Google

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2007

Phương pháp mới điều trị loạn trương lực

Ngày 10/11/2003, tiến sĩ Trương Dũng, Viện trưởng Parkinson ở California (Mỹ), cùng nhiều giáo sư bác sĩ ở TP HCM đã hội chẩn cho một bệnh nhân mắc chứng “hát được nhưng không nói được”. Kết quả cho thấy bệnh nhân bị loạn trương lực cơ thanh quản, được chỉ định chích Botulinum Toxin A trực tiếp vào thanh quản.
Sau một trận cúm vào tháng 5/2003, anh Thương Hồng Minh, 32 tuổi, ở quận 7, TP HCM không nói chuyện bình thường được, giọng nói anh bị mất chữ và nghẹn khi phát âm. Mặc dù vậy khi cất tiếng hát giọng anh lại vút cao, rất khỏe và anh vừa đoạt giải thi hát ở công ty. Bệnh nhân đi khám và điều trị nhiều nơi với các kết quả khác nhau như rối loạn giọng chức năng, ức chế tâm lý…
Cuộc hội chẩn, với sự có mặt của các giáo sư, bác sĩ Đại học Y dược TP HCM, bệnh viện Trưng Vương, Chợ Rẫy, Nguyễn Tri Phương, xác định anh Minh bị loạn trương lực cơ thanh quản.
Một bệnh nhân khác cũng mắc căn bệnh “kỳ lạ” là bà H., 41 tuổi, ở Hải Dương. Suốt 22 năm bà H. không dám bước ra cửa vì toàn bộ vùng mắt, trán, gáy, tai, cổ… của bà co giật liên tục. Búi tóc sau gáy không ngừng chuyển động lên xuống không tự chủ được. Bệnh nhân bị suy sụp tinh thần nghiêm trọng, đi điều trị nhiều nơi, uống và chịu tác dụng phụ của nhiều loại thuốc. Thậm chí có bác sĩ chẩn đoán bà bị điên và cho thuốc tâm thần.
Mãi đến tháng 8/2003, khi bà H. được đưa đến Đại học Y dược TP HCM, bác sĩ Lê Minh - giảng viên của trường - mới phát hiện bà bị loạn trương lực cơ đầu cổ mặt. Ông đã quyết định dùng Botulinum Toxin A (trước đây được xem thuần túy là một loại độc tố) tiêm cho bệnh nhân. Ở lần tiêm đầu tiên bệnh thuyên giảm 70%.
Tiến sĩ Nguyễn Thi Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho biết năm 1996, ông đã được tiến sĩ Trương Dũng, một trong những người đầu tiên nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của Botulinum Toxin A, hướng dẫn sử dụng thuốc này. Sau khi quay về Việt Nam, ông cùng một số bác sĩ khác tiếp tục nghiên cứu. Tháng 3/2002, giáo sư Nguyễn Đình Hối, hiệu trưởng Đại học Y Dược TPHCM, đã gửi công văn đề nghị và Bộ Y tế chấp thuận cho nhập Botulinum Toxin A (Dysport) để nghiên cứu. Đến nay thuốc đã được cho phép áp dụng ở nhiều đơn vị điều trị như Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Mắt…
Cũng theo ông Hùng, Botulinum Toxin A đã đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị loạn trương lực cơ, một căn bệnh mà nhiều phương pháp điều trị trước đây không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, chất này còn được dùng trong việc xóa nếp nhăn (lĩnh vực thẩm mỹ), lé mắt do liệt dây thần kinh 6, chứng nhức nửa đầu (migraine), nứt kẽ hậu môn…
Tuy nhiên, ông Hùng cũng nhấn mạnh đây là một loại thuốc độc cần có chỉ định hết sức nghiêm ngặt của bác sĩ về đối tượng, liều lượng và cách tiêm. Trong thời gian ngắn sắp tới sẽ có những lớp tập huấn cho các bác sĩ thuộc lĩnh vực này.
Dystonia (loạn trương lực) là một hội chứng co thắt cơ liên tục, thường gây các cử động xoắn vặn và lặp đi lặp lại, hoặc các dáng điệu bất thường. Nét đặc trưng của dystonia là các cử động lặp đi lặp lại ở một số cơ và kéo dài tương đối lâu. Bệnh nhân cũng có thể run rẩy, với các co thắt cơ theo nhịp.
Hiện nay chưa có xét nghiệm, chẩn đoán cho dystonia, mà chỉ chẩn đoán dựa vào lâm sàng.
Nguyên nhân gây ra bệnh Dystonia có thể do di truyền, hoặc do ảnh hưởng của môi trường, chấn thương, đột quỵ, nhiễm trùng, độc tố, khối u…
Các dạng dystonia đặc trưng bao gồm
- Chứng co thắt mi mắt: ảnh hường tới các cơ xung quanh ổ mắt, gây nhắm mắt không chủ ý kèm khó mở mắt. Ở những trường hợp nặng người bệnh gần như mù.
- Dystonia miệng - hàm dưới: ảnh hưởng đến miệng và cằm, tạo ra nét mặt nhăn nhó. Miệng có thể bị kéo sang một bên và lưỡi thè ra quá mức, gây khó khăn trong việc nói, nhai, nuốt.
- Chứng khó phát âm do co thắt ảnh hưởng đến thanh quản
- Chứng chuột rút của người viết: bệnh thường ở tay thuận, co cơ không chủ ý gây tư thế bất thường và run khi viết.
- Chứng co thắt uốn cong: tạo tư thế cong ra phía trước
- Dystonia cổ làm cho đầu bị nghiêng sang một bên vai, hoặc cúi đầu phía trước hoặc ngửa ra phía sau
Thiên Phúc (Theo VnExpress http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2003/11/3B9CD19B/)

Không có nhận xét nào:

Đời Sống-Gia Đình (VietBao VN)

Vui Cười (VietBao VN)

SƯU TẦM ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN SỨC KHOẺ:

Tư vấn miễn phí:

* Điện thoại của đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567 hoặc chương trình Cửa sổ tình yêu (04) 3 8262625 để được tư vấn miễn phí.
* Phòng tư vấn sức khỏe sinh sản Bệnh viện Từ Dũ TPHCM với các chương trình tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước, trong và sau sinh miễn phí dành cho các ông bố, bà mẹ: điện thoại (08) 3 8395117 (số nội bộ 368).
* Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng tại Bình Định: (có tư vấn về phòng chống HIV/AIDS): Địa chỉ liên hệ với Trung tâm Tư vấn sức khỏe cộng đồng: 419 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn vào tất cả các ngày trong tuần (trừ chủ nhật). ĐT: (056): 3 811 466. Trung tâm tư vấn HIV/AIDS miễn phí tại: + Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng - Bệnh viện Lao: ĐT (056) 3 748 922; + Phòng khám số 3 (936- 938 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn: ĐT (056): 3 792 476.
* Phòng tư vấn sức khỏe miển phí tại Trung tâm Y tế Quận 1 TP.HCM với trên 20 bác sĩ thuộc các chuyên khoa tham gia tham vấn sức khỏe trực tiếp hoặc qua điện thoại số (08) 3 8206544.
* Chương trình VTV1 "Sức khoẻ là vàng", phát sóng vào 18h ngày Chủ nhật và phát lại vào 15h Thứ 4 tuần kế tiếp: Số điện thoại nóng của chương trình là 1900561225.
* Chương trình VTV2 “Sức khoẻ cho mọi người”, phát sóng vào 17h30 ngày Thứ 3 hàng tuần và phát lại vào 12h trưa hôm sau.
* Trung tâm tư vấn ung thư Can Hope (Singapore) tại Hà Nội: 04. 3 7472729 / 04. 3 7472730
* Khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống là chương trình do BV Nguyễn Tri Phương (468 Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM) thực hiện vào lúc 13g30 thứ sáu hằng tuần.
Bệnh nhân có nhu cầu đăng ký qua số ĐT: 39234332 (xin số 895).


Khác:

* Bệnh nhân nam giới có nhu cầu khám và tư vấn các bệnh lý Nam khoa, vui lòng đăng ký tại BVĐH Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P11, Q5.:
1. Phòng khám Nam khoa. Điện thoại: (08) 3 8554269 (số 265) 2. Bộ phận chăm sóc khách hàng. Điện thoại: (08) 3 4051010- 3 4051212

*Ttư vấn “Bệnh loét dạ dày-tá tràng” liên hệ Phòng khám tiêu hóa - bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, xin vui lòng đăng ký qua số điện thoại: 08. 3 4051010, 3 4051212, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, bộ phận Chăm sóc khách hàng.

* Câu lạc bộ phòng chống Hen Hà nội, Hội Hen DU & MDLS Việt nam 04.3 9438933

* Các địa chỉ khác tại: http://shelove.biz/thong-tin-tu-van

* Tham khảo chữa rắn cắn: Địa chỉ liên hệ của ông Tần: Lê Văn Tần - xóm 6 xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Điện thoại: 0972.901.089.

Người theo dõi