Trích nội dung tại Hội nghị trực tuyến "Tổng
kết Công tác y tế năm 2015 triển khai kế hoạch 2016 và phương hướng nhiệm vụ
giai đoạn 2016-2020" do Bộ Y tế tổ chức sáng 15/01/2015, tại Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
nhấn mạnh trong giai đoạn 2016-2020, ngành Y tế đã xác định 9 nhiệm vụ trọng
tâm chủ yếu như:
1)Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải
pháp để giảm quá tải, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh theo lộ trình
quy định tại Quyết định số 92/QĐ-TTg của Chính phủ.
2)Tập trung ưu tiên đầu tư để tạo
bước chuyển toàn diện về tổ chức, nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, trang
thiết bị và cơ chế hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao chất lượng và
hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát triển đội ngũ bác sỹ và lồng ghép mô
hình bác sỹ gia đình vào y tế tuyến cơ sở.
3) Đẩy mạnh các họat động y tế dự
phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu phù hợp với tình hình mới, đảm bảo mọi người
dân được tiếp cận với các dịch vụ CSSK cơ bản có chất lượng, chủ động phòng chống
các bệnh dịch xâm nhập từ bên ngoài, tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm,
dập dịch kịp thời không để dịch bệnh lớn xảy ra, từng bước kiểm soát các yếu tố
có hại đến sức khỏe, phòng chống các bệnh không lây nhiễm có hiệu quả.
4)Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng
dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiến tiến trong công tác phòng bệnh và khám bệnh,
phát hiện và điều trị kịp thời. Đổi mới công tác đào tạo cán bộ y tế, phát triển
nguồn nhân lực về cả số lượng và chất lượng, tăng cường nhân lực y tế cho nông
thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và một số chuyên khoa, đảm
bảo cân đối trong phân bổ nhân lực y tế giữ các vùng, các tuyến giữa đào tạo và
sử dụng nhân lực y tế.
5)Tiếp tục đổi mới toàn diện thái độ,
phong cách phục vụ của cán bộ y tế, lấy người bệnh làm trung tâm và hướng tới sự
hài lòng của người bệnh.Thực hiện tốt quy tắc ứng xử và nâng cao đạo đức nghề
nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của cán bộ, viên chức,
người lao động trong các cơ sở y tế.
6) Tiếp tục đổi mới cơ chế tài
chính y tế, hoàn thành việc chuyển ngân sách cấp cho các bệnh viện sang hỗ trợ
người dân tham gian BHYT gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế,
ưu tiên ngân sách cho y tế dự phòng, đổi mới phương thức phân bổ ngân sách theo
kết quả đầu ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Tiếp tục hỗ
trợ các đối tượng chính sách xã hội, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, cận
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân sinh sống vùng khó khăn, đặc biệt
khó khăn tham gia BHYT theo hộ gia đình làm tăng độ bao phủ, thực hiện lộ trình
BHYT toàn dân, giảm tỷ trọng chỉ tiêu tiền túi xuống dưới 40% tổng chi cho y tế
vào năm 2010.
7) Đổi mới mô hình tổ chức, quản lý
an toàn thực phẩm, dược, vắc-xin, sinh phẩm và trang thiết bị y tế. Phát triển
công nghiệp dược, bảo đảm đủ thuốc, sử dụng có hiệu quả nguồn dược liệu trong
nước cho công tác CSSK nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường đầu
tư, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật để sản xuất thuốc, vắc xin,
sinh phẩm y tế, trang thiết bị trong nước có chất lượng với giá cả hợp lý, đáp ứng
nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân, quản lý, sử dụng thuốc và trang thiết
bị hợp lý, an toàn và hiệu quả.
8)Tập trung đổi mới, củng cố và hoàn
thiện hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương theo quy hoạch phát triển hệ
thống y tế Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt theo hướng giảm đầu mối, phù hợp với hội nhập quốc tế nhằm
sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực các tuyến.
9)Xây dựng cơ chế phối hợp và xác định
trách nhiệm cụ thể trong công tác truyền thông y tế giữa ngành y tế và các bộ,
ngành, chính quyền các cấp, các cơ quan báo chí. Nâng cao hiệu quả, tính chủ động
của công tác truyền thông cung cấp thông tin, giáo dục sức khỏe để tạo được sự
đồng thuận, ủng hộ và thu hút sự vào cuộc của các cấp ủy, đảng, chính quyền,
các cơ quan truyền thông, dư luận và mỗi người dân. Nâng cao kiến thức về chăm
sóc sức khỏe cho người dân trong việc chủ động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe của bản thân và cộng đồng…