Google

25/01/2008

Nguy cơ mất chi do gãy cẳng chân

ThS. Trần Quốc An
(Cập nhật: 16/1/2008)
Xương chày hay bị gãy nhất trong các thân xương dài, chiếm tỷ lệ khoảng 18 % các loại gãy xương. Gãy xương cẳng chân dễ bị gãy hở, gãy nhiều mảnh và tổn thương phần mềm nặng. Nếu bị gãy đầu trên xương có các biến chứng mạch máu dẫn đến nguy cơ mất chi; Nếu gãy đầu dưới xương, vì mạch máu nuôi nghèo nàn nên xương chậm liền, hay bị khớp giả.
Xương chày hay bị gãy nhất trong các thân xương dài, chiếm tỷ lệ khoảng 18 % các loại gãy xương. Gãy xương cẳng chân dễ bị gãy hở, gãy nhiều mảnh và tổn thương phần mềm nặng. Nếu bị gãy đầu trên xương có các biến chứng mạch máu dẫn đến nguy cơ mất chi; Nếu gãy đầu dưới xương, vì mạch máu nuôi nghèo nàn nên xương chậm liền, hay bị khớp giả.
Xương cẳng chân có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
Hình ảnh gãy xương cẳng chân (xương chày và xương mác) trên phim Xquang.
Cẳng chân gồm hai xương: xương chày và xương mác, xương chày ở phía trong là chính, xương mác nằm ngoài là phụ. Xương chày là xương chịu áp lực chính từ thân người, nên khi chấn thương dễ gãy. Xương mác là xương dài, mảnh, cũng chịu áp lực lớn của trọng lượng cơ thể nên cũng dễ gãy do chấn thương. Xương chày, sát da, đầu trên to, hơi cong ra ngoài; đầu dưới nhỏ, hơi cong vào trong; đặc điểm của thân xương chày 2/3 trên lăng trụ tam giác, 3 mặt (trước ngoài - trong và sau), 1/3 dưới hình tròn, giao điểm là điểm yếu của xương. Mạch máu nuôi xương chày rất nghèo, càng xuống đầu dưới càng nghèo, nên gãy khó liền. Các cơ cẳng chân phân bố không đều, mặt trong cẳng chân không có cơ che phủ, xương chày nằm ngay dưới da. Mặt ngoài và mặt sau có nhiều cơ che phủ. Vì thế khi gãy 2 xương cẳng chân thường có di lệch gập góc ra ngoài và ra sau; đầu gãy thường chọc thủng da ở mặt trước trong. Lớp da vùng cẳng chân sát xương, kém đàn hồi, nên khi gãy xương, da dễ bị bầm giập, hoại tử.
Nguyên nhân nào làm gãy xương cẳng chân?
Do chấn thương trực tiếp: Tổn thương phần mềm là vết thương hở, bẩn; đường gãy thường ngang ở nơi bị va chạm, hai xương gãy ngang mức nhau, tổn thương phức tạp; Do chấn thương gián tiếp: thường do ngã, cẳng chân bị bẻ hoặc xoay làm gãy xương. Hay gãy chéo xoắn nơi xương bị yếu (chỗ nối 1/3 giữa và 1/3 dưới) hai xương gãy có thể cùng hoặc không ngang mức. Đường gãy: ngang, chéo vát, nhiều mảnh rời, 3 đoạn... Có thể có di lệch chồng, di lệch mở góc ra ngoài và ra sau, di lệch sang bên và di lệch xoay.
Biểu hiện khi gãy xương cẳng chân: Ngay sau chấn thương có điểm đau chói tại vùng tổn thương, mất vận động hoàn toàn, biến dạng chi, đo độ dài tuyệt đối và tương đối chi gãy ngắn hơn bên lành, trục chi lệch khi gãy có di lệch bàn chân đổ ngoài; lạo xạo xương gãy, cử động bất thường, có thể có mất hay giảm mạch mu chân. Chụp Xquang 2 tư thế thẳng và nghiêng, chụp toàn bộ cẳng chân lấy cả 2 khớp gối và khớp cổ chân thấy hình ảnh gãy xương.
Những biến chứng khi gãy xương cẳng chân: Biến chứng sớm có thể gặp là sốc, nhất là gãy xương hở; tổn thương mạch máu, thần kinh; chèn ép khoang; rối loạn dinh dưỡng; nhiễm khuẩn, nguy hiểm nhất là hoại thư và hoại thư sinh hơi. Ở giai đoạn muộn có thể gặp các biến chứng như: nhiễm khuẩn phổi, tiết niệu, loét điểm tỳ, chậm liền xương, khớp giả, can lệch, rối loạn dinh dưỡng muộn, teo cơ, hạn chế vận động khớp cổ chân, khớp gối...
Các phương pháp điều trị
Bảo tồn: bó bột ngay nếu gãy không hoặc ít di lệch; Gãy kiểu cành tươi ở trẻ em; bó bột có rạch dọc từ 1/3 trên đùi tới bàn chân, gối gấp nhẹ 7-10 độ. Để bột 5-7 ngày hết nề thì quấn băng tăng cường và để bột 8-10 tuần. Với trường hợp gãy ngang, sau 2 tuần bó bột cho tập đi. Gãy chéo xoắn thì sau 4 tuần mới tập đứng và đi có tỳ nén; nắn chỉnh trên khung nắn Bohler rồi bó bột khi gãy kín 2 xương cẳng chân có đường gãy ngang hay chéo vát. Trường hợp đến muộn, chi sưng nề lớn, cần xuyên đinh kéo liên tục qua xương gót, sau 7-10 ngày mới nắn chỉnh trên khung Bohler rồi bó bột.
Phẫu thuật, áp dụng với các trường hợp: gãy hở, gãy kín có tổn thương mạch máu và thần kinh và biến chứng chèn ép khoang, gãy mà nắn chỉnh không đạt yêu cầu, gãy không vững, di lệch lớn. Kết hợp xương bên trong: Đóng đinh nội tủy Kuntscher, đinh Rush. Đóng đinh xuôi dòng. Đinh nội tủy có chốt: loại đinh hay dùng là TWX, SIGN. Ưu điểm của phương pháp là không mở vào ổ gãy, ít nguy cơ nhiễm khuẩn tạo điều kiện cho liền xương thuận lợi hơn. Kết hợp xương bằng nẹp vít: gãy mở từ độ IIIA; gãy mở đến muộn; gãy kín có tổn thương phần mềm xấu. Ưu điểm là cố định ổ gãy vững chắc, phục hồi hình thể giải phẫu, tập vận động sớm. Nhược điểm: do phải lóc cốt mạc rộng nên ảnh hưởng tới nguồn nuôi dưỡng của ổ gãy. Khoan nhiều lỗ trên xương lành để bắt vít nên có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Kết hợp xương bằng khung cố định ngoài với các trường hợp: gãy hở từ độ IIIA trở đi; gãy hở đến muộn; gãy kín tình trạng phần mềm xấu; gãy hở nhiễm khuẩn. Loại khung cố định ngoài hay dùng: cọc ép ren ngược chiều, khung của F.E.S.S.A, khung của Ilizarov. (http://www.suckhoedoisong.vn/details.asp?Object=71133788&news_ID=16158420)

Không có nhận xét nào:

Đời Sống-Gia Đình (VietBao VN)

Vui Cười (VietBao VN)

SƯU TẦM ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN SỨC KHOẺ:

Tư vấn miễn phí:

* Điện thoại của đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567 hoặc chương trình Cửa sổ tình yêu (04) 3 8262625 để được tư vấn miễn phí.
* Phòng tư vấn sức khỏe sinh sản Bệnh viện Từ Dũ TPHCM với các chương trình tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước, trong và sau sinh miễn phí dành cho các ông bố, bà mẹ: điện thoại (08) 3 8395117 (số nội bộ 368).
* Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng tại Bình Định: (có tư vấn về phòng chống HIV/AIDS): Địa chỉ liên hệ với Trung tâm Tư vấn sức khỏe cộng đồng: 419 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn vào tất cả các ngày trong tuần (trừ chủ nhật). ĐT: (056): 3 811 466. Trung tâm tư vấn HIV/AIDS miễn phí tại: + Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng - Bệnh viện Lao: ĐT (056) 3 748 922; + Phòng khám số 3 (936- 938 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn: ĐT (056): 3 792 476.
* Phòng tư vấn sức khỏe miển phí tại Trung tâm Y tế Quận 1 TP.HCM với trên 20 bác sĩ thuộc các chuyên khoa tham gia tham vấn sức khỏe trực tiếp hoặc qua điện thoại số (08) 3 8206544.
* Chương trình VTV1 "Sức khoẻ là vàng", phát sóng vào 18h ngày Chủ nhật và phát lại vào 15h Thứ 4 tuần kế tiếp: Số điện thoại nóng của chương trình là 1900561225.
* Chương trình VTV2 “Sức khoẻ cho mọi người”, phát sóng vào 17h30 ngày Thứ 3 hàng tuần và phát lại vào 12h trưa hôm sau.
* Trung tâm tư vấn ung thư Can Hope (Singapore) tại Hà Nội: 04. 3 7472729 / 04. 3 7472730
* Khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống là chương trình do BV Nguyễn Tri Phương (468 Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM) thực hiện vào lúc 13g30 thứ sáu hằng tuần.
Bệnh nhân có nhu cầu đăng ký qua số ĐT: 39234332 (xin số 895).


Khác:

* Bệnh nhân nam giới có nhu cầu khám và tư vấn các bệnh lý Nam khoa, vui lòng đăng ký tại BVĐH Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P11, Q5.:
1. Phòng khám Nam khoa. Điện thoại: (08) 3 8554269 (số 265) 2. Bộ phận chăm sóc khách hàng. Điện thoại: (08) 3 4051010- 3 4051212

*Ttư vấn “Bệnh loét dạ dày-tá tràng” liên hệ Phòng khám tiêu hóa - bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, xin vui lòng đăng ký qua số điện thoại: 08. 3 4051010, 3 4051212, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, bộ phận Chăm sóc khách hàng.

* Câu lạc bộ phòng chống Hen Hà nội, Hội Hen DU & MDLS Việt nam 04.3 9438933

* Các địa chỉ khác tại: http://shelove.biz/thong-tin-tu-van

* Tham khảo chữa rắn cắn: Địa chỉ liên hệ của ông Tần: Lê Văn Tần - xóm 6 xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Điện thoại: 0972.901.089.

Người theo dõi