Lần đầu tiên trên lâm sàng, các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Y (ĐHY) Hà Nội đã tìm ra và sử dụng thành công một phương pháp gây vô cảm tiên tiến, giúp bệnh nhân già yếu dễ dàng vượt qua những cuộc đại phẫu mà không phải chịu đau đớn và những biến chứng thường gặp do những phương pháp gây mê, gây tê kinh điển gây ra. Đây thực sự là tin vui cho những bệnh nhân cao tuổi khi họ có chỉ định phải điều trị bằng phẫu thuật.
Bệnh nhân gần 100 tuổi dễ dàng vượt qua cuộc đại phẫu
Vì một chút bất cẩn khi đi lại đã làm bệnh nhân Nguyễn Thị Cuộc, 95 tuổi ở Bình Lục - Hà Nam gãy cổ xương đùi. Cũng với một tai nạn tương tự khiến cho bệnh nhân Nguyễn Thị Bảo, 92 tuổi ở Đống Đa- Hà Nội phải nhập viện vì gãy liên mấu chuyển xương đùi. Cả hai bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện ĐHY Hà Nội trong tình trạng sức khoẻ có nhiều biểu hiện phức tạp như suy giảm chức năng hô hấp, lú lẫn, không hợp tác với bác sĩ, bắt đầu có những rối loạn tuần hoàn...
ThS. Trần Trung Dũng- Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện ĐHY Hà Nội cho biết, đây là những dạng chấn thương hay gặp nhất ở người cao tuổi, nguyên nhân chính là do loãng xương. Tuỳ thuộc vào điều kiện sức khoẻ mà người bệnh đứng trước 2 lựa chọn điều trị: Đó là điều trị bảo tồn, không phẫu thuật, bao gồm các chăm sóc về dinh dưỡng, chống nhiễm khuẩn hô hấp, chống loét..., tỷ lệ thành công của phương pháp này không cao dù điều trị phải kéo dài vì hàng loạt biến chứng nhiễm khuẩn do nằm bất động tại chỗ ở người già. Nếu điều kiện cho phép có thể tiến hành phẫu thuật để cố định ổ gãy. Phương pháp này giúp cho bệnh nhân có thể vận động sớm, vì thế tránh được các biến chứng của điều trị bảo tồn. Tuy nhiên gây mê hồi sức cho người già có rất nhiều rủi ro, nguy hiểm, thậm chí có người bệnh đã tử vong rất sớm trên bàn mổ, ngay sau khi gây mê hoặc gây tê. Vì vậy đối với những trường hợp cao tuổi (từ 80 tuổi trở lên) chỉ định phẫu thuật là một vấn đề lớn, không dễ thực hiện ở tất cả các cơ sở y tế. Nhưng với kỹ thuật gây vô cảm tiên tiến hiện nay được sử dụng tại Bệnh viện ĐHY Hà Nội thì những bệnh nhân cao tuổi này hoàn toàn có thể vượt qua những cuộc đại phẫu.
Mặc dù phải trải qua những phẫu thuật lớn như thay khớp háng ở bệnh nhân Nguyễn Thị Cuộc và nẹp vít khớp háng ở bệnh nhân Nguyễn Thị Bảo nhưng suốt quá trình trong và sau phẫu thuật, cả hai bệnh nhân đều hoàn toàn tỉnh táo, không phải chịu những đau đớn, không có biến chứng, đáp ứng tốt với điều trị, chăm sóc, sức khoẻ hồi phục nhanh. Hiện cả hai đều bình phục và được xuất viện.
Vì chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh
PGS.TS. Nguyễn Hữu Tú, Trưởng Khoa gây mê hồi sức và chống đau - Bệnh viện ĐHY Hà Nội cho biết, những phương pháp gây tê, gây mê kinh điển có nhiều tác dụng phụ và biến chứng cho bệnh nhân cao tuổi. Ở những bệnh nhân này chức năng của các cơ quan đều suy giảm từ 30 - 50%. Hơn nữa họ thường có bệnh phối hợp như đái tháo đường, tăng huyết áp, mạch vành, tâm phế mạn, rối loạn chuyển hoá... nên rất nhạy cảm với các thuốc dùng trong gây mê, đặc biệt dễ dẫn đến suy hô hấp, ngừng thở hoặc tụt huyết áp nặng. Những biến chứng này cũng rất khó điều trị. Khi bệnh nhân bị tụt huyết áp do gây tê tuỷ sống, bù dịch nhanh có thể đưa huyết áp trở về bình thường nhưng với người cao tuổi biện pháp này ít hiệu quả, dễ gây ra suy tim và phù phổi cấp. Mặt khác, quá trình chuyển hoá, đào thải các thuốc mê ở người già cũng chậm hơn nhiều so với người trẻ và khó dự đoán, sau mổ có thể gặp hàng loạt biến chứng do tồn dư thuốc gây ra như ngừng thở, quên thở, tắc nghẽn đường thở, trào ngược dịch dạ dày vào phổi, thiếu ôxy, xẹp phổi... Ngoài ra người già cũng dễ bị rối loạn về thân nhiệt, dễ bị tụt nhiệt độ trong và sau mổ vì dự trữ và sinh nhiệt kém. Tụt nhiệt độ có thể gây ra các rối loạn về chuyển hoá, đông máu và tuần hoàn. Đây là thách thức lớn khi quyết định phẫu thuật cho những bệnh nhân cao tuổi. Vì hạn chế này mà không ít bệnh nhân cao tuổi có thể bị từ chối điều trị bằng phẫu thuật.
Theo PGS. Tú, nhiều nghiên cứu xác nhận nguy cơ biến chứng và tử vong ở bệnh nhân cao tuổi do phẫu thuật cao hơn ở người trẻ ít nhất từ 2-5 lần. Hạn chế rủi ro và biến chứng khi gây mê hồi sức cho người cao tuổi đang là vấn đề thời sự vì trong thực tế số người cao tuổi phải phẫu thuật ngày càng gia tăng, chiếm 5-10% số bệnh nhân phải phẫu thuật nói chung. Các bác sĩ của Bệnh viện ĐHY Hà Nội đã tìm ra và áp dụng hiệu quả phương pháp vô cảm mới và tiên tiến, đảm bảo cho bệnh nhân không đau đớn trong khi cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi và an toàn. Hai trường hợp bệnh nhân nêu trên được áp dụng phương pháp gây tê vùng có phối hợp 2 kỹ thuật: Gây tê tuỷ sống với liều rất nhỏ (minidose) và gây tê ngoài màng cứng với liều giảm đau. Việc xác định liều lượng của thuốc tê sử dụng trong phương pháp này phải dựa vào đánh giá đầy đủ trên thể trạng, các chức năng sống của từng bệnh nhân cũng như mức độ và yêu cầu của cuộc phẫu thuật. Sự phối hợp này đã tránh được tối đa các biến chứng về hô hấp, tim mạch của phương pháp gây tê tủy sống hoặc ngoài màng cứng kinh điển khi dùng đơn độc với mục đích gây tê thông thường và cho phép kéo dài thời gian vô cảm theo yêu cầu của cuộc mổ.
Hiện nay tuổi thọ của con người ngày càng cao, các bệnh lý do thoái hoá xương khớp gặp rất nhiều, vì vậy gãy xương ở người già dễ xảy ra. Nếu không thể tiến hành điều trị bằng phẫu thuật thì chất lượng sống của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng cùng với nhiều biến chứng do bất động tại chỗ gây ra. Chính vì vậy với những tiến bộ quan trọng của gây mê hồi sức, bệnh nhân từ 80 tuổi trở lên có thể yên tâm vượt qua những cuộc đại phẫu, giúp họ sống tuổi già ý nghĩa hơn và tuôi thọ được nâng cao hơn. Lê Hảo Theo Suckhoedoisong
Bệnh nhân gần 100 tuổi dễ dàng vượt qua cuộc đại phẫu
Vì một chút bất cẩn khi đi lại đã làm bệnh nhân Nguyễn Thị Cuộc, 95 tuổi ở Bình Lục - Hà Nam gãy cổ xương đùi. Cũng với một tai nạn tương tự khiến cho bệnh nhân Nguyễn Thị Bảo, 92 tuổi ở Đống Đa- Hà Nội phải nhập viện vì gãy liên mấu chuyển xương đùi. Cả hai bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện ĐHY Hà Nội trong tình trạng sức khoẻ có nhiều biểu hiện phức tạp như suy giảm chức năng hô hấp, lú lẫn, không hợp tác với bác sĩ, bắt đầu có những rối loạn tuần hoàn...
ThS. Trần Trung Dũng- Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện ĐHY Hà Nội cho biết, đây là những dạng chấn thương hay gặp nhất ở người cao tuổi, nguyên nhân chính là do loãng xương. Tuỳ thuộc vào điều kiện sức khoẻ mà người bệnh đứng trước 2 lựa chọn điều trị: Đó là điều trị bảo tồn, không phẫu thuật, bao gồm các chăm sóc về dinh dưỡng, chống nhiễm khuẩn hô hấp, chống loét..., tỷ lệ thành công của phương pháp này không cao dù điều trị phải kéo dài vì hàng loạt biến chứng nhiễm khuẩn do nằm bất động tại chỗ ở người già. Nếu điều kiện cho phép có thể tiến hành phẫu thuật để cố định ổ gãy. Phương pháp này giúp cho bệnh nhân có thể vận động sớm, vì thế tránh được các biến chứng của điều trị bảo tồn. Tuy nhiên gây mê hồi sức cho người già có rất nhiều rủi ro, nguy hiểm, thậm chí có người bệnh đã tử vong rất sớm trên bàn mổ, ngay sau khi gây mê hoặc gây tê. Vì vậy đối với những trường hợp cao tuổi (từ 80 tuổi trở lên) chỉ định phẫu thuật là một vấn đề lớn, không dễ thực hiện ở tất cả các cơ sở y tế. Nhưng với kỹ thuật gây vô cảm tiên tiến hiện nay được sử dụng tại Bệnh viện ĐHY Hà Nội thì những bệnh nhân cao tuổi này hoàn toàn có thể vượt qua những cuộc đại phẫu.
Mặc dù phải trải qua những phẫu thuật lớn như thay khớp háng ở bệnh nhân Nguyễn Thị Cuộc và nẹp vít khớp háng ở bệnh nhân Nguyễn Thị Bảo nhưng suốt quá trình trong và sau phẫu thuật, cả hai bệnh nhân đều hoàn toàn tỉnh táo, không phải chịu những đau đớn, không có biến chứng, đáp ứng tốt với điều trị, chăm sóc, sức khoẻ hồi phục nhanh. Hiện cả hai đều bình phục và được xuất viện.
Vì chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh
PGS.TS. Nguyễn Hữu Tú, Trưởng Khoa gây mê hồi sức và chống đau - Bệnh viện ĐHY Hà Nội cho biết, những phương pháp gây tê, gây mê kinh điển có nhiều tác dụng phụ và biến chứng cho bệnh nhân cao tuổi. Ở những bệnh nhân này chức năng của các cơ quan đều suy giảm từ 30 - 50%. Hơn nữa họ thường có bệnh phối hợp như đái tháo đường, tăng huyết áp, mạch vành, tâm phế mạn, rối loạn chuyển hoá... nên rất nhạy cảm với các thuốc dùng trong gây mê, đặc biệt dễ dẫn đến suy hô hấp, ngừng thở hoặc tụt huyết áp nặng. Những biến chứng này cũng rất khó điều trị. Khi bệnh nhân bị tụt huyết áp do gây tê tuỷ sống, bù dịch nhanh có thể đưa huyết áp trở về bình thường nhưng với người cao tuổi biện pháp này ít hiệu quả, dễ gây ra suy tim và phù phổi cấp. Mặt khác, quá trình chuyển hoá, đào thải các thuốc mê ở người già cũng chậm hơn nhiều so với người trẻ và khó dự đoán, sau mổ có thể gặp hàng loạt biến chứng do tồn dư thuốc gây ra như ngừng thở, quên thở, tắc nghẽn đường thở, trào ngược dịch dạ dày vào phổi, thiếu ôxy, xẹp phổi... Ngoài ra người già cũng dễ bị rối loạn về thân nhiệt, dễ bị tụt nhiệt độ trong và sau mổ vì dự trữ và sinh nhiệt kém. Tụt nhiệt độ có thể gây ra các rối loạn về chuyển hoá, đông máu và tuần hoàn. Đây là thách thức lớn khi quyết định phẫu thuật cho những bệnh nhân cao tuổi. Vì hạn chế này mà không ít bệnh nhân cao tuổi có thể bị từ chối điều trị bằng phẫu thuật.
Theo PGS. Tú, nhiều nghiên cứu xác nhận nguy cơ biến chứng và tử vong ở bệnh nhân cao tuổi do phẫu thuật cao hơn ở người trẻ ít nhất từ 2-5 lần. Hạn chế rủi ro và biến chứng khi gây mê hồi sức cho người cao tuổi đang là vấn đề thời sự vì trong thực tế số người cao tuổi phải phẫu thuật ngày càng gia tăng, chiếm 5-10% số bệnh nhân phải phẫu thuật nói chung. Các bác sĩ của Bệnh viện ĐHY Hà Nội đã tìm ra và áp dụng hiệu quả phương pháp vô cảm mới và tiên tiến, đảm bảo cho bệnh nhân không đau đớn trong khi cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi và an toàn. Hai trường hợp bệnh nhân nêu trên được áp dụng phương pháp gây tê vùng có phối hợp 2 kỹ thuật: Gây tê tuỷ sống với liều rất nhỏ (minidose) và gây tê ngoài màng cứng với liều giảm đau. Việc xác định liều lượng của thuốc tê sử dụng trong phương pháp này phải dựa vào đánh giá đầy đủ trên thể trạng, các chức năng sống của từng bệnh nhân cũng như mức độ và yêu cầu của cuộc phẫu thuật. Sự phối hợp này đã tránh được tối đa các biến chứng về hô hấp, tim mạch của phương pháp gây tê tủy sống hoặc ngoài màng cứng kinh điển khi dùng đơn độc với mục đích gây tê thông thường và cho phép kéo dài thời gian vô cảm theo yêu cầu của cuộc mổ.
Hiện nay tuổi thọ của con người ngày càng cao, các bệnh lý do thoái hoá xương khớp gặp rất nhiều, vì vậy gãy xương ở người già dễ xảy ra. Nếu không thể tiến hành điều trị bằng phẫu thuật thì chất lượng sống của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng cùng với nhiều biến chứng do bất động tại chỗ gây ra. Chính vì vậy với những tiến bộ quan trọng của gây mê hồi sức, bệnh nhân từ 80 tuổi trở lên có thể yên tâm vượt qua những cuộc đại phẫu, giúp họ sống tuổi già ý nghĩa hơn và tuôi thọ được nâng cao hơn. Lê Hảo Theo Suckhoedoisong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét