Chủ tịch Quỹ Nippon Yohei Sasakawa - Gieo niềm tin cho những số phận thiệt thòi
19-09-2007 00:29:44 GMT +7
(Hình: Ông Yohei Sasakawa tận tình thăm hỏi cô Nguyễn Thị Hằng )
Cô Nguyễn Thị Hằng, 29 tuổi, ở thôn Đồng Văn, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Tây rưng rưng xúc động khi được ông Yohei Sasakawa, Chủ tịch Quỹ Nippon, sờ vào chiếc chân giả của cô và hỏi thăm: “Con đi lại có dễ dàng không? Có cảm thấy đau đớn không?”. Chỉ mới năm ngoái thôi, ước mơ có được một chiếc chân giả để tiếp tục đi làm, chăm sóc hai đứa con thơ đối với Hằng là một giấc mơ. Bất hạnh qua, niềm an ủi đến, đầu năm nay cô được Trung tâm Kỹ thuật Chỉnh hình và Phục hồi chức năng của tỉnh Hà Tây, Quỹ Nippon cung cấp một chiếc chân giả miễn phí.
Cô Hằng chỉ là một trong hàng ngàn người khuyết tật được Quỹ Nippon đem lại niềm vui và niềm tin vào cuộc sống
Để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng
Sinh trưởng trong một gia đình giàu có của Nhật, bản thân ông Sasakawa cũng từng là cựu chiến binh nên ông thấu hiểu được những cay đắng, mất mát của nạn nhân chiến tranh, người khuyết tật.
Có mặt tại VN từ cuối những năm 90 thập kỷ trước, ông Sasakawa thực lòng yêu mến và kính trọng con người và đất nước VN. Trong hơn 10 năm qua, Quỹ Nippon đã cung cấp cho người tàn tật VN khoảng 30.000 dụng cụ chỉnh hình. Quỹ Nippon của ông đã và đang hoạt động ở 120 nước trên thế giới với khẩu hiệu “ Thế giới một nhà, toàn nhân loại đều là anh em”.
Ông chủ tịch của quỹ muốn đem đến VN một phần đóng góp của mình với một ước mong giản dị “ người nghèo ai cũng được ăn no, người khuyết tật không cảm thấy mình bị xã hội bỏ rơi, hòa nhập cuộc sống và làm được những công việc mình yêu thích”.
Phát biểu tại lễ nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp lao động - thương binh và xã hội” ngày 18-9 tại Hà Nội, ông Sasakawa tâm sự, ông có ba điều ước lớn là có thể góp sức mình vào việc hỗ trợ tăng sản lượng nông nghiệp, cải thiện môi trường y tế cộng đồng và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho những nước thứ ba. VN là một nơi để ông thể hiện tâm huyết của mình, thỏa nguyện với ba điều ước lớn đó.
Từ những năm 2000, Quỹ Nippon đã cung cấp hàng chục triệu USD để giúp xây dựng trường học dành cho người khuyết tật ở Đà Nẵng, Thủ Đức-TPHCM, Cần Thơ...
Ông Sasakawa không ngần ngại đi thực tế, tìm hiểu nhiều trường hợp tận cơ sở. Ngoài ra, Quỹ Nippon đã cung cấp tài chính để thực hiện các hoạt động đào tạo, giáo dục, hỗ trợ cơ sở hạ tầng cộng đồng...
Đại sứ bệnh phong
Năm 2001, ông Sasakawa được Tổ chức Y tế Thế giới cử làm Đại sứ thiện chí của Liên Hiệp Quốc về loại trừ bệnh phong, do những nỗ lực của ông trong 30 năm nhằm xóa bỏ căn bệnh vốn đày đọa nhân loại này.
Quỹ Nippon của ông đã thành lập hàng trăm trung tâm và bệnh viện điều trị bệnh phong trên toàn thế giới. Đến thăm bệnh viện điều trị cho bệnh nhân phong do Quỹ Nippon tài trợ ở Hà Tây, ông Sasakawa đi đến từng giường bệnh, ân cần thăm hỏi từng người bệnh.
Theo ông, căn bệnh có hàng ngàn năm này không phải là vô phương cứu chữa. Nhờ những loại thuốc đặc trị, đến nay căn bệnh này có thể được chữa trị trong vòng một năm.
Ông cho biết, kể từ năm 1985, bệnh phong đã được xóa bỏ hoàn toàn ở hơn 100 quốc gia, chỉ còn bốn nước là Nepal, Brazil, Mozambique và Congo vẫn bị căn bệnh này đe dọa.
Ông nhận xét: “VN đã có những thành quả đáng kể trong việc loại trừ căn bệnh quái ác này. VN là nước duy nhất trên thế giới giáo dục cho người dân nhận thức được tác dụng của điều trị bằng thuốc và không nên xa lánh những người mắc bệnh”.
Ông lo ngại rằng tâm lý xã hội sẽ tác động xấu đến bệnh nhân và gia đình của họ, cụ thể là sự đối xử lạnh nhạt nặng nề, đôi khi cả khinh miệt đối với bệnh nhân và cả những người đã bình phục, khiến họ cảm thấy bị xã hội ghẻ lạnh.
Ông Sasakawa tâm niệm sẽ có một quy định chung để xóa bỏ phân biệt đối xử với họ, được Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đưa ra và phê chuẩn tại hội nghị thường niên và ông đang bền bỉ đấu tranh cho nỗ lực này.
Việc trao Kỷ niệm chương vì sự nghiệp lao động - thương binh và xã hội cho Chủ tịch Quỹ Nippon Yohei Sasakawa là ghi nhận thiện cảm công lao đầy tính nhân văn cũng như những nỗ lực tích cực và đóng góp rất hiệu quả của cá nhân ngài chủ tịch cũng như Quỹ Nippon đối với nhân dân VN nói chung, đặc biệt là những người có hoàn cảnh thiệt thòi, yếu thế như người nghèo, người khuyết tật nói riêng. (Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thị Kim Ngân)
Bích Diệp (Báo người lao động http://www.nld.com.vn/tintuc/chinh-tri-xa-hoi/202736.asp)
19-09-2007 00:29:44 GMT +7
(Hình: Ông Yohei Sasakawa tận tình thăm hỏi cô Nguyễn Thị Hằng )
Cô Nguyễn Thị Hằng, 29 tuổi, ở thôn Đồng Văn, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Tây rưng rưng xúc động khi được ông Yohei Sasakawa, Chủ tịch Quỹ Nippon, sờ vào chiếc chân giả của cô và hỏi thăm: “Con đi lại có dễ dàng không? Có cảm thấy đau đớn không?”. Chỉ mới năm ngoái thôi, ước mơ có được một chiếc chân giả để tiếp tục đi làm, chăm sóc hai đứa con thơ đối với Hằng là một giấc mơ. Bất hạnh qua, niềm an ủi đến, đầu năm nay cô được Trung tâm Kỹ thuật Chỉnh hình và Phục hồi chức năng của tỉnh Hà Tây, Quỹ Nippon cung cấp một chiếc chân giả miễn phí.
Cô Hằng chỉ là một trong hàng ngàn người khuyết tật được Quỹ Nippon đem lại niềm vui và niềm tin vào cuộc sống
Để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng
Sinh trưởng trong một gia đình giàu có của Nhật, bản thân ông Sasakawa cũng từng là cựu chiến binh nên ông thấu hiểu được những cay đắng, mất mát của nạn nhân chiến tranh, người khuyết tật.
Có mặt tại VN từ cuối những năm 90 thập kỷ trước, ông Sasakawa thực lòng yêu mến và kính trọng con người và đất nước VN. Trong hơn 10 năm qua, Quỹ Nippon đã cung cấp cho người tàn tật VN khoảng 30.000 dụng cụ chỉnh hình. Quỹ Nippon của ông đã và đang hoạt động ở 120 nước trên thế giới với khẩu hiệu “ Thế giới một nhà, toàn nhân loại đều là anh em”.
Ông chủ tịch của quỹ muốn đem đến VN một phần đóng góp của mình với một ước mong giản dị “ người nghèo ai cũng được ăn no, người khuyết tật không cảm thấy mình bị xã hội bỏ rơi, hòa nhập cuộc sống và làm được những công việc mình yêu thích”.
Phát biểu tại lễ nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp lao động - thương binh và xã hội” ngày 18-9 tại Hà Nội, ông Sasakawa tâm sự, ông có ba điều ước lớn là có thể góp sức mình vào việc hỗ trợ tăng sản lượng nông nghiệp, cải thiện môi trường y tế cộng đồng và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho những nước thứ ba. VN là một nơi để ông thể hiện tâm huyết của mình, thỏa nguyện với ba điều ước lớn đó.
Từ những năm 2000, Quỹ Nippon đã cung cấp hàng chục triệu USD để giúp xây dựng trường học dành cho người khuyết tật ở Đà Nẵng, Thủ Đức-TPHCM, Cần Thơ...
Ông Sasakawa không ngần ngại đi thực tế, tìm hiểu nhiều trường hợp tận cơ sở. Ngoài ra, Quỹ Nippon đã cung cấp tài chính để thực hiện các hoạt động đào tạo, giáo dục, hỗ trợ cơ sở hạ tầng cộng đồng...
Đại sứ bệnh phong
Năm 2001, ông Sasakawa được Tổ chức Y tế Thế giới cử làm Đại sứ thiện chí của Liên Hiệp Quốc về loại trừ bệnh phong, do những nỗ lực của ông trong 30 năm nhằm xóa bỏ căn bệnh vốn đày đọa nhân loại này.
Quỹ Nippon của ông đã thành lập hàng trăm trung tâm và bệnh viện điều trị bệnh phong trên toàn thế giới. Đến thăm bệnh viện điều trị cho bệnh nhân phong do Quỹ Nippon tài trợ ở Hà Tây, ông Sasakawa đi đến từng giường bệnh, ân cần thăm hỏi từng người bệnh.
Theo ông, căn bệnh có hàng ngàn năm này không phải là vô phương cứu chữa. Nhờ những loại thuốc đặc trị, đến nay căn bệnh này có thể được chữa trị trong vòng một năm.
Ông cho biết, kể từ năm 1985, bệnh phong đã được xóa bỏ hoàn toàn ở hơn 100 quốc gia, chỉ còn bốn nước là Nepal, Brazil, Mozambique và Congo vẫn bị căn bệnh này đe dọa.
Ông nhận xét: “VN đã có những thành quả đáng kể trong việc loại trừ căn bệnh quái ác này. VN là nước duy nhất trên thế giới giáo dục cho người dân nhận thức được tác dụng của điều trị bằng thuốc và không nên xa lánh những người mắc bệnh”.
Ông lo ngại rằng tâm lý xã hội sẽ tác động xấu đến bệnh nhân và gia đình của họ, cụ thể là sự đối xử lạnh nhạt nặng nề, đôi khi cả khinh miệt đối với bệnh nhân và cả những người đã bình phục, khiến họ cảm thấy bị xã hội ghẻ lạnh.
Ông Sasakawa tâm niệm sẽ có một quy định chung để xóa bỏ phân biệt đối xử với họ, được Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đưa ra và phê chuẩn tại hội nghị thường niên và ông đang bền bỉ đấu tranh cho nỗ lực này.
Việc trao Kỷ niệm chương vì sự nghiệp lao động - thương binh và xã hội cho Chủ tịch Quỹ Nippon Yohei Sasakawa là ghi nhận thiện cảm công lao đầy tính nhân văn cũng như những nỗ lực tích cực và đóng góp rất hiệu quả của cá nhân ngài chủ tịch cũng như Quỹ Nippon đối với nhân dân VN nói chung, đặc biệt là những người có hoàn cảnh thiệt thòi, yếu thế như người nghèo, người khuyết tật nói riêng. (Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thị Kim Ngân)
Bích Diệp (Báo người lao động http://www.nld.com.vn/tintuc/chinh-tri-xa-hoi/202736.asp)
Bạn có thể xem thêm các bài về chủ tịch N M Triết tiếp ông Sasakawa tại các báo sau:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét