Hiện nay, trên địa bàn hai tỉnh Kon Tum và Bình Định có hơn 70,000 người người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam, chiếm tỷ lệ khoảng 4% dân số. Tỷ lệ này càng cao ở những vùng nghèo và các địa phương mà chiến tranh ác liệt đã từng xảy ra, chẳng hạn vùng huyện Sa Thầy của Kon Tum và Phù Cát, Bình Định.
Với sự nỗ lực và sáng kiến của Sở Lao Động, Thương Binh và Xã Hội và UBND hai tỉnh nói trên, dự án cải thiện tình trạng sức khoẻ và kinh tế-xã hội cho người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam tại tỉnh Kon Tum và Bình Định đã được triển khai từ năm 2008. Dự án được thực hiện với sự đồng tài trợ của Quỹ Ford và Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH). Mục tiêu của dự án không chỉ nâng cao sức khoẻ, điều kiện sống cho người khuyết tật mà còn nâng cao năng lực cho người khuyết tật để họ hoà nhập tốt hơn vào đời sống xã hội.
Trong năm đầu, dự án tập trung triển khai các hoạt động chính như: khảo sát dữ liệu về người khuyết tật trong địa bàn toàn tỉnh, xây dựng hồ sơ đối tượng, hỗ trợ xây dựng và triển khai đề án hỗ trợ người khuyết tật của tỉnh (theo Quyết định 239/QĐ-Ttg), xây dựng mạng lưới cộng tác viên, xây dựng và nâng cấp các trung tâm phục hồi chức năng, cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng toàn diện, xây dựng các tổ chức người khuyết tật, đào tạo nghề và hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật và gia đình,… Các hoạt động của dự án được lập kế hoạch và triển khai theo cách tiếp cận đáp ứng nhu cầu, từ dưới lên và theo hướng bền vững.
Ảnh: Các học viên đang thực hành (Ảnh VNAH)
Trong khuôn khổ các hoạt động của dự án, các đối tác chính (Các Sở Lao động-TBXH, Trung tâm bảo trợ xã hội và UBND các huyện) đã tổ chức tập huấn “kỹ thuật phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (CBR) cho người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam”. Đợt đầu của khoá tập huấn được tổ chức từ ngày 15-18/4/2009 tại Bình Định và 24-27/7/2009 tại Kon Tum với sự tham gia của các đối tác chính, các tổ thực hiện dự án và mạng lưới cộng tác viên tại địa bàn dự án. Khoá tập huấn được hướng dẫn bởi các chuyên gia, bác sỹ của VNAH và Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Quy Nhơn. Khóa tập huấn chủ yếu tập trung vào các kỹ thuật tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho người khuyết tật, các bài tập vận động, phương pháp hướng dẫn tập tại nhà, chăm sóc tại cộng đồng, các dụng cụ hỗ trợ cho người khuyết tật và giáo dục hòa nhập. Trong khóa tập huấn này, ngoài phần lý thuyết cơ bản và các video, phim, tài liệu trực quan sinh động các bác sỹ hướng dẫn chú trọng nhiều vào các bài tập thực tế và thực hành trên bệnh nhân.
Sau khoá tập huấn, các cộng tác viên của dự án sẽ bắt tay ngay vào triển khai các hoạt động chuyên môn về y tế (phục hồi chức năng) và kinh tế - xã hội (cải thiện điều kiện sinh hoạt, giáo dục, việc làm và sinh kế cho người khuyết tật và gia đình) với sự hỗ trợ kỹ thuật của các cán bộ VNAH và đơn vị tư vấn chuyên môn y tế. Sau một thời gian triển khai, khóa tập huấn nâng cao sẽ được tổ chức. Đồng thời, kết hợp với các chuyến đi ngoại viện, các bác sỹ chuyên khoa, các chuyên gia sẽ hỗ trợ thêm cho đội ngũ cộng tác viên thực hiện các hoạt động tại địa phương.
Với sự chủ động thực hiện của chính quyền địa phương, các đối tác chính, các ban ngành liên quan, mọi người đều tin tưởng dự án này sẽ thành công tốt đẹp, góp phần giúp người khuyết tật vànạn nhân chất độc da cam vượt qua những khó khăn, hoà nhập tốt hơn vào xã hội.
BS. Trần Duy Khoa - Điều phối viên dự án, VNAH (Theo PWD)
Với sự nỗ lực và sáng kiến của Sở Lao Động, Thương Binh và Xã Hội và UBND hai tỉnh nói trên, dự án cải thiện tình trạng sức khoẻ và kinh tế-xã hội cho người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam tại tỉnh Kon Tum và Bình Định đã được triển khai từ năm 2008. Dự án được thực hiện với sự đồng tài trợ của Quỹ Ford và Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH). Mục tiêu của dự án không chỉ nâng cao sức khoẻ, điều kiện sống cho người khuyết tật mà còn nâng cao năng lực cho người khuyết tật để họ hoà nhập tốt hơn vào đời sống xã hội.
Trong năm đầu, dự án tập trung triển khai các hoạt động chính như: khảo sát dữ liệu về người khuyết tật trong địa bàn toàn tỉnh, xây dựng hồ sơ đối tượng, hỗ trợ xây dựng và triển khai đề án hỗ trợ người khuyết tật của tỉnh (theo Quyết định 239/QĐ-Ttg), xây dựng mạng lưới cộng tác viên, xây dựng và nâng cấp các trung tâm phục hồi chức năng, cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng toàn diện, xây dựng các tổ chức người khuyết tật, đào tạo nghề và hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật và gia đình,… Các hoạt động của dự án được lập kế hoạch và triển khai theo cách tiếp cận đáp ứng nhu cầu, từ dưới lên và theo hướng bền vững.
Ảnh: Các học viên đang thực hành (Ảnh VNAH)
Trong khuôn khổ các hoạt động của dự án, các đối tác chính (Các Sở Lao động-TBXH, Trung tâm bảo trợ xã hội và UBND các huyện) đã tổ chức tập huấn “kỹ thuật phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (CBR) cho người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam”. Đợt đầu của khoá tập huấn được tổ chức từ ngày 15-18/4/2009 tại Bình Định và 24-27/7/2009 tại Kon Tum với sự tham gia của các đối tác chính, các tổ thực hiện dự án và mạng lưới cộng tác viên tại địa bàn dự án. Khoá tập huấn được hướng dẫn bởi các chuyên gia, bác sỹ của VNAH và Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Quy Nhơn. Khóa tập huấn chủ yếu tập trung vào các kỹ thuật tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho người khuyết tật, các bài tập vận động, phương pháp hướng dẫn tập tại nhà, chăm sóc tại cộng đồng, các dụng cụ hỗ trợ cho người khuyết tật và giáo dục hòa nhập. Trong khóa tập huấn này, ngoài phần lý thuyết cơ bản và các video, phim, tài liệu trực quan sinh động các bác sỹ hướng dẫn chú trọng nhiều vào các bài tập thực tế và thực hành trên bệnh nhân.
Sau khoá tập huấn, các cộng tác viên của dự án sẽ bắt tay ngay vào triển khai các hoạt động chuyên môn về y tế (phục hồi chức năng) và kinh tế - xã hội (cải thiện điều kiện sinh hoạt, giáo dục, việc làm và sinh kế cho người khuyết tật và gia đình) với sự hỗ trợ kỹ thuật của các cán bộ VNAH và đơn vị tư vấn chuyên môn y tế. Sau một thời gian triển khai, khóa tập huấn nâng cao sẽ được tổ chức. Đồng thời, kết hợp với các chuyến đi ngoại viện, các bác sỹ chuyên khoa, các chuyên gia sẽ hỗ trợ thêm cho đội ngũ cộng tác viên thực hiện các hoạt động tại địa phương.
Với sự chủ động thực hiện của chính quyền địa phương, các đối tác chính, các ban ngành liên quan, mọi người đều tin tưởng dự án này sẽ thành công tốt đẹp, góp phần giúp người khuyết tật vànạn nhân chất độc da cam vượt qua những khó khăn, hoà nhập tốt hơn vào xã hội.
BS. Trần Duy Khoa - Điều phối viên dự án, VNAH (Theo PWD)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét