Bệnh Perthes
Đầu của xương đùi mềm dần tiếp sau các đợt hình thành và cứng xương được gọi là bệnh Perthes. Bệnh do sự thiếu máu ở đầu xương đùi. Bệnh thường xảy ra ở trẻ con, đặc biệt là là các bé trai tuổi từ 4 đến 8 tuổi.
Tuy bệnh Perthes lành một cách tự nhiên trong vòng 2 đến 4 năm, nhưng trị liệu cũng cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt để khớp xương hông không bị biến dạng.Triệu chứngTriệu chứng chính của bệnh là:- Đi cà nhắc.- Đau ở hông và đầu gối.- Giới hạn cử động ở xương hông.Nếu bé bị đau ở hông hoặc gối và hoặc đi cà nhắc thì bé cần được đi khám trong vòng 24 giờ.Điều trịBác sĩ sẽ khám bệnh bé và có thể chuyển bé vào viện chụp X- quang khớp xương hông để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Trị liệu tuỳ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh.Ở vài trường hợp nặng, chỉ cần nghỉ ngơi tại chỗ từ 1 đến 2 tuần cho đến khi nào khớp bớt đau và theo dõi đều đặn qua X- quang là đủ. Nếu khớp có nhiều biến dạng thì bé phải mang nạng, nẹp hoặc khung nhựa. Trong các trường hợp nặng hơn, sẽ phải cố định đầu xương đùi với ổ xương chậu để làm cho xương hông bị biến dạng.Tiên lượngNếu phát hiện sớm, chữa trị kịp thời hoặc bệnh không quá nặng thì viễn cảnh phục hồi bệnh càng tốt đẹp. Thường biến dạng của khớp xương hông có thể tránh được và khớp có thể hoạt động bình thường. Trong một vài trường hợp quá trầm trọng, biến dạng khớp không thể nào tránh được, ngay cả khi đã được điều trị và có nguy cơ sẽ bị viêm khớp xương hông sau này.
Bibi.VN (sưu tầm)
Trật khớp xương hông bẩm sinh
Khoảng 1/250 bé sơ sinh bị sai khớp xương hông bẩm sinh. Trong trường hợp này đầu của xương đùi nằm ở bên ngoài ổ của xương chậu hoặc không cố định và dường như bị trật ra ngoài vị trí.
Các bé thường được khám tổng quát để phát hiện sai khớp xương hông ngay sau khi sinh và các khuyết tật được đưa vào trong các kiểm tra định kỳ kéo dài trong trọn một năm đầu của bé. Sai khớp xương hông bẩm sinh có tính di truyền và thường xảy ra ở các bé gái hơn là các bé trai.Nguyên nhânMặc dầu nguyên nhân tiềm ẩn chưa được xác định. một hoặc cả hai xương hông của bé bị sai khớp hoặc không cố định vì sợi bao quanh khớp xương hông bị yếu hoặc vì ổ của xương chậu cạn hơn bình thường.Triệu chứngSai khớp xương hông thường được phát hiện rất sớm sau khi sinh bằng kỹ thuật nắn bóp đùi và hông bé. Siêu âm có thể dùng để chẩn đoán khuyết tật này. Triệu chứng cũng có thể được phát hiện sau này trong những lần kiểm tra định kỳ trong năm đầu tiên của bé. Cũng có khi sự rối loạn này cũng không đựơc phát hiện mãi đến khi bé bắt đầu đi bạn mới nhận thấy:- Bé đi cà nhắc.- Phía sau của chân bị tổn thương có nhiều lớp da ở bên dưới mông hơn là phía chân không bị tổn thương.Nếu bạn nghi ngờ bé bị sai khớp hông bẩm sinh thì cần phải cho bé đi khám bác sĩ.Điều trịMột xương hông không vững thường trở lại bình thường ngay sau khi sinh. Nếu các bất thường của xương hông mà bé không tự sửa được trong vòng hai tuần tuổi, thì sẽ phải dùng nẹp để đưa đầu xương đùi vào trong ổ của hố xương và giữ yên tại chỗ. Nẹp thường sẽ mòn trong 2 đến 4 tháng. Bạn sẽ được chỉ dẫn cách chăm sóc bé trong khi bé mang nẹp. Khi nẹp được gỡ ra, khớp xương hông sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên nếu tật sai khớp xương hông bị bẩm sinh của bé được phát hiện cho đến kỳ kiểm tra định kỳ lần tới (thường khoảng 6 tuần hoặc hơn) thì đầu của xương đùi sẽ được đưa vào vị trí của ổ xương và giữ tại chỗ bằng cách kéo căng trong nhiều tuần lễ. Kèm theo phương pháp kéo căng bé cũng phải mang nẹp hoặc khung nhựa trong nhiều tháng.Nếu bé bắt đầu đi trước khi khuyết tật được phát hiện, bạn sẽ tiến hành giải phẫu để sửa chữa dị tật.Tiên lượngTiên lượng bệnh càng sáng sủa nếu việc chữa trị càng được thực hiện sớm. Nếu bé được chữa trị sớm trong kỳ ấu thơ thì bé sẽ có thể đi được bình thường và không có nguy cơ mang các hậu quả của bệnh sau này. Tuy nhiên nếu việc chữa trị bị bị trì hoãn hoặc không chữa trị kịp thời thì bé sẽ có nguy cơ bị mang tật cà nhắc vĩnh viễn và có thể bị viêm khớp sớm ở đầu hông.
(Theo sách Triệu chứng $ Điều trị Bệnh Trẻ Em - Nhà Xuất Bản Phụ Nữ)
Đầu của xương đùi mềm dần tiếp sau các đợt hình thành và cứng xương được gọi là bệnh Perthes. Bệnh do sự thiếu máu ở đầu xương đùi. Bệnh thường xảy ra ở trẻ con, đặc biệt là là các bé trai tuổi từ 4 đến 8 tuổi.
Tuy bệnh Perthes lành một cách tự nhiên trong vòng 2 đến 4 năm, nhưng trị liệu cũng cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt để khớp xương hông không bị biến dạng.Triệu chứngTriệu chứng chính của bệnh là:- Đi cà nhắc.- Đau ở hông và đầu gối.- Giới hạn cử động ở xương hông.Nếu bé bị đau ở hông hoặc gối và hoặc đi cà nhắc thì bé cần được đi khám trong vòng 24 giờ.Điều trịBác sĩ sẽ khám bệnh bé và có thể chuyển bé vào viện chụp X- quang khớp xương hông để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Trị liệu tuỳ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh.Ở vài trường hợp nặng, chỉ cần nghỉ ngơi tại chỗ từ 1 đến 2 tuần cho đến khi nào khớp bớt đau và theo dõi đều đặn qua X- quang là đủ. Nếu khớp có nhiều biến dạng thì bé phải mang nạng, nẹp hoặc khung nhựa. Trong các trường hợp nặng hơn, sẽ phải cố định đầu xương đùi với ổ xương chậu để làm cho xương hông bị biến dạng.Tiên lượngNếu phát hiện sớm, chữa trị kịp thời hoặc bệnh không quá nặng thì viễn cảnh phục hồi bệnh càng tốt đẹp. Thường biến dạng của khớp xương hông có thể tránh được và khớp có thể hoạt động bình thường. Trong một vài trường hợp quá trầm trọng, biến dạng khớp không thể nào tránh được, ngay cả khi đã được điều trị và có nguy cơ sẽ bị viêm khớp xương hông sau này.
Bibi.VN (sưu tầm)
Trật khớp xương hông bẩm sinh
Khoảng 1/250 bé sơ sinh bị sai khớp xương hông bẩm sinh. Trong trường hợp này đầu của xương đùi nằm ở bên ngoài ổ của xương chậu hoặc không cố định và dường như bị trật ra ngoài vị trí.
Các bé thường được khám tổng quát để phát hiện sai khớp xương hông ngay sau khi sinh và các khuyết tật được đưa vào trong các kiểm tra định kỳ kéo dài trong trọn một năm đầu của bé. Sai khớp xương hông bẩm sinh có tính di truyền và thường xảy ra ở các bé gái hơn là các bé trai.Nguyên nhânMặc dầu nguyên nhân tiềm ẩn chưa được xác định. một hoặc cả hai xương hông của bé bị sai khớp hoặc không cố định vì sợi bao quanh khớp xương hông bị yếu hoặc vì ổ của xương chậu cạn hơn bình thường.Triệu chứngSai khớp xương hông thường được phát hiện rất sớm sau khi sinh bằng kỹ thuật nắn bóp đùi và hông bé. Siêu âm có thể dùng để chẩn đoán khuyết tật này. Triệu chứng cũng có thể được phát hiện sau này trong những lần kiểm tra định kỳ trong năm đầu tiên của bé. Cũng có khi sự rối loạn này cũng không đựơc phát hiện mãi đến khi bé bắt đầu đi bạn mới nhận thấy:- Bé đi cà nhắc.- Phía sau của chân bị tổn thương có nhiều lớp da ở bên dưới mông hơn là phía chân không bị tổn thương.Nếu bạn nghi ngờ bé bị sai khớp hông bẩm sinh thì cần phải cho bé đi khám bác sĩ.Điều trịMột xương hông không vững thường trở lại bình thường ngay sau khi sinh. Nếu các bất thường của xương hông mà bé không tự sửa được trong vòng hai tuần tuổi, thì sẽ phải dùng nẹp để đưa đầu xương đùi vào trong ổ của hố xương và giữ yên tại chỗ. Nẹp thường sẽ mòn trong 2 đến 4 tháng. Bạn sẽ được chỉ dẫn cách chăm sóc bé trong khi bé mang nẹp. Khi nẹp được gỡ ra, khớp xương hông sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên nếu tật sai khớp xương hông bị bẩm sinh của bé được phát hiện cho đến kỳ kiểm tra định kỳ lần tới (thường khoảng 6 tuần hoặc hơn) thì đầu của xương đùi sẽ được đưa vào vị trí của ổ xương và giữ tại chỗ bằng cách kéo căng trong nhiều tuần lễ. Kèm theo phương pháp kéo căng bé cũng phải mang nẹp hoặc khung nhựa trong nhiều tháng.Nếu bé bắt đầu đi trước khi khuyết tật được phát hiện, bạn sẽ tiến hành giải phẫu để sửa chữa dị tật.Tiên lượngTiên lượng bệnh càng sáng sủa nếu việc chữa trị càng được thực hiện sớm. Nếu bé được chữa trị sớm trong kỳ ấu thơ thì bé sẽ có thể đi được bình thường và không có nguy cơ mang các hậu quả của bệnh sau này. Tuy nhiên nếu việc chữa trị bị bị trì hoãn hoặc không chữa trị kịp thời thì bé sẽ có nguy cơ bị mang tật cà nhắc vĩnh viễn và có thể bị viêm khớp sớm ở đầu hông.
(Theo sách Triệu chứng $ Điều trị Bệnh Trẻ Em - Nhà Xuất Bản Phụ Nữ)
Trật khớp đầu xương đùi:
Sự tăng trưởng của đầu xương đùi bắt đầu từ đĩa tăng trưởng gần đầu xương chia xương thành hai vùng: đầu xương và thân xương.
Trượt đầu xương đùi thường xảy ra khi đầu trên xương đùi là một phần của khớp xương hông trật khỏi vị trí ổ xương của nó. Rối loạn này thường xảy ra ở các thanh thiếu niên đang trong đà tăng trưởng (con gái từ 10 đến 14 tuổi,con trai từ 12 - 16 tuổi) thường hay mắc phải khuyết tật này.Nguyên nhânỞ các trẻ đang lớn, xương đùi tăng trưởng chính ở đầu trên. Đĩa tăng trưởng, tức nơi hình thành xương là một đĩa sụn vì thế là vùng yếu nhất của xương. Do đó đầu trên của xương rất dễ bị xe dịch, (xem hình bên phải). Đầu xương đùi có thể bất thần bị trượt khỏi vị trí phá vỡ đĩa tăng trưởng và gây thương tích, hoặc nó có thể trượt dần mà không rõ nguyên nhân. Triệu chứng Các triệu chứng bao gồm:- Đau ở hông hoặc gối và đùi.- Không thể chịu đựng được sức nặng ở chân đau.- Đi cà nhắc hoặc đi chân bẹt, vì chân xoay hướng ra ngoài.- Các động tác bị giới hạn ở xương hông.Nếu bé bị đau ở hông , đùi hoặc đầu gối và đi cà nhắc thì phải đi khám bác sĩ trong vòng 24 giờ.Điều trịBác sĩ sẽ khám bệnh cho cháu và có thể chuyển cháu đến bệnh viện chụp X- quang xương hông. Nếu X- quang cho biết bị trượt đầu xương đùi thì cần phải phẫu thuật. Nếu trượt nhẹ thì đầu xương của bé được giữ yên tại chỗ và cố định bằng đinh ốc để tránh các lần trượt khác. Trong cùng lần phẫu thuật này đầu xương hông bên kia cũng được cố định theo cùng một phương cách. Nếu trật khớp nặng hơn, một phần bờ xương sẽ được cắt bỏ bên phía dưới của đầu trên xương để cho đầu xương có thể trở về vị trí bình thường của nó trong ổ xương chậu.Tiên lượngĐược điều trị nhanh chóng xương hông sẽ trở lại bình thường và tiên lượng lâu dài của bệnh sẽ tốt. Sau khi hồi phục, trẻ sẽ trở lại cuộc sống năng động bình thường. Sẽ có thể không bị trượt đầu xương trở lại, đặc biệt khi đã qua thời kỳ phát triển tăng vọt ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, xương hông bị bệnh sẽ trở nên đơ cứng và đau và có thể sẽ bị viêm khớp về sau.
(Theo sách Triệu chứng $ Điều trị Bệnh Trẻ Em - Nhà Xuất Bản Phụ Nữ)
Rối loạn đầu gối:
Những rối loạn của đầu gối phổ biến nhất ở trẻ con là bệnh u sụn xương bánh chè và bệnh Osgood-Schlatter. Bệnh thường xảy ra ở thiếu niên và phát triển vì trẻ vận động các khớp quá mức. Một hoặc cả hai đầu gối đều có thể bị bệnh.
(ảnh sưu tầm)
Bệnh u sụn xương bánh chèTrong bệnh này, sụn ở phía sau xương bánh chè trở nên mềm, sưng và nhám. Con gái tuổi từ 15 đến 18 thường mắc bệnh này.Triệu chứng chính của bệnh là đau ở phái sau xương bánh chè. Đau càng nặng nếu vận động (đặc biệt là lên cầu thang) và dễ chịu khi được nghỉ ngơi.Điều trịNghỉ ngơi chính là phương pháp điều trị. Trẻ cần phải tránh mọi hoạt động gây đau nhiều hoặc tránh các động tác bắt đầu gối phải làm việc lặp đi lặp lại như đạp xe đạp. Cho trẻ uống Paracetamol để giảm đau. Nếu đau nhiều và đau trong vòng 24 giờ, trẻ phải được các bác sĩ khám bệnh để loại trừ các rối loạn trầm trọng hơn.Tiên lượngCó các cơn đau phía sau bánh chè có thể tái phát trong suốt thời niên thiếu. Hầu hết các cháu không có triệu chứng trong vòng một năm ở giai đoạn ngưng tăng trưởng. ở một vài trường hợp, bệnh viêm khớp có thể phát triển sớm.bệnh osgood-schlatterTrong bệnh này có viêm xương chày (xương ống chân) ngay phía dưới đầu gối, chỗ mà dây chằng rộng gắn vào (xem ảnh bên phải). Bệnh thường gặp ở các bé trai tuổi từ 10 đến 14.Triệu chứng chính gồm căng cơ, đau và sưng ngay bên dưới gối và thường đau nhức hơn khi cử động. Trẻ phải được đi khám bác sĩ chỉnh hình để điều trị.Điều trịBác sĩ chỉnh hình sẽ yêu cầu cháu bé thoát các hoạt động thể chất căng thẳng như đá bóng trong nhiều tháng. Nếu cơn đau trở nên trầm trọng và kéo dài trên hơn một tháng, ngoài việc không được hoạt động thể chất năng động, còn phải cố định trong khung nhựa từ 6 đến 8 tuần. Phương pháp chữa trị này thường rất hiệu nghiệm. Nếu trẻ tiếp tục thực hiện nhẹ nhàng các động tác thì sẽ có cơ may bệnh không tái phát cho đến khi chúa hơn 14 tuổi.
(Theo sách Triệu chứng $ Điều trị Bệnh Trẻ Em - Nhà Xuất Bản Phụ Nữ) Bibi.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét