Google

18/12/2012

Phòng bệnh nhờ vật lý trị liệu

Rất nhiều loại rối loạn hệ vận động do tư thế sai trong sinh hoạt, làm việc có thể được ngăn ngừa hiệu quả nếu được tập vật lý trị liệu sớm.
Trao đổi với PV Thanh Niên, giảng viên ĐH Y Dược TP.HCM Lê Khánh Điền cho biết có không ít bệnh nhân bị các bệnh lý về cột sống khi tìm đến khoa vật lý trị liệu thì các rối loạn đã ở giai đoạn nặng khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Những bệnh nhân này lúc bắt đầu đau nhẹ hay coi thường, để “lướt” qua hoặc chỉ uống thuốc giảm đau. Để lâu ngày, tới lúc đi khám bệnh thì đĩa đệm cột sống đã bị hư nhiều tầng. Ở giai đoạn này, điều trị bằng vật lý trị liệu đôi khi không còn hiệu quả và bác sĩ bắt buộc phải ra chỉ định phẫu thuật.
Đời sống thành thị bận rộn căng thẳng và đặc biệt với các nghề nghiệp yêu cầu phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, tài xế, thợ may..., khiến ngày càng có nhiều người bị các bệnh “thời đại” như béo phì, tiểu đường, tim mạch, thoát vị đĩa đệm cột sống, hội chứng đường hầm cổ tay. Trong số này, những rối loạn về cơ xương khớp hoàn toàn có thể tránh được nếu bạn sớm tìm đến chuyên khoa vật lý trị liệu để được khám, điều trị và hướng dẫn tập luyện ngay khi có những triệu chứng ban đầu như mỏi lưng, mỏi cổ (các rối loạn ở cột sống) hoặc tê ngón tay, sức cầm nắm giảm (hội chứng đường hầm cổ tay). Thậm chí, kể cả lúc chưa bị đau, bạn vẫn có thể “đi trước một bước” bằng cách ghé qua khoa này trong những dịp đến bệnh viện khám tổng quát. Một số bệnh nhân tuổi còn trẻ khi chụp X-quang kiểm tra phổi thì mới phát hiện mình bị vẹo cột sống.

Ngoài các bệnh thường gặp ở nhân viên văn phòng, vật lý trị liệu còn giúp phòng ngừa chấn thương hoặc tái chấn thương đối với vận động viên (hướng dẫn các tư thế an toàn thích hợp với từng môn thể thao), giúp tình trạng thoái hóa khớp ở người lớn tuổi được cải thiện hoặc không trở nên nghiêm trọng hơn...

Trước đây, vật lý trị liệu chủ yếu được nhắc đến với vai trò điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân, nhưng nay đã khẳng định được hiệu quả trong cả việc phòng ngừa. Cụ thể là chứng đau lưng, nỗi ám ảnh của nhiều nhân viên văn phòng. Nếu không điều trị đúng cách, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng đau lưng mạn tính, sớm thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa... Ngoài những trường hợp từng bị chấn thương hoặc bị các bệnh lý bẩm sinh về cột sống thì nguyên nhân chủ yếu gây đau lưng là do tư thế, động tác sai trong sinh hoạt thường ngày như: cúi gập lưng để nâng vật nặng; ngồi làm việc trước máy tính trong thời gian dài ở tư thế sai (cổ cúi tới trước, lưng gập về trước hoặc ngửa ra sau); nằm ngủ nghiêng chéo chân; nằm võng quá lâu và thường xuyên. Bên cạnh đó, ngồi làm việc liên tục 7 - 8 tiếng và thiếu vận động sẽ khiến hệ cơ, đặc biệt là cơ lưng, cơ bụng bị yếu, không còn nâng đỡ cột sống hiệu quả.

Cột sống là sự phối hợp hài hòa của các đốt sống, đĩa đệm, mặt khớp và hệ thống cơ, dây chằng, giúp thực hiện các chức năng nâng đỡ cơ thể, bảo vệ tủy sống và đảm bảo các cử động. Những tư thế sai nói trên và tình trạng cơ yếu làm sự phối hợp này hết “ăn ý”, gây nên các vi chấn thương, lâu ngày sẽ dẫn đến những tổn thương nặng nề ở cột sống. Nếu sớm tìm đến khoa vật lý trị liệu, bạn sẽ được kiểm tra chức năng vận động, thói quen sinh hoạt, làm việc để phát hiện các yếu tố “nguy cơ” như tư thế sai, ít vận động, tập luyện thể dục thể thao không phù hợp, sau đó được chỉ định các bài tập đặc thù, hướng dẫn các tư thế đúng, nếu cần sẽ được điều trị bằng điện trị liệu, siêu âm hoặc kéo cột sống, và tư vấn về cách giữ gìn cột sống.

Lan Chi
(Nguồn Thanhnien.com.vn)

18/10/2012

Cạm bẩy trong phẩu thuật lấy vật liệu

Vật liệu = vật liệu kết hợp xương như đinh nội tủy, các loại kim, nẹp, vít, chỉ thép, v...v...


Những khó khăn thường gặp trong phẫu thuật lấy vật liệu như sau:

1. Không lấy ra được vì vật liệu đã hoà nhập tốt vào xương. Hiện tượng nội cốt nhập (bone ingrowth) giúp xương phát triển gắn kết vào vật liệu, không còn giới hạn giữa vật liệu và xương.

2. Không lấy ra được vì hình dáng vật liệu : các loại vít đời cũ, tuốc nơ vít chữ thập không đủ độ bám để tháo vít.

3. Không lấy vật liệu được vì dụng cụ mổ không tương thích:

Con mắt của đinh quá nhỏ: không đặt móc vào được.

Vật liệu mới: không có dụng cụ lấy ra.

Cách khắc phục: để luôn, không quá gắng sức lấy ra vì sẽ làm gãy xương nơi khác; hoặc chỉ lấy một phần vật liệu ảnh hưởng chức năng; hoặc phải mở rộng trường mổ, bộc lộ vật liệu.

4. Khó khăn lấy vật liệu: đinh chìm sâu trong xương, kim chạy nơi khác.

5. Đinh nội tủy cong, gãy.

6. Vít bị gãy trước hoặc trong khi mổ không lấy phần còn lại được.

Bài học kinh nghiệm:

1. Cần phim mới, thấy rõ toàn bộ vật liệu, tiên liệu tình huống, đánh giá mức độ xương bám chắc vào vật liệu.

2. Chuẩn bị đủ dụng cụ: móc đủ cỡ, tuốc nơ vít, kềm cắt đinh, v...v...

3. Bộc lộ đủ rộng (phần mềm, vật liệu), đục xương nếu cần, không mổ thô bạo.

4. Trước mổ, giải thích cho bệnh nhân mọi tình huống có thể xảy ra: lấy toàn bộ, một phần hoặc không lấy.

5. Nhiều bệnh nhân và gia đình hoang tưởng về giá trị của vật liệu gây rắc rối pháp lý cho phẫu thuật viên.

Lê Phúc & Cộng sự (Theo www.chanthuongchinhhinh.com)

29/06/2012

Nhiệm vụ của Tổ chức Childen Action tại Việt Nam

Vận hành Phẫu thuật
Ở Việt Nam, hàng ngàn trẻ em bị dị tật và một số hình thức khuyết tật, việc hội nhập xã hội của họ gặp khó khăn. Sự nghèo đói của gia đình và các nguồn lực hạn chế của các tổ chức chăm sóc y tế hiện có dẫn đến một số lượng lớn các trẻ em bị thiếu quan tâm chăm sóc, đang bị xa lánh sống bên lề của xã hội. Từ năm 1996, tổ chức Children Action (Trẻ em Hành động) đã tổ chức công tác phẫu thuật tại Việt Nam .

Phẫu thuật điều trị và đào tạo đội ngũ y tế địa phương
Hàng năm, các bác sĩ phẫu thuật hàng đầu châu Âu tham gia 12 công tác tại Việt Nam, tổ chức để trẻ em được phẫu thuật tại quê hương của họ. Hở môi, khuyết tật, thương tích bỏng, cũng như các bệnh lý khác được chữa trị theo những nhiệm vụ này. Đội ngũ y tế địa phương được học kinh nghiệm chuyên môn của các bác sĩ phẫu thuật nước ngoài để hoàn thiện các phương pháp riêng của họ và thực hành các kỹ thuật mới. (Xem video ở đây).

Từ năm 2007 Children Action quyết định hỗ trợ điều trị cho trẻ em Việt Nam bị bệnh tim mạch mà gia đình quá nghèo không thể trả chi phí điều trị. Cuộc phẫu thuật diễn ra tại Viện Tim và Bệnh viện Tâm Đức tại thành phố Hô Chí Minh.

Mục đích là không cố điều trị cho nhiều trường hợp, mà phải đảm bảo rằng trẻ em nhận được điều trị với chất chất lượng cao nhất và có sự giám sát.

Kết quả đạt được:
• 43.332 lượt tham vấn được thực hiện bởi đội ngũ y tế châu Âu và Việt Nam.
• 2.778 ca phẫu thuật cho trẻ em với hở môi.
• 3.726 ca phẫu thuật chỉnh hình.
• 1.751 ca phẫu thuật bệnh nhân bị vết thương bỏng.
• 296 ca phẫu thuật bệnh nhân bị bệnh tim.
• Lắp đặt 2.872 dụng cụ chỉnh hình.
• Phân phối của hơn 700 xe lăn.

Chi phí :
- Một ca phẫu thuật (chấn thương bỏng, dị tật, hở môi) chi phí khoảng CHF 250 (170 €) bao gồm cả vật tư, theo dõi.
- Một chuyến công tác một tuần để thực hiện phẫu thuật trên 30 trẻ em, với một nhóm chuyên gia châu Âu, chi phí khoảng CHF 12000 (8000 €), bao gồm đào tạo.
- Xe lăn chi phí CHF 150 (100 €).
- Một ca phẫu thuật tim có điều kiện CHF 2240 (1520 €).

Nhóm chịu trách nhiệm
- Chuyên gia khoa học cho Đoàn công tác phẫu thuật: Giáo sư Claude Le Coultre, Giáo sư danh dự, Khoa Y, Geneva
- Trưởng dự án - Phẫu thuật chỉnh hình: Giáo sư Michel Dutoit, Giám đốc văn phòng y dược, Bệnh viện chỉnh hình Suisse Romande , Lausanne.
- Trưởng dự án Tổn thương bỏng: Bác sĩ Jean-Claude Castede, Bác sĩ phẫu thuật, Bordeaux
- Điều phối viên địa phương: Bà Giang Tạ Thị Minh, Việt Nam.
(Thông tin tại childrenaction.org)

27/06/2012

10 CÁCH NGĂN NGỪA THOÁI HÓA KHỚP

Tác giả : BS. HUỲNH BÁ LĨNH (BV. Chấn thương Chỉnh hình - TPHCM)

Thoái hóa khớp là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đau khớp ở người trưởng thành. Từ chuyên môn gọi là viêm xương khớp (osteoarthritis). Trước đây người ta xem nó là căn bệnh của người cao tuổi. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy có rất nhiều người dưới 40 tuổi cũng bị thoái hóa khớp. Thường gặp nhất là do chấn thương và khớp làm việc quá tải. Ngoài ra còn một nguyên nhân trước đây ít gặp nhưng nay khá phổ biến là bệnh béo phì. Hiếm gặp hơn là các nguyên nhân về di truyền (gen) hay khiếm khuyết bẩm sinh về xương khớp.

Ðiểm lại các nguyên nhân thường gặp, chúng ta thấy rõ thoái hóa khớp là bệnh có thể ngăn ngừa được. Sau đây là 10 biện pháp được các nhà chuyên môn đề nghị:

1. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp

Khi bạn càng béo, sức nặng đè lên khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối và bàn chân.

2. Siêng vận động

Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Ðó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương trong vận động.

3. Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng

Tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa, vì thế lực đè ép sẽ tối thiểu. Hơn nữa, khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.

4. Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng

Khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay là khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.

5. Giữ nhịp sống thoải mái

Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Nên nhớ rằng các cơ quan trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp.

6. Phải biết "lắng nghe" cơ thể

Cơ thể chúng ta có cơ chế báo động rất tuyệt vời. Khi có vấn đề nó sẽ báo động ngay cho bạn. Trong đó đau là dấu hiệu báo động chủ yếu. Phải ngưng ngay lập tức các vận động nếu chúng gây đau.

7. Thay đổi tư thế thường xuyên

Nên thường xuyên thay đổi các tư thế sinh hoạt. Tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp. Có thể đây là yếu tố chính yếu gây ra thoái hóa khớp do nghề nghiệp, nhất là ở những người lao động trí óc.

8. Sự luyện tập "như một chiến binh" sẽ làm hại bạn

Khi khớp của bạn có vấn đề, lời khuyên nên vận động của bác sĩ có thể được bạn hăng hái thực hiện một cách quá mức. Nguyên nhân thường là nỗi lo sợ thầm kín báo hiệu tuổi già của những người thành đạt trong cuộc sống, là sự âu lo nếu bạn là trụ cột của gia đình. Những lý do này khiến bạn vội vã lao vào tập luyện như những người lính cứu hỏa dập tắt đám cháy. Tuy nhiên điều này không thể áp dụng cho tổn thương khớp. Do sụn khớp phải trải qua một thời gian dài tác động mới bị hư hỏng (thoái hóa), vì vậy khi bạn cảm thấy đau nghĩa là nó đã hư khá nặng. Sự nghỉ ngơi sẽ làm ngừng gia tăng mức độ tổn thương. Còn sự vận động sẽ giúp nó phục hồi nhưng cần phải tăng dần cường độ. Nếu bạn quá gắng sức hay nóng nảy trong luyện tập để đốt giai đoạn, thì vô tình sẽ làm chết lớp sụn mới còn non yếu do các lực tác động quá mức của chính mình. Nên bắt đầu bằng những động tác nhẹ nhàng và chậm rãi, sau đó mới tăng dần lên tùy vào sự phản ứng của cơ thể.

9. Bảo vệ cơ thể trước những bất trắc trong sinh hoạt

Khi ra khỏi nhà, bạn nên cẩn thận chuẩn bị những dụng cụ bảo vệ cổ tay và khớp gối, nhằm đề phòng những tình huống bất ngờ có thể làm bạn bị chấn thương.

10. Ðừng ngại ngần khi có yêu cầu trợ giúp

Bạn không nên cố gắng làm một việc gì đó quá sức của mình. Nếu cảm thấy khó khăn, nên nhờ người khác trợ giúp. Mang vác hay xách một vật nặng có thể làm bạn đau nhức kéo dài nhiều ngày. Tình trạng đau nhức này thể hiện sự tổn thương của cơ thể. Từ những lỗ nhỏ có thể phát triển thành những sang thương lớn hơn trên mặt sụn khớp. (Theo Ykhoa.net)

11/05/2012

Liệu pháp mới bảo tồn bàn chân cho người bị tiểu đường

Loét bàn chân là biến chứng đáng sợ đối với nhiều bệnh nhân đái tháo đường vì nguy cơ cao phải cắt chi. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã có phát minh mới giúp chữa khỏi bệnh mà không cần phẫu thuật.

Đây là nội dung hội thảo khoa học do hội Nội tiết và đái tháo đường Việt Nam tổ chức tại Huế chiều 10/5.
Loét bàn chân là một biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường nặng, xảy ra ở mu bàn chân, ngón cái với tỉ lệ tử vong vì biến chứng này gần bằng tỉ lệ tử vong do ung thư hay căn bệnh thế kỷ AIDS. Các vết loét ban đầu chỉ là vết xước nhỏ hoặc phồng da do bệnh nhân đi giày dép quá chật nhưng do không phát hiện kịp thời cũng như thiếu kiến thức chăm sóc khiến các vết loét lâu lành, lan rộng dẫn đến hoại tử. Việc đoạn chi là giải pháp cuối cùng. Song số người sống được sau đoạn chi 5 năm cũng chỉ chiếm khoảng 40%.

Mới đây, một trung tâm công nghệ sinh học Cu Ba đã nghiên cứu và phát triển yếu tố phát triển biểu bì tái tổ hợp (Heberprot-P), được sử dụng tiêm trong và ngoại biên vết loét.
Theo giáo sư Arístides García Herrera, Trưởng khoa chăm sóc bàn chân, Đại học Mantanzas Cuba, để giúp làm lành loét bàn chân đái tháo đường, không chỉ cần làm sạch và diệt khuẩn mà còn phải kích thích phát triển mô bị thiếu trong điều kiện bình thường.
Phương pháp mới sẽ kích thích sự tạo mô hạt và gia tăng quá trình tái biểu mô hóa trong các vết loét và sang thương thiếu máu cục bộ, mất trương lực, khó lành trong đái tháo đường. Nhờ thế rút ngắn thời gian lành vết thương, làm giảm số lần và mức độ phẫu thuật cắt lọc và tái phát tại chỗ, góp phần bảo tồn chi.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á đưa phương pháp này vào điều trị. Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM và Bệnh viện Nội tiết Trung Ương thử nghiệm trên 33 bệnh nhân trong độ tuổi từ 24 đến 76, bị loét bàn chân do đái tháo đường nặng độ 3 và 4 (khó lành).
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, cho biết trong vòng 8 tuần, 97% bệnh nhân loét nặng đáp ứng tốt, vết loét hình thành mô hạt trên 75%. Bệnh nhân có một số phản ứng phụ như run, đau, sốt, rung mình nhưng các phản ứng này có tiên lượng và kiểm soát được.
Theo kinh nghiệm lâm sàng quốc tế, các vết loét sau điều trị Heberprot-P hình thành mô hạt từ 75% trở lên có thể liền thương mà không cần tiếp tục điều trị.
Kết quả đã được Bộ Y Tế nghiệm thu và công nhận, được cấp phép lưu hành ngày 22/3/2012.
Giáo sư William Marston, Trưởng khoa phẫu thuật mạch máu, Đại học Y khoa Bắc Carolina đánh giá: “Với yếu tố phát triển biểu bì tái tổ hợp người, các bác sĩ có thể không cần can thiệp phẫu thuật hay dùng những biện pháp can thiệp khác để cải thiện hiệu quả điều trị mà vẫn chotỉ lệ thành công cao”.
Nguyễn Đông (Theo VNExpress.net)

24/02/2012

Bệnh lý cột sống và xương khớp

Cột sống được gắn kết xen kẽ bởi các đốt sống và đĩa đệm mà trong đó đĩa đệm đóng vai trò như bộ phận giảm sốc, với những biểu hiện thường gặp và các yếu tố rủi ro dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cột sống.

Khi lão hóa, khả năng đàn hồi của đĩa đệm giữa các đốt sống giảm dần trở nên dễ vỡ và một số bộ phận của đốt sống phát triển hơn mức bình thường. Vì vậy, đĩa đệm mất khả năng giảm sốc, gây áp lực và chèn ép lên tủy và nhánh rễ thần kinh tủy. Tổn thương này có thể dẫn đến biểu hiện mất cảm giác, yếu ớt và mất cân bằng. Tuỳ theo khu vực bị chèn ép mà biểu hiện sẽ khác nhau. Tuỳ thuộc vào mức độ chèn ép bộ phận bị chèn ép có thể mất một phần hoặc toàn bộ chức năng.
Một số biểu hiện thường gặp của tình trạng trên như: Cảm giác yếu và mất sức ở các chi; mất cảm giác; thay đổi về chức năng phản xạ; mất khả năng kiểm soát bàng quang (són tiểu), đại tiện (són phân); rối loan cương dương; liệt; đau lưng; đau cổ.
Các yếu tố rủi ro dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cột sống: Thường khuân vác nặng, cuối gập người; lão hoá dẫn đến thoái hóa; chấn thương cột sống (thoát vị đĩa đệm); chiều cao; béo phì (tăng áp lực lên các đĩa đệm); hẹp ống sống; hút thuốc (khói thuốc làm giảm hoạt tính của đĩa đệm).
Theo thời gian, các khớp bị ảnh hưởng do sự biến đổi trong sụn và trong mô liên kết. Sụn bên trong khớp bắt đầu mỏng dần và các thành phần của sụn (proteoglycan) bắt đầu thay đổi, tác động đến sự dẻo dai và khiến chúng dễ bị tổn thương. Ở một số bệnh nhân, bề mặt của khớp không trượt lên nhau một cách dễ dàng theo biến đổi của quá trình lão hoá. Quá trình này có thể dẫn đến viêm xương khớp. Mặt khác, các khớp cũng cứng hơn vì mô liên kết trong các dây chằng, gân trở nên sơ cứng và giảm độ đàn hồi. Những biến đổi này làm cho các chuyển động của khớp bị hạn chế.
Đối với một số khớp (như khớp gối), dây chằng (bao quanh và hỗ trợ khớp) thường bị giãn khiến khớp không ổn định. Những vận động đòi hỏi sự di chuyển và va chạm các khớp (như đứng, leo cầu thang, đi bộ...) có thể gây đau nhói. Diễn biến lâu dài sẽ làm hao mòn và thâm chí phá huỷ cấu trúc khớp do sự cọ sát và viêm xương khớp. Trường hợp này cần phải thay khớp, phổ biến là khớp gối và khớp háng.
Viêm xương khớp thường ảnh hưởng đến cột sống mà đau lưng là triệu chứng phổ biến nhất. Thông thường, các đĩa đệm hoặc các khớp bị tổn thương trong cột sống gây đau nhẹ và cứng. Tuy nhiên, viêm xương khớp ở cổ và thắt lưng có thể gây tê, đau và suy nhược ở cánh tay, hoặc chân nếu xương phát triển quá mức chèn lên các dây thần kinh. Xương phát triển quá mức trong ống sống ở thắt lưng (chứng hẹp tủy sống vùng thắt lưng) sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh trước khi các dây thần kinh ra khỏi ống tủy sống truyền xuống chân. Sự chèn ép này có thể gây ra đau chân sau khi đi bộ.
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Dịch Vụ Giải Pháp Chăm Sóc Việt Sing) (Vnexpress)

08/01/2012

Có thuốc ngừa bệnh gút không?

Tôi chưa bị bệnh gút nhưng thấy nhiều ông bạn bị bệnh này, nghe sợ quá. Xin hỏi hiện có thuốc ngừa bệnh gút chưa?
BS Nguyễn Hồng Thu, giám đốc viện Gút TP.HCM:
Ngón chân cái bị sưng, nóng, đỏ.
Hiện không có thuốc hoặc vắcxin ngừa bệnh gút. Điều quan trọng nhất chính là thói quen ăn uống, sinh hoạt. Ăn quá nhiều đạm, uống nhiều bia rượu, có nếp sống không điều độ (thức khuya, dậy sớm, để quá đói hoặc quá no), hay căng thẳng... đều dễ dẫn đến những cơn gút cấp. Theo tây y, cách chữa trị phổ biến là dùng Colchicin (thuốc đặc hiệu điều trị gút) và các loại kháng viêm, giảm đau không steroid (NSAID) kết hợp với các thuốc giảm tổng hợp axít uric như Allopurinol hoặc tăng đào thải axít uric. Tuy nhiên, mỗi người có thể phù hợp với một loại thuốc khác nhau, bạn không nên tự uống thuốc mà phải có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Đời Sống-Gia Đình (VietBao VN)

Vui Cười (VietBao VN)

SƯU TẦM ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN SỨC KHOẺ:

Tư vấn miễn phí:

* Điện thoại của đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567 hoặc chương trình Cửa sổ tình yêu (04) 3 8262625 để được tư vấn miễn phí.
* Phòng tư vấn sức khỏe sinh sản Bệnh viện Từ Dũ TPHCM với các chương trình tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước, trong và sau sinh miễn phí dành cho các ông bố, bà mẹ: điện thoại (08) 3 8395117 (số nội bộ 368).
* Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng tại Bình Định: (có tư vấn về phòng chống HIV/AIDS): Địa chỉ liên hệ với Trung tâm Tư vấn sức khỏe cộng đồng: 419 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn vào tất cả các ngày trong tuần (trừ chủ nhật). ĐT: (056): 3 811 466. Trung tâm tư vấn HIV/AIDS miễn phí tại: + Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng - Bệnh viện Lao: ĐT (056) 3 748 922; + Phòng khám số 3 (936- 938 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn: ĐT (056): 3 792 476.
* Phòng tư vấn sức khỏe miển phí tại Trung tâm Y tế Quận 1 TP.HCM với trên 20 bác sĩ thuộc các chuyên khoa tham gia tham vấn sức khỏe trực tiếp hoặc qua điện thoại số (08) 3 8206544.
* Chương trình VTV1 "Sức khoẻ là vàng", phát sóng vào 18h ngày Chủ nhật và phát lại vào 15h Thứ 4 tuần kế tiếp: Số điện thoại nóng của chương trình là 1900561225.
* Chương trình VTV2 “Sức khoẻ cho mọi người”, phát sóng vào 17h30 ngày Thứ 3 hàng tuần và phát lại vào 12h trưa hôm sau.
* Trung tâm tư vấn ung thư Can Hope (Singapore) tại Hà Nội: 04. 3 7472729 / 04. 3 7472730
* Khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống là chương trình do BV Nguyễn Tri Phương (468 Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM) thực hiện vào lúc 13g30 thứ sáu hằng tuần.
Bệnh nhân có nhu cầu đăng ký qua số ĐT: 39234332 (xin số 895).


Khác:

* Bệnh nhân nam giới có nhu cầu khám và tư vấn các bệnh lý Nam khoa, vui lòng đăng ký tại BVĐH Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P11, Q5.:
1. Phòng khám Nam khoa. Điện thoại: (08) 3 8554269 (số 265) 2. Bộ phận chăm sóc khách hàng. Điện thoại: (08) 3 4051010- 3 4051212

*Ttư vấn “Bệnh loét dạ dày-tá tràng” liên hệ Phòng khám tiêu hóa - bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, xin vui lòng đăng ký qua số điện thoại: 08. 3 4051010, 3 4051212, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, bộ phận Chăm sóc khách hàng.

* Câu lạc bộ phòng chống Hen Hà nội, Hội Hen DU & MDLS Việt nam 04.3 9438933

* Các địa chỉ khác tại: http://shelove.biz/thong-tin-tu-van

* Tham khảo chữa rắn cắn: Địa chỉ liên hệ của ông Tần: Lê Văn Tần - xóm 6 xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Điện thoại: 0972.901.089.

Người theo dõi