Ngày 10/11/2003, tiến sĩ Trương Dũng, Viện trưởng Parkinson ở California (Mỹ), cùng nhiều giáo sư bác sĩ ở TP HCM đã hội chẩn cho một bệnh nhân mắc chứng “hát được nhưng không nói được”. Kết quả cho thấy bệnh nhân bị loạn trương lực cơ thanh quản, được chỉ định chích Botulinum Toxin A trực tiếp vào thanh quản.
Sau một trận cúm vào tháng 5/2003, anh Thương Hồng Minh, 32 tuổi, ở quận 7, TP HCM không nói chuyện bình thường được, giọng nói anh bị mất chữ và nghẹn khi phát âm. Mặc dù vậy khi cất tiếng hát giọng anh lại vút cao, rất khỏe và anh vừa đoạt giải thi hát ở công ty. Bệnh nhân đi khám và điều trị nhiều nơi với các kết quả khác nhau như rối loạn giọng chức năng, ức chế tâm lý…
Cuộc hội chẩn, với sự có mặt của các giáo sư, bác sĩ Đại học Y dược TP HCM, bệnh viện Trưng Vương, Chợ Rẫy, Nguyễn Tri Phương, xác định anh Minh bị loạn trương lực cơ thanh quản.
Một bệnh nhân khác cũng mắc căn bệnh “kỳ lạ” là bà H., 41 tuổi, ở Hải Dương. Suốt 22 năm bà H. không dám bước ra cửa vì toàn bộ vùng mắt, trán, gáy, tai, cổ… của bà co giật liên tục. Búi tóc sau gáy không ngừng chuyển động lên xuống không tự chủ được. Bệnh nhân bị suy sụp tinh thần nghiêm trọng, đi điều trị nhiều nơi, uống và chịu tác dụng phụ của nhiều loại thuốc. Thậm chí có bác sĩ chẩn đoán bà bị điên và cho thuốc tâm thần.
Mãi đến tháng 8/2003, khi bà H. được đưa đến Đại học Y dược TP HCM, bác sĩ Lê Minh - giảng viên của trường - mới phát hiện bà bị loạn trương lực cơ đầu cổ mặt. Ông đã quyết định dùng Botulinum Toxin A (trước đây được xem thuần túy là một loại độc tố) tiêm cho bệnh nhân. Ở lần tiêm đầu tiên bệnh thuyên giảm 70%.
Tiến sĩ Nguyễn Thi Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho biết năm 1996, ông đã được tiến sĩ Trương Dũng, một trong những người đầu tiên nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của Botulinum Toxin A, hướng dẫn sử dụng thuốc này. Sau khi quay về Việt Nam, ông cùng một số bác sĩ khác tiếp tục nghiên cứu. Tháng 3/2002, giáo sư Nguyễn Đình Hối, hiệu trưởng Đại học Y Dược TPHCM, đã gửi công văn đề nghị và Bộ Y tế chấp thuận cho nhập Botulinum Toxin A (Dysport) để nghiên cứu. Đến nay thuốc đã được cho phép áp dụng ở nhiều đơn vị điều trị như Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Mắt…
Cũng theo ông Hùng, Botulinum Toxin A đã đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị loạn trương lực cơ, một căn bệnh mà nhiều phương pháp điều trị trước đây không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, chất này còn được dùng trong việc xóa nếp nhăn (lĩnh vực thẩm mỹ), lé mắt do liệt dây thần kinh 6, chứng nhức nửa đầu (migraine), nứt kẽ hậu môn…
Tuy nhiên, ông Hùng cũng nhấn mạnh đây là một loại thuốc độc cần có chỉ định hết sức nghiêm ngặt của bác sĩ về đối tượng, liều lượng và cách tiêm. Trong thời gian ngắn sắp tới sẽ có những lớp tập huấn cho các bác sĩ thuộc lĩnh vực này.
Dystonia (loạn trương lực) là một hội chứng co thắt cơ liên tục, thường gây các cử động xoắn vặn và lặp đi lặp lại, hoặc các dáng điệu bất thường. Nét đặc trưng của dystonia là các cử động lặp đi lặp lại ở một số cơ và kéo dài tương đối lâu. Bệnh nhân cũng có thể run rẩy, với các co thắt cơ theo nhịp.
Hiện nay chưa có xét nghiệm, chẩn đoán cho dystonia, mà chỉ chẩn đoán dựa vào lâm sàng.
Nguyên nhân gây ra bệnh Dystonia có thể do di truyền, hoặc do ảnh hưởng của môi trường, chấn thương, đột quỵ, nhiễm trùng, độc tố, khối u…
Các dạng dystonia đặc trưng bao gồm
- Chứng co thắt mi mắt: ảnh hường tới các cơ xung quanh ổ mắt, gây nhắm mắt không chủ ý kèm khó mở mắt. Ở những trường hợp nặng người bệnh gần như mù.
- Dystonia miệng - hàm dưới: ảnh hưởng đến miệng và cằm, tạo ra nét mặt nhăn nhó. Miệng có thể bị kéo sang một bên và lưỡi thè ra quá mức, gây khó khăn trong việc nói, nhai, nuốt.
- Chứng khó phát âm do co thắt ảnh hưởng đến thanh quản
- Chứng chuột rút của người viết: bệnh thường ở tay thuận, co cơ không chủ ý gây tư thế bất thường và run khi viết.
- Chứng co thắt uốn cong: tạo tư thế cong ra phía trước
- Dystonia cổ làm cho đầu bị nghiêng sang một bên vai, hoặc cúi đầu phía trước hoặc ngửa ra phía sau
Thiên Phúc (Theo VnExpress http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2003/11/3B9CD19B/)
27/11/2007
Phương pháp mới điều trị loạn trương lực
Người đăng: BỆNH VIỆN CHỈNH HÌNH - PHCN QUY NHƠN vào lúc 15:10 0 nhận xét
Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm cột sống
Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống. Những chấn thương như ngã ngồi, trượt chân, cố sức nâng vật nặng (Cố vác nặng có thể gây chấn thương, dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống)... có thể gây bệnh.
Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống có thể xuất hiện ngay sau chấn thương hoặc vài tháng, thậm chí vài năm sau đó. Vì thế, phương pháp xác định bệnh hiệu quả nhất là chụp cộng hưởng từ MRI. Nếu chụp phim sẽ khó phát hiện do nhân keo đĩa đệm không cản quang, hoặc chỉ nhận ra qua những dấu hiệu như cột sống lệch trục, hẹp khoảng liên đốt sống. Lưu ý là có thể nhầm thoát vị đĩa đệm với bệnh thoái hóa đốt sống, viêm cột sống dính khớp, lao cột sống hay u rễ thần kinh.
Một số triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống:
- Đau lưng: cảm giác đau giảm khi nằm nghiêng và tăng khi ho hoặc đại tiện.
- Đau khi gõ hoặc ấn vào khoảng liên đốt.
- Đau tự nhiên vùng xung quanh gai sau. Nếu bệnh nặng có thể cảm giác đau lan xuống vùng mông và đùi.
- Hạn chế cử động cột sống: không còn khả năng ưỡn của thắt lưng.
- Không cúi được sâu: khoảng cách giữa ngón tay và mặt đất khi cúi người thả lỏng tay lớn hơn 50 cm.
- Giảm vận động chân và giảm cảm giác vùng da chân. Trường hợp nặng có thể bị liệt.
Cách điều trị:
- Áp dụng xen kẽ việc nằm nghỉ trên nền cứng, bó bột, làm nóng tại chỗ bằng chiếu tia, xoa bóp.
- Dùng thuốc giảm đau hoặc tiêm corticoid tại chỗ.
- Dùng phương pháp kéo nắn cột sống giúp đẩy đĩa đệm về vị trí cũ.
- Sau giai đoạn cấp, cần tránh những động tác quá sức như mang vác nặng, cúi gập người…
- Khi có rối loạn vận động trầm trọng hoặc bị ép tủy, đã điều trị phục hồi 3 tháng nhưng không có kết quả, cần cắt là cột sống, cắt thoát vị, nạo đĩa đệm…
- Làm giảm áp đĩa đệm bằng laser: dùng kim chọc vào nhân keo dưới sự hướng dẫn của X-quang tăng sáng 3 chiều. Dây dẫn của máy phát laser được luồn qua kim tới nhân. Khi phát tia, nhân keo bị tiêu hủy một phần nên co lại, làm giảm áp lực đè lên các dây thần kinh. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho hầu hết các thoát vị đĩa đệm, trừ những trường hợp quá nặng như khối thoát vị quá lớn, trượt đốt sống...
Bác sĩ Nguyễn Minh Hồng, Sức Khỏe Gia Đình
Người đăng: BỆNH VIỆN CHỈNH HÌNH - PHCN QUY NHƠN vào lúc 14:52 0 nhận xét
02/11/2007
Phát hiện sớm thoái hóa cột sống cổ
BS. Trần Văn Phong
(Cập nhật: 31/10/2007)
Cột sống cổ (CSC) chịu một trọng lực thường xuyên nhẹ, nhưng lại phải chịu sự co thường xuyên liên tục của các cơ vùng gáy, tạo nên một áp lực đặc biệt trên các đĩa đệm nên dễ gây tổn thương các đĩa đệm.
Cột sống cổ (CSC) chịu một trọng lực thường xuyên nhẹ, nhưng lại phải chịu sự co thường xuyên liên tục của các cơ vùng gáy, tạo nên một áp lực đặc biệt trên các đĩa đệm nên dễ gây tổn thương các đĩa đệm. Thoái hóa cột sống cổ (THCSC) gây ra những tổn thương sâu sắc ở CSC. Một trong những hậu quả của quá trình THCSC là thoát vị đĩa đệm. THCSC là bệnh phổ biến, thường khởi phát ở độ tuổi lao động liên quan đến tư thế lao động nghề nghiệp.
Vì sao người ta bị THCSC?
Hình ảnh thoái hóa cột sống cổ.
HCSC do nhiều nguyên nhân gây nên: do chấn thương mạn tính, tư thế lao động nghề nghiệp, cơ chế nhiễm khuẩn dị ứng, rối loạn nội tiết và chuyển hóa, dị dạng CSC, bệnh tự miễn dịch, di truyền...
Biểu hiện của THCSC như thế nào?
THCSC có những biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, gồm 5 hội chứng chính sau đây:
Hội chứng cột sống cổ: Thường diễn ra đột ngột do vận động cổ, sau một ngày làm việc căng thẳng, cúi đầu lâu, sau khi tắm nước lạnh, thời tiết thay đổi... Các triệu chứng chỉ biểu hiện ở vùng cổ gồm: đau mỏi CSC, đau CSC và co cứng cơ cạnh cổ, bệnh nhân có cảm giác cứng gáy, đau ê ẩm CSC khi ngủ dậy; có điểm đau CSC, bệnh nhân phải nghiêng đầu về bên đau và vai bên đau nâng cao hơn bên lành; hạn chế vận động CSC; triệu chứng trên phim Xquang thấy đốt sống cổ mất đường cong sinh lý, gai xương, giảm chiều cao thân đốt sống.
Hội chứng rễ thần kinh cổ, gồm các triệu chứng: Rối loạn cảm giác, sau một chấn thương bệnh nhân thấy đau vùng gáy lan xuống bả vai, cánh tay, cẳng tay, ngón tay (hội chứng vai cánh tay) đau sâu trong cơ xương, nhức nhối khó chịu, đau tăng khi đi, đứng, ngồi lâu, khi ho, hắt hơi, đau giảm khi trọng tải trên cột sống giảm, cảm giác tê bì, kiến bò, rối loạn vận động, bại một số cơ của chi trên và hạn chế vận động do đau; teo cơ chi trên...
Hội chứng động mạch đốt sống biểu hiện bằng các triệu chứng: đau đầu vùng chẩm từng cơn, đau lan tới đỉnh đầu, thái dương, hốc mắt, đau một bên và hay đau vào buổi sáng, đau thon thót từng cơn; chóng mặt từng cơn ngắn khi quay đầu đột ngột, chóng mặt kèm theo cơn đau đầu vùng chẩm và ù tai; rung giật nhãn cầu, ù tai, như ve kêu trong tai; đau tai, đau lan ra sau tai, đau ở một tư thế nhất định của đầu; mờ mắt, tối sầm mắt thường cùng với chóng mặt, đau ở hốc mắt; nuốt đau, cảm giác nghẹn...
Hội chứng thực vật dinh dưỡng với các biểu hiện điển hình là: đau đĩa đệm cổ, bệnh nhân thấy đau gáy liên tục hay từng cơn, đau sâu, cứng gáy, đau tăng khi vận động, cử động cổ có khi nghe tiếng “lạo xạo”, co cứng gáy bên bệnh nên vai bên bệnh cao hơn bên lành, hạn chế vận động cổ; hội chứng cơ bậc thang: co cứng các cơ cổ, nhất là cơ bậc thang trước, đau như kim châm dọc mặt trong cánh tay lan tới ngón 4,5, đôi khi đau lan lên vùng chẩm, đau lan tới ngực, yếu và teo cơ bàn tay, lạnh đầu chi, xanh tím, phù nề... các triệu chứng tăng lên khi giơ tay lên cao; viêm quanh khớp vai – cánh tay, đau lan xung quanh khớp vai, thường đau âm ỉ về ban đêm, hạn chế vận động khớp vai, teo cơ ở vai...
Hội chứng tủy: Biểu hiện đầu tiên là dáng đi không vững, cảm giác tê ở thân, bàn tay và các ngón tay cử động vụng về, liệt và teo cơ; liệt chân hoặc tay; teo cơ ngọn chi; đi bộ khó khăn; rối loạn cảm giác tê bì ngọn chi trên, mất vận động chi trên; mất vận động chi dưới; rối loạn cơ thắt, đái khó, đái són, đái ngắt quãng...
Tùy theo vị trí thương tổn CSC mà các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện riêng lẻ hay kết hợp giữa 5 hội chứng kể trên.
Để chẩn đoán xác định người ta dựa vào 5 hội chứng lâm sàng và hình ảnh Xquang của THCSC, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ...
Chữa THCSC như thế nào?
Điều trị bảo tồn và phẫu thuật là 2 phương pháp chủ yếu: Điều trị bảo tồn dùng các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ. Có thể áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như lý liệu pháp, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và tập vận động CSC; người ta còn dùng các phương pháp đặc biệt như: kéo giãn CSC, đeo đai cổ, tiêm ngoài màng cứng.
Các trường hợp nặng, điều trị bảo tồn không kết quả thì phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Phòng bệnh ra sao?
Tránh mang vác nặng, tránh giữ lâu cổ ở các tư thế ưỡn ra sau, cúi cổ ra trước hay nghiêng cổ về một bên. Không vận động cổ quá mức. Tránh các tư thế lao động nghề nghiệp bất lợi cho cử động của cổ: thợ may, đánh máy chữ, thợ tiện, lái xe, nhạc công đánh trống, nghệ sĩ piano, xiếc nhào lộn... cần phải có chế độ nghỉ ngơi thư giãn xoa bóp, tập vận động cổ nhẹ nhàng. Khi có triệu chứng bệnh cần sớm đến khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa.
(Theo SK-ĐS http://www.suckhoedoisong.vn/details.asp?Object=61236487&news_ID=311060036)
Người đăng: BỆNH VIỆN CHỈNH HÌNH - PHCN QUY NHƠN vào lúc 10:58 0 nhận xét
Cách giảm đau thắt lưng
Đau thắt lưng có thể gây tác động từ mức nhẹ tới làm suy nhược cơ thể. Một số thể đau thắt lưng cũng có thể tự thuyên giảm khi gặp điều kiện thuận lợi nào đó giúp lành tổn thương ở lưng, tuy nhiên ở một số trường hợp, việc sử dụng biện pháp phẫu thuật là cần thiết.
Viện nghiên cứu về các rối loạn thần kinh và đột quỵ Quốc gia (Mỹ) đưa ra khuyến nghị về một số biện pháp có thể giúp làm giảm đau thắt lưng, bao gồm: giảm đau và giảm phản ứng viêm bằng thuốc; chườm lạnh ngay sau khi bị chấn thương để làm giảm sưng nề; chườm nóng vùng lưng vài ngày sau chấn thương để giúp làm thư giãn cơ; cần có một giai đoạn ngắn nghỉ ngơi tuyệt đối để giúp phục hồi tổn thương cơ; nên tập luyện nhẹ để tăng độ mềm dẻo và sức mạnh cho cơ lưng.
Quốc Huy (Theo HealthDay News, 11/10/2007) (http://www.moh.gov.vn/homebyt/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1458&ID=5788)
Người đăng: BỆNH VIỆN CHỈNH HÌNH - PHCN QUY NHƠN vào lúc 09:27 0 nhận xét
Đời Sống-Gia Đình (VietBao VN)
Vui Cười (VietBao VN)
SƯU TẦM ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN SỨC KHOẺ:
* Điện thoại của đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567 hoặc chương trình Cửa sổ tình yêu (04) 3 8262625 để được tư vấn miễn phí.
* Phòng tư vấn sức khỏe sinh sản Bệnh viện Từ Dũ TPHCM với các chương trình tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước, trong và sau sinh miễn phí dành cho các ông bố, bà mẹ: điện thoại (08) 3 8395117 (số nội bộ 368).
* Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng tại Bình Định: (có tư vấn về phòng chống HIV/AIDS): Địa chỉ liên hệ với Trung tâm Tư vấn sức khỏe cộng đồng: 419 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn vào tất cả các ngày trong tuần (trừ chủ nhật). ĐT: (056): 3 811 466. Trung tâm tư vấn HIV/AIDS miễn phí tại: + Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng - Bệnh viện Lao: ĐT (056) 3 748 922; + Phòng khám số 3 (936- 938 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn: ĐT (056): 3 792 476.
* Phòng tư vấn sức khỏe miển phí tại Trung tâm Y tế Quận 1 TP.HCM với trên 20 bác sĩ thuộc các chuyên khoa tham gia tham vấn sức khỏe trực tiếp hoặc qua điện thoại số (08) 3 8206544.
* Chương trình VTV1 "Sức khoẻ là vàng", phát sóng vào 18h ngày Chủ nhật và phát lại vào 15h Thứ 4 tuần kế tiếp: Số điện thoại nóng của chương trình là 1900561225.
* Chương trình VTV2 “Sức khoẻ cho mọi người”, phát sóng vào 17h30 ngày Thứ 3 hàng tuần và phát lại vào 12h trưa hôm sau.
* Trung tâm tư vấn ung thư Can Hope (Singapore) tại Hà Nội: 04. 3 7472729 / 04. 3 7472730
* Khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống là chương trình do BV Nguyễn Tri Phương (468 Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM) thực hiện vào lúc 13g30 thứ sáu hằng tuần.
Bệnh nhân có nhu cầu đăng ký qua số ĐT: 39234332 (xin số 895).
Khác:
* Bệnh nhân nam giới có nhu cầu khám và tư vấn các bệnh lý Nam khoa, vui lòng đăng ký tại BVĐH Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P11, Q5.:
1. Phòng khám Nam khoa. Điện thoại: (08) 3 8554269 (số 265) 2. Bộ phận chăm sóc khách hàng. Điện thoại: (08) 3 4051010- 3 4051212
*Ttư vấn “Bệnh loét dạ dày-tá tràng” liên hệ Phòng khám tiêu hóa - bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, xin vui lòng đăng ký qua số điện thoại: 08. 3 4051010, 3 4051212, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, bộ phận Chăm sóc khách hàng.
* Câu lạc bộ phòng chống Hen Hà nội, Hội Hen DU & MDLS Việt nam 04.3 9438933
* Các địa chỉ khác tại: http://shelove.biz/thong-tin-tu-van
* Tham khảo chữa rắn cắn: Địa chỉ liên hệ của ông Tần: Lê Văn Tần - xóm 6 xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Điện thoại: 0972.901.089.