(Dân trí) - Ngày 3/9, bệnh viện Việt Đức lần đầu tiên tiến hành ca mổ phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng qua lỗ liên hợp với sự hỗ trợ của các chuyên gia Đức. Đây là kỹ thuật mới nhất, lần đầu tiên được áp dụng tại châu Á.
Sáng mổ, chiều xuất viện
Bệnh nhân đầu tiên được chọn để tiến hành kỹ thuật này là anh Đinh Văn H, 40 tuổi (Lý Nhân, Hà Nam). Theo TS. Đinh Ngọc Sơn, Phó trưởng khoa Cột sống, đây là một ca mổ thoát vị đĩa đệm khó nhất trong số các bệnh nhân được chọn lần này. Mục đích là để các chuyên gia Đức thực hiện và hướng dẫn cho bác sĩ Việt Đức.
Bệnh nhân H. bị tái phát thoát vị đĩa đệm, đốt sống 3 - 4 đã bị vỡ và di dời trong ống sống. Trước đó, cách đây 7 năm, bệnh nhân đã được mổ thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp mổ mở, song bị tái phát nặng, đi lại vô cùng khó khăn.
Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ nhận thấy với tình trạng bệnh lý hiện tại, bệnh nhân này không thể tiếp tục mổ mở vì bệnh nhân sẽ tái phát nhanh hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cột sống. Vì vậy, các bác sĩ đã quyết định tiến hành mổ nội soi.
Trong quá trình mổ, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn do chỉ phải gây tê tại chỗ. Một lỗ thông rất nhỏ 5mm được tạo bên sườn người bệnh, sau đó bác sĩ đưa đường cáp quang nhỏ và một ống thông vào. Trong cả quá trình thực hiện, bệnh nhân không bị chảy máu và không có tổn thương xung quanh. Sau 40 phút, ca mổ nội soi đầu tiên bằng kỹ thuật này đã thành công. Bệnh nhân đã giảm đau rõ rệt và khỏe mạnh gần như bình thường.
Nhiều ưu điểm
Theo TS Thạch, có nhiều phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh viện Việt Đức cũng đã từng áp dụng mổ bằng kỹ thuật ít xâm lấn, kỹ thuật sóng cao tần, kỹ thuật mổ mở và giờ là kỹ thuật nội soi.
Trong đó, mổ mở vẫn là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất, mang lại hiệu quả đáng kể nhưng nó có thể để lại những biến chứng đáng ngại cho người bệnh. Sau mổ, người bệnh có thể bị nhiễm trùng, đau nặng hơn, có thể gây biến chứng liệt, thậm chí tử vong.
“Không chỉ có thể gây biến chứng ở giai đoạn hậu phẫu mà các biến chứng muộn như viêm vùng mổ, tăng sinh mô xơ sợi, dính rễ thần kinh... có thể xuất hiện. Hơn nữa, cơn đau rất hay tái phát. Có những bệnh nhân sau 3 hoặc 6 tháng đã tái phát các cơn đau...”, BS Thạch nói.
Đặc biệt, khi mổ mở, với đường rạch từ 5 - 6cm, một phần cơ thể không bị bệnh sẽ phải bị cắt và banh ra, nghĩa là phải phá hủy một lớp tổ chức phần mềm như cơ, xương, dây chằng, bao khớp ... khiến cột sống đang bị tổn thương, lại trở nên lỏng lẻo, kém vững và bệnh nhân chuyển từ đau thần kinh (do đĩa đệm chèn ép khi chưa mổ) thành đau cơ học (các đốt sống cọ vào nhau do mất vững cột sống), thậm chí đau hơn nhiều so với lúc chưa mổ.
Kỹ thuật vi phẫu và ống cáp quang cũng đã được áp dụng tại Việt Nam giúp hạn chế các tai biến do mổ mở, thời gian hồi phục của bệnh nhân nhanh hơn. Phương pháp này cũng ít gây tổn thương khu vực xung quanh, lấy nhân thoát vị một cách dễ dàng mà vẫn giúp bệnh nhân giữ được độ vững cột sống, tránh được khả năng tái phát hơn hẳn so với mổ thông thường.
Đặc biệt, sau mổ, thời gian nằm hậu phẫu được rút ngắn. Sau hai ngày mổ, bệnh nhân có thể đi lại bình thường, còn sau một tuần là được xuất viện. Một tháng sau có thể đi làm trở lại và đến 6 tháng thì hồi phục hoàn toàn. Hiện đã có trên 100 bệnh nhân được mổ bằng phương pháp này trong 1 năm qua và không thấy tai biến.
Tuy nhiên, so với các phương pháp đã được áp dụng thì kỹ thuật nội soi ưu điểm hơn nhiều như: bệnh nhân chỉ cần gây tê tại chỗ, thời gian nằm viện ngắn, thậm chí có thể xuất viện ngay trong ngày. Sau mổ ít đau vì tổn thương phần mềm ít. Đặc biệt, hiệu quả chữa trị rất cao với tỷ lệ khỏi là trên 90% và ít tái phát. Hơn nữa, với hệ thống nội soi mới nhất cho phép lấy được cả các thoát vị đã vỡ và di rời trong ống sống, điều mà trước kia mọi người nghĩ là chỉ có mổ mở mới giải quyết được.
Được biết, cùng trong ngày 3/9, bệnh viện Việt Đức cũng tiến hành mổ nội soi cho 4 bệnh nhân khác từ 20 - 36 tuổi.
Chi phí cho một ca phẫu thuật này khoảng hơn 10 triệu đồng. Sắp tới, bệnh viện sẽ đề nghị Bộ Y tế đưa kỹ thuật này vào triển khai đại trà và thực hiện chi trả bảo hiểm cho bệnh nhân.
Hồng Hải (Dân trí) (Xem thêm tại Website CPV)
Sáng mổ, chiều xuất viện
Bệnh nhân đầu tiên được chọn để tiến hành kỹ thuật này là anh Đinh Văn H, 40 tuổi (Lý Nhân, Hà Nam). Theo TS. Đinh Ngọc Sơn, Phó trưởng khoa Cột sống, đây là một ca mổ thoát vị đĩa đệm khó nhất trong số các bệnh nhân được chọn lần này. Mục đích là để các chuyên gia Đức thực hiện và hướng dẫn cho bác sĩ Việt Đức.
Bệnh nhân H. bị tái phát thoát vị đĩa đệm, đốt sống 3 - 4 đã bị vỡ và di dời trong ống sống. Trước đó, cách đây 7 năm, bệnh nhân đã được mổ thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp mổ mở, song bị tái phát nặng, đi lại vô cùng khó khăn.
Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ nhận thấy với tình trạng bệnh lý hiện tại, bệnh nhân này không thể tiếp tục mổ mở vì bệnh nhân sẽ tái phát nhanh hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cột sống. Vì vậy, các bác sĩ đã quyết định tiến hành mổ nội soi.
Trong quá trình mổ, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn do chỉ phải gây tê tại chỗ. Một lỗ thông rất nhỏ 5mm được tạo bên sườn người bệnh, sau đó bác sĩ đưa đường cáp quang nhỏ và một ống thông vào. Trong cả quá trình thực hiện, bệnh nhân không bị chảy máu và không có tổn thương xung quanh. Sau 40 phút, ca mổ nội soi đầu tiên bằng kỹ thuật này đã thành công. Bệnh nhân đã giảm đau rõ rệt và khỏe mạnh gần như bình thường.
Nhiều ưu điểm
Theo TS Thạch, có nhiều phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh viện Việt Đức cũng đã từng áp dụng mổ bằng kỹ thuật ít xâm lấn, kỹ thuật sóng cao tần, kỹ thuật mổ mở và giờ là kỹ thuật nội soi.
Trong đó, mổ mở vẫn là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất, mang lại hiệu quả đáng kể nhưng nó có thể để lại những biến chứng đáng ngại cho người bệnh. Sau mổ, người bệnh có thể bị nhiễm trùng, đau nặng hơn, có thể gây biến chứng liệt, thậm chí tử vong.
“Không chỉ có thể gây biến chứng ở giai đoạn hậu phẫu mà các biến chứng muộn như viêm vùng mổ, tăng sinh mô xơ sợi, dính rễ thần kinh... có thể xuất hiện. Hơn nữa, cơn đau rất hay tái phát. Có những bệnh nhân sau 3 hoặc 6 tháng đã tái phát các cơn đau...”, BS Thạch nói.
Đặc biệt, khi mổ mở, với đường rạch từ 5 - 6cm, một phần cơ thể không bị bệnh sẽ phải bị cắt và banh ra, nghĩa là phải phá hủy một lớp tổ chức phần mềm như cơ, xương, dây chằng, bao khớp ... khiến cột sống đang bị tổn thương, lại trở nên lỏng lẻo, kém vững và bệnh nhân chuyển từ đau thần kinh (do đĩa đệm chèn ép khi chưa mổ) thành đau cơ học (các đốt sống cọ vào nhau do mất vững cột sống), thậm chí đau hơn nhiều so với lúc chưa mổ.
Kỹ thuật vi phẫu và ống cáp quang cũng đã được áp dụng tại Việt Nam giúp hạn chế các tai biến do mổ mở, thời gian hồi phục của bệnh nhân nhanh hơn. Phương pháp này cũng ít gây tổn thương khu vực xung quanh, lấy nhân thoát vị một cách dễ dàng mà vẫn giúp bệnh nhân giữ được độ vững cột sống, tránh được khả năng tái phát hơn hẳn so với mổ thông thường.
Đặc biệt, sau mổ, thời gian nằm hậu phẫu được rút ngắn. Sau hai ngày mổ, bệnh nhân có thể đi lại bình thường, còn sau một tuần là được xuất viện. Một tháng sau có thể đi làm trở lại và đến 6 tháng thì hồi phục hoàn toàn. Hiện đã có trên 100 bệnh nhân được mổ bằng phương pháp này trong 1 năm qua và không thấy tai biến.
Tuy nhiên, so với các phương pháp đã được áp dụng thì kỹ thuật nội soi ưu điểm hơn nhiều như: bệnh nhân chỉ cần gây tê tại chỗ, thời gian nằm viện ngắn, thậm chí có thể xuất viện ngay trong ngày. Sau mổ ít đau vì tổn thương phần mềm ít. Đặc biệt, hiệu quả chữa trị rất cao với tỷ lệ khỏi là trên 90% và ít tái phát. Hơn nữa, với hệ thống nội soi mới nhất cho phép lấy được cả các thoát vị đã vỡ và di rời trong ống sống, điều mà trước kia mọi người nghĩ là chỉ có mổ mở mới giải quyết được.
Được biết, cùng trong ngày 3/9, bệnh viện Việt Đức cũng tiến hành mổ nội soi cho 4 bệnh nhân khác từ 20 - 36 tuổi.
Chi phí cho một ca phẫu thuật này khoảng hơn 10 triệu đồng. Sắp tới, bệnh viện sẽ đề nghị Bộ Y tế đưa kỹ thuật này vào triển khai đại trà và thực hiện chi trả bảo hiểm cho bệnh nhân.
Hồng Hải (Dân trí) (Xem thêm tại Website CPV)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét