Google

13/12/2016

THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNG CT MUA Ô TÔ


Trẻ bỗng dưng hai chân bị liệt: Cha mẹ cần cảnh giác nếu trẻ có biểu hiện giảm vận động chân

Theo TS Dũng, như trường hợp của cháu Y. là mới có biểu hiện nhẹ và có thể chữa trị để phục hồi.
Mới đây, gia đình bệnh nhân N.T.H.Y (2 tuổi ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) khiếu nại lên Bộ Y tế và cơ quan chức năng về việc bệnh nhân Y. được đưa đến bệnh viện đa khoa Yên Phong khám và điều trị bệnh viêm phổi nhưng sau đó vài ngày bỗng dưng bé gái 2 tuổi bị liệt chân phải.
Đó là bệnh viêm đa rễ dây thần kinh
Liên quan đến sự việc trên, PV đã có cuộc trao đổi với PGS TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai. TS Dũng cho biết trường hợp của bé Y. là viêm đa rễ dây thần kinh và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
“Bệnh viêm đa rễ dây thần kinh đôi khi không có biểu hiện gì trước đó, em bé đang khỏe mạnh bỗng dưng hai chân yếu đi và cũng đã có những trường hợp em bé 2 ngày sau đã có biểu hiện bị liệt nên phải đi cấp cứu, liệt tới cơ chân và gây khó thở và có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Ở khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai chúng tôi đã từng chữa nhiều trường hợp bệnh nhân như trên, thậm chí còn bị nặng hơn”, TS Dũng phân tích.

PGS TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai
Theo TS Dũng, nguyên nhân của bệnh viêm đa rễ dây thần kinh là do 1 số virus gây ra nên việc chuẩn đoán về bệnh hơi khó. Do đặc điểm tổn thương đối xứng ở tất cả các dây thần kinh ngoại vi nên thường thấy liệt hai chi dưới hoặc tứ chi. Liệt thường khởi đầu ở hai chi dưới sau đến hai chi trên, đặc điểm là liệt mềm đối xứng.
Sau đó bệnh nhân sẽ liệt cơ thân (liệt cơ bụng, các cơ hô hấp (cơ gian sườn hoặc cơ hoành) gây tình trạng suy hô hấp) và liệt các dây thần kinh sọ não (dây VII (tỷ lệ 69%) thường liệt cả hai bên, dây IX, X (tỷ lệ tương đương với dây VII) gây liệt hầu họng kèm theo liệt dây thanh âm một hoặc cả hai bên. Các dây III, VI,VII, dây V vận động ít bị hơn).
Về phương pháp điều trị, TS Dũng cho hay: “Phương pháp trị bệnh thì có rất nhiều cách, phương pháp đơn giản rất cho đến thời điểm này là uống các vitamin và rèn luyện sức khỏe, nhưng phương pháp này thì hồi phục rất lâu có thể là hơn 1 năm vì là do virus, và có những trường hợp bé khác hồi phục rồi nhưng vẫn không đi lại được và phải ngồi xe lăn”.
TS Dũng nói tiếp: “Có những trường hợp chúng tôi đã phải truyền dịch, truyền huyết tương và những loại thuốc đắt tiền để chữa thì mới điều trị được, bệnh này sợ nhất là cấp tính ban đầu và nếu không kịp thời chữa trị có thể nguy hiểm tới tính mạng, còn nếu không bị liệt chúng ta có thể phục hồi chức năng”.

Có thể phục hồi
Bác sĩ Dũng cũng cho rằng, ở các bệnh viện tuyến huyện xác định nguyên nhân bệnh là rất khó, nhiều khi các loại bệnh do virus này gây nên không phải lúc nào cũng có biểu hiện thất thường. Nếu virus tấn công vào đường hô hấp thì biểu hiện của bệnh giống như viêm phổi, tấn công vào đường tiêu hóa thì em bé có thể bị tiêu chảy.
Cũng theo bác sĩ, tình trạng bị liệt ở bé vẫn có cơ hội để phục hồi nhưng vấn đề là thời gian không phải ngày một ngày hai mà phục hồi hẳn được thì phải điều trị lâu dài. Gia đình cũng không nên lo lắng quá hoặc nghe sự mách bảo của người khác cho cháu uống các loại thuốc tây, thuốc nam không đúng theo đơn chỉ định của bác sĩ.
“Vì là cháu bé mới có 2 tuổi nên thời gian phục hồi bệnh của cháu là còn dài lắm, cháu lớn lên chân tay cháu mới cứng cáp trở lại nên không nên lo lắng quá. Như trường hợp của cháu Y. là mới có biểu hiện nhẹ và có thể chữa trị để phục hồi. Virus gây nên bệnh viêm dây thần kinh đa rễ này hiện tại không thể xác minh được là virus gì vì có rất nhiều các loại virus có thể gây nên liệt ở chân. Năm nào bệnh viện Bạch mai khoa Nhi cũng có trường hợp như vậy”.
TS Dũng cũng nhấn mạnh khi thấy trẻ có biểu hiện giảm vận động chân, tay bố mẹ bé cần đưa đến bệnh viện và cấp cứu khịp thời, không để bệnh lan rộng khiến liệt các cơ hô hấp, gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.
Trước đó, làm việc với PV, phía Sở Y Tế Bắc Ninh cho biết đã có kết luận về sự việc nêu trên. Theo kết luận, bệnh nhân Y. được điều trị bằng 2 loại kháng sinh (Biotaksym tiêm tĩnh mạch, Gentamycin tiêm bắp), chống viêm Solumedrol tiêm tĩnh mạch, hạ sốt Hapacol uống và Mitux uống.
Theo báo cáo, hồi 22h ngày 22/9, người nhà báo điều dưỡng trực về việc bệnh nhân Y. yếu chân phải. Điều dưỡng trực đã hướng dẫn người nhà chườm ấm, xoa bóp chân cho bệnh nhân và báo bác sĩ trực lên khám và xử lý. Sáng 23/9, bác sĩ khoa Nội – Nhi – Lây khám xác định, bệnh nhân đã ổn định, chân phải liệt có liệt mềm, phản xạ Babinski (-), trương lực cơ giảm, mạch mu chân phải bắt rõ, các xương, khớp chân phải không có dấu hiệu bất thường. Bệnh viện chẩn đoán, bệnh nhân Y. liệt mềm chân phải chưa rõ nguyên nhân/Viêm phế quản phổi.
Các bác sĩ của bệnh viện kê thuốc điều trị viêm phế quản phổi theo đơn hàng ngày và mời bác sĩ chuyên khoa Nhi khám và nhận định bệnh bệnh viêm phế quản phổi đã ổn định, liệt mềm chân phải không rõ nguyên nhân. Phía bệnh viện đa khoa Yên Phong đã giải thích tình trạng bệnh của bệnh nhân cho gia đình và hướng xử trí là chuyển viện lên bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh để điều trị tiếp bệnh liệt chân phải chưa rõ nguyên nhân.
Đến 11h30 ngày 23/9, bệnh nhân Y. được chuyển tới bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh. Tại đây, bệnh nhân Y. được theo dõi đến ngày 26/9 chỉ đỡ ho, không sốt.
Sau khi tình hình bệnh cháu Y. không thuyên giảm, bệnh viện tiếp tục chuyển bệnh nhân lên tuyến Nhi trung ương để điều trị.


Theo Trí Thức Trẻ

Đời Sống-Gia Đình (VietBao VN)

Vui Cười (VietBao VN)

SƯU TẦM ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN SỨC KHOẺ:

Tư vấn miễn phí:

* Điện thoại của đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567 hoặc chương trình Cửa sổ tình yêu (04) 3 8262625 để được tư vấn miễn phí.
* Phòng tư vấn sức khỏe sinh sản Bệnh viện Từ Dũ TPHCM với các chương trình tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước, trong và sau sinh miễn phí dành cho các ông bố, bà mẹ: điện thoại (08) 3 8395117 (số nội bộ 368).
* Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng tại Bình Định: (có tư vấn về phòng chống HIV/AIDS): Địa chỉ liên hệ với Trung tâm Tư vấn sức khỏe cộng đồng: 419 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn vào tất cả các ngày trong tuần (trừ chủ nhật). ĐT: (056): 3 811 466. Trung tâm tư vấn HIV/AIDS miễn phí tại: + Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng - Bệnh viện Lao: ĐT (056) 3 748 922; + Phòng khám số 3 (936- 938 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn: ĐT (056): 3 792 476.
* Phòng tư vấn sức khỏe miển phí tại Trung tâm Y tế Quận 1 TP.HCM với trên 20 bác sĩ thuộc các chuyên khoa tham gia tham vấn sức khỏe trực tiếp hoặc qua điện thoại số (08) 3 8206544.
* Chương trình VTV1 "Sức khoẻ là vàng", phát sóng vào 18h ngày Chủ nhật và phát lại vào 15h Thứ 4 tuần kế tiếp: Số điện thoại nóng của chương trình là 1900561225.
* Chương trình VTV2 “Sức khoẻ cho mọi người”, phát sóng vào 17h30 ngày Thứ 3 hàng tuần và phát lại vào 12h trưa hôm sau.
* Trung tâm tư vấn ung thư Can Hope (Singapore) tại Hà Nội: 04. 3 7472729 / 04. 3 7472730
* Khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống là chương trình do BV Nguyễn Tri Phương (468 Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM) thực hiện vào lúc 13g30 thứ sáu hằng tuần.
Bệnh nhân có nhu cầu đăng ký qua số ĐT: 39234332 (xin số 895).


Khác:

* Bệnh nhân nam giới có nhu cầu khám và tư vấn các bệnh lý Nam khoa, vui lòng đăng ký tại BVĐH Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P11, Q5.:
1. Phòng khám Nam khoa. Điện thoại: (08) 3 8554269 (số 265) 2. Bộ phận chăm sóc khách hàng. Điện thoại: (08) 3 4051010- 3 4051212

*Ttư vấn “Bệnh loét dạ dày-tá tràng” liên hệ Phòng khám tiêu hóa - bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, xin vui lòng đăng ký qua số điện thoại: 08. 3 4051010, 3 4051212, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, bộ phận Chăm sóc khách hàng.

* Câu lạc bộ phòng chống Hen Hà nội, Hội Hen DU & MDLS Việt nam 04.3 9438933

* Các địa chỉ khác tại: http://shelove.biz/thong-tin-tu-van

* Tham khảo chữa rắn cắn: Địa chỉ liên hệ của ông Tần: Lê Văn Tần - xóm 6 xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Điện thoại: 0972.901.089.

Người theo dõi