đôi khi người ta chưa tin tưởng vào kết quả việc trị liệu; hoặc sợ đứa con sơ sinh còn non nớt của mình bị đau, thương khi bé khóc và bỏ dở giữa chừng.
Bà Phụng có hẳn một cuốn album hình ảnh các bệnh nhi, mà theo bà giải thích: Không ai yêu cầu bà chụp lại, nhưng bà tự chụp để có bằng chứng mà thuyết phục cha mẹ trẻ bị dị tật. “Nhiều người có con bị tật, họ bị người khác nói rằng do ở ác nên… trời phạt, thành thử thay vì theo bác sĩ chữa trị thì họ lại cúng bái. Những hình chụp cho thấy rõ tình trạng ban đầu của trẻ và kết quả sau khi trị liệu trẻ đã trở nên bình thường…để các bậc cha mẹ tin tưởng mà quyết tâm hợp tác chữa trị cho con mình”.

Cuốn album hữu dụng
Cuốn album mà bà âm thầm thực hiện đã phát huy tác dụng, rất nhiều bậc cha mẹ sau khi tham khảo đã tin tưởng vào phương pháp mà các nhân viên y tế áp dụng cho con mình.
Cần có kiến thức để phát hiện sớm dị tật ở trẻ
Có những em bé sinh ra đã bị dị tật mà nguyên nhân đơn giản là do tư thế nằm trong bụng mẹ của bé làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Bé có thể bị chân vòng kiềng (chân cong), hay trật khớp háng, hoặc bàn chân bị nghiêng ngoài, khoèo chân, gối quật ngược, hay vẹo cổ…
Khi đứa trẻ ra đời, các bậc cha mẹ do thiếu kinh nghiệm (nếu sinh con đầu lòng) không nhận ra dị tật của con mình, hoặc quan niệm là “khi trẻ lớn sẽ bình thường trở lại”, hoặc có thể phát hiện ra nhưng không biết nên xử lý thế nào… Kết quả là đứa trẻ lớn lên sẽ bị dị tật, khiến việc đi lại, hoạt động khó khăn, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của trẻ.
Không phải ai cũng biết rằng, với những trẻ bị dị tật như vậy, nếu được vật lý trị liệu sớm, trong nhiều trường hợp là ngay bắt đầu từ ngày thứ hai sau sinh, sẽ đem lại kết quả tốt, giúp trẻ tránh được dị tật về sau.
Từ năm 1997 đến nay, tại Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) đã có khoa Phục hồi chức năng, chuyên khám và điều trị vật lý trị liệu cho các bé từ 0 đến 2 tuổi. Ngoài can thiệp bằng dụng cụ cố định nếu cần thiết, các nhân viên y tế cũng sẽ hướng dẫn cha mẹ trẻ thực hiện một số bài tập. Việc này cần phải rất kiên trì, làm thường xuyên hàng ngày. Nhiều bà mẹ do xót con khóc, sợ con đau, thường tháo giày nẹp hoặc miếng đệm chỉnh hình, làm cho bàn chân, khớp háng đã được nắn chỉnh của bé bị dị tật trở lại
Các bác sĩ khuyên rằng: Thai phụ nên được theo dõi thường xuyên trong thai kỳ để phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Một nghiên cứu cho thấy trong 1000 trẻ sơ sinh thì có trung bình 4 cháu bị chân khoèo bẩm sinh. Nhờ được tập vật lý trị liệu, các cơ, khớp của trẻ mềm dẻo hơn, cho dù sau này trẻ phải phẫu thuật thì kết quả điều trị cũng sẽ tốt hơn. Nếu áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu ngay từ đầu, trẻ có thể chỉ cần chỉnh hình mà không phải trải qua phẫu thuật. Đặc biệt trong 3 tháng đầu sau sinh, mặc dù nhiều dị tật ở trẻ trông có vẻ nặng nề, vẫn có thể điều trị bảo tồn. Sau giai đoạn 3 tháng, nếu không được tập thì cơ sẽ co kéo, dẫn đến nhiều biến dạng khác mà dù có can thiệp bằng phẫu thuật cũng khó phục hồi. Ví dụ, với bàn chân khoèo, trẻ lớn dù có được mổ thì khớp ở phần cổ chân vẫn bị cứng, việc đi lại vẫn khó khăn.
Trật khớp háng bẩm sinh cũng là một dị tật thường gặp khác. Đó là tình trạng chỏm xương đùi trật ra ngoài ổ cối của xương chậu, xảy ra sau sinh hoặc một thời gian ngắn sau sinh. Trật khớp háng có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu cho trẻ trước 6 tháng tuổi, không cần phẫu thuật, tỷ lệ thành công rất cao.
 Một số hình ảnh trẻ bị khoèo chân, trật khớp háng bẩm sinh (từ cuốn album của bà Đặng Thị Phụng)

Khi trẻ đã lớn, can thiệp bằng phẫu thuật phức tạp hơn và hiệu quả có thể không được như mong muốn (trong ảnh là bé gái trước và sau phẫu thuật, không thể trở nên hoàn toàn bình thường)

Những trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị trật khớp háng bẩm sinh là bé gái, con so, sinh đôi, sinh ba, đa thai, sinh ngôi mông, ngôi thai bất thường. Triệu chứng của trật khớp háng bẩm sinh là giới hạn động tác háng bên khớp háng trật, nếp lằn mông, bẹn đùi bên trật cao hơn bên lành, chân xoay ngoài tạo thành tư thế nằm bất thường... Gặp những trẻ có nguy cơ cao hoặc có những triệu chứng trên, các bác sĩ sẽ cho trẻ siêu âm khớp háng để chẩn đoán và điều trị./.

30/06/2014

Tăng acid uric máu tăng nguy cơ gãy xương ở nam giới lớn tuổi

Huyết thanh cao nồng độ acid uric (tăng acid uric máu) có liên quan với tăng nguy cơ gãy xương hông ở nam giới lớn tuổi, nghiên cứu đã chỉ ra.
Trong một phân tích dữ liệu từ 4692 bệnh nhân đã tham gia vào nghiên cứu sức khỏe tim mạch, những người đàn ông lớn tuổi (tuổi ≥ 65 tuổi) với nồng độ acid uric cao (≥ 7 mg / dL) là 62 phần trăm nhiều khả năng gãy xương hông hơn những người có thấp hơn mức (tỷ số nguy cơ [HR] 1,62, 95% CI, 1,075-2,449; p = 0,02) trong một mô hình hoàn toàn điều chỉnh. Không có sự liên như vậy đã được tìm thấy ở phụ nữ. [Quốc gia Hội nghị lâm sàng thận Foundation 2014 mùa xuân; Tóm tắt 409]
Của 1.963 người đàn ông đánh giá, 430 có mức uric 7 mg / dL hoặc cao hơn. Những người đàn ông có nhiều khả năng bị béo phì, có mức insulin, C-reactive protein và cystatin C, và đang trên thuốc lợi tiểu.Trong suốt 11 năm theo dõi, 156 gãy xương đầu tiên sự cố xảy ra. 
Trưởng nhóm nghiên cứu Tiến sĩ Tapan Mehta từ Đại học Colorado, Denver, cho biết một cơ chế có thể có thể giải thích mối liên hệ giữa tăng acid uric huyết thanh và gãy xương hông là nồng độ acid uric cao làm giảm khả nitric oxide trong xương. Acid uric cũng có thể gây viêm xương và ngăn chặn kích hoạt vitamin D, có thể làm tăng sự mong manh xương và nguy cơ gãy xương.
Mức độ urat huyết thanh cao được sản xuất trong quá trình phân hủy purine, được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là trong thịt và hải sản. Nghiên cứu trước đây cũng đã liên kết trong huyết thanh cao acid uric để tiến triển của bệnh thận và hội chứng chuyển hóa có hoặc không có một ước tính tốc độ lọc glomelular thấp (eGFR). J Rheumatol năm 2014; 41:955-962; J Rheumatol 2009; 36:1691-1698]
Mehta cho biết cần nghiên cứu thêm để thiết lập liên kết giữa các cấp urat cao và tăng nguy cơ gãy xương.
Bình luận về nghiên cứu, Tiến sĩ Siow Hua Ming, chuyên gia tư vấn bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Providence Chỉnh hình, Mount Elizabeth Novena Chuyên gia Trung tâm, Singapore, cho biết trong khi các kết quả là thú vị, nghiên cứu sâu hơn được bảo hành để xem nếu có sự gia tăng trên toàn-ban-trong nguy cơ gãy xương ở những bệnh nhân với mức độ uric trong huyết thanh cao. "Các kết quả cũng có thể bị xấu hổ bởi các yếu tố khác như bệnh gút ở những người không thực hành lối sống lành mạnh," ông nói thêm.
Tháng 6 năm 2014, Elvira Manzano MIMS.com

17/06/2014

Phẫu thuật dị tật thành công cho con chiến sĩ Trường Sa

TTO - Chiều 16-6, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã phẫu thuật thành công dị tật bẩm sinh ở cánh tay phải của cháu Phạm Bảo Liêm - con thiếu úy Phạm Tân Văn đang công tác tại đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).

Cánh tay phải của cháu Phạm Bảo Liêm sau khi phẫu thuật chiều 16-6 - Ảnh: Hà Đồng
Trao đổi với Tuổi Trẻ tối 16-6, thạc sĩ, bác sĩ Lưu Đức Thọ, phó trưởng Khoa ngoại - chấn thương - bỏng Bệnh viện Nhi Thanh Hóa - người trực tiếp phẫu thuật - cho biết cháu Liêm bị dị tật bẩm sinh ở vùng nách phải, nên rất hạn chế hoạt động của cánh tay phải, tay không dang rộng được.
Sau khi tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ của bệnh viện đã khám, hội chẩn rất kỹ và đưa ra quyết định phẫu thuật tạo hình, nới rộng tầm hoạt động của cánh phải; dùng vạt da tại chỗ để xử lý trong quá trình phẫu thuật.
Ca phẫu thuật diễn ra từ 15-16g ngày 16-6 bước đầu đã thành công. Hiện cháu Liêm đã tỉnh táo, ổn định sức khỏe, ăn uống bình thường; cánh tay phải có thể dang rộng ra được hơn trước.
Như Tuổi Trẻ ngày 18, 21 và 23-4-2013 đã đưa tin, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận, phẫu thuật miễn phí cho hai cháu Phạm Bảo Liêm (sinh đôi cùng cháu Phạm Gia Bảo ngày 21- 8- 2012, ở thôn Vạn Minh, xã Đông Lĩnh, huyện Đông Hưng, Thái Bình) bị dị tật bẩm sinh.
Cháu Liêm bị dị tật tay phải, dị tật hai chân, thiếu một giẻ xương sườn, bộ phận sinh dục không bình thường. Cháu Bảo bị bệnh tim bẩm sinh, bộ phận sinh dục không bình thường.
Ngày 23- 4- 2013, các bác sĩ của bệnh viện này đã phẫu thuật, xử lý thành công vòng thắt ở hai cổ chân, tạo hình vạt da cho cháu Liêm; đến nay cháu đã đi lại bình thường. Các bác sĩ cũng đang có hướng can thiệp tim mạch và xử lý dị tật lỗ đái thấp cho cháu Bảo trong thời gian tới.
Bác sĩ Lưu Đức Thọ cho biết thêm, do bố cháu Liêm đang bận làm nhiệm tại quần đảo Trường Sa, không về đưa con đi phẫu thuật được, nên ông bà nội của hai cháu đã, đang chăm sóc cháu tại bệnh viện.
Ca phẫu thuật được bệnh viện hỗ trợ về y tế, còn chi phí do Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển nông thôn Miền Tây (Thanh Hóa) tài trợ.
HÀ ĐỒNG Theo Tuoitre.vn 

Đời Sống-Gia Đình (VietBao VN)

Vui Cười (VietBao VN)

SƯU TẦM ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN SỨC KHOẺ:

Tư vấn miễn phí:

* Điện thoại của đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567 hoặc chương trình Cửa sổ tình yêu (04) 3 8262625 để được tư vấn miễn phí.
* Phòng tư vấn sức khỏe sinh sản Bệnh viện Từ Dũ TPHCM với các chương trình tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước, trong và sau sinh miễn phí dành cho các ông bố, bà mẹ: điện thoại (08) 3 8395117 (số nội bộ 368).
* Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng tại Bình Định: (có tư vấn về phòng chống HIV/AIDS): Địa chỉ liên hệ với Trung tâm Tư vấn sức khỏe cộng đồng: 419 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn vào tất cả các ngày trong tuần (trừ chủ nhật). ĐT: (056): 3 811 466. Trung tâm tư vấn HIV/AIDS miễn phí tại: + Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng - Bệnh viện Lao: ĐT (056) 3 748 922; + Phòng khám số 3 (936- 938 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn: ĐT (056): 3 792 476.
* Phòng tư vấn sức khỏe miển phí tại Trung tâm Y tế Quận 1 TP.HCM với trên 20 bác sĩ thuộc các chuyên khoa tham gia tham vấn sức khỏe trực tiếp hoặc qua điện thoại số (08) 3 8206544.
* Chương trình VTV1 "Sức khoẻ là vàng", phát sóng vào 18h ngày Chủ nhật và phát lại vào 15h Thứ 4 tuần kế tiếp: Số điện thoại nóng của chương trình là 1900561225.
* Chương trình VTV2 “Sức khoẻ cho mọi người”, phát sóng vào 17h30 ngày Thứ 3 hàng tuần và phát lại vào 12h trưa hôm sau.
* Trung tâm tư vấn ung thư Can Hope (Singapore) tại Hà Nội: 04. 3 7472729 / 04. 3 7472730
* Khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống là chương trình do BV Nguyễn Tri Phương (468 Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM) thực hiện vào lúc 13g30 thứ sáu hằng tuần.
Bệnh nhân có nhu cầu đăng ký qua số ĐT: 39234332 (xin số 895).


Khác:

* Bệnh nhân nam giới có nhu cầu khám và tư vấn các bệnh lý Nam khoa, vui lòng đăng ký tại BVĐH Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P11, Q5.:
1. Phòng khám Nam khoa. Điện thoại: (08) 3 8554269 (số 265) 2. Bộ phận chăm sóc khách hàng. Điện thoại: (08) 3 4051010- 3 4051212

*Ttư vấn “Bệnh loét dạ dày-tá tràng” liên hệ Phòng khám tiêu hóa - bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, xin vui lòng đăng ký qua số điện thoại: 08. 3 4051010, 3 4051212, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, bộ phận Chăm sóc khách hàng.

* Câu lạc bộ phòng chống Hen Hà nội, Hội Hen DU & MDLS Việt nam 04.3 9438933

* Các địa chỉ khác tại: http://shelove.biz/thong-tin-tu-van

* Tham khảo chữa rắn cắn: Địa chỉ liên hệ của ông Tần: Lê Văn Tần - xóm 6 xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Điện thoại: 0972.901.089.

Người theo dõi