Google

03/02/2015

Ứng phó với đau vai gáy như thế nào?

Trong các chứng bệnh liên quan đến cột sống cổ, chứng bệnh đau vai gáy (còn gọi là hội chứng cổ vai cánh tay) là bệnh khó chịu nhất. Tự nhiên buổi sáng tỉnh dậy thấy cổ đau nhức không thể “cựa quậy” được...
Trong các chứng bệnh liên quan đến cột sống cổ, chứng bệnh đau vai gáy (còn gọi là hội chứng cổ vai cánh tay) là bệnh khó chịu nhất. Tự nhiên buổi sáng tỉnh dậy thấy cổ đau nhức không thể “cựa quậy” được...
Bệnh đau vai gáy là gì?
Bệnh đau vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ gây ra bởi sự co cứng cục bộ, đột ngột do rối loạn chức năng thần kinh mà không do tổn thương xương, khớp, đốt sống cổ hay đĩa đệm. Các hội chứng và các chứng bệnh khác liên quan đến xương, khớp và đĩa đệm vùng cổ được gọi theo đích danh bệnh đó gây ra. Ví dụ thoái hóa đốt sống cổ hay thoát vị đĩa đệm vùng cổ.
Ứng phó với đau vai gáy như thế nào?
Bệnh đau vai gáy thường xuất hiện vào buổi sáng, sau khi tỉnh dậy, thực chất là nhóm các bệnh có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai và gáy. Nguyên nhân là do rối loạn tuần hoàn do thiếu máu ở vùng cột sống cổ, hoặc do sự kéo giãn dây thần kinh quá mức gây ra rối loạn chức năng của dây thần kinh chi phối nơi đây hoặc có thể là một sang chấn nhẹ nào đó cơ vùng vai gáy và gây ra co cứng và đau rút cục bộ… Tất cả đều dẫn đến một hội chứng cuối cùng đó là đau cơ ở vùng vai gáy và làm cho người bệnh rất khó quay đầu và quay cổ.
Tuy có nhiều nguyên nhân song thường gặp nhất trong hội chứng đau vai gáy là sự kích thích dây thần kinh quá mức do kéo dãn, kéo căng hoặc là căng thẳng quá mức dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh dạng kích thích kéo dài. Hệ quả là phóng ra các luồng xung động thần kinh mạnh giải phóng ồ ạt các ion can-xi làm co cứng cơ cục bộ. Sự co cứng cơ đã gây ra đau, một lần nữa nó lại thít chặt vào các dây thần kinh nên càng gây kích thích, càng đau. Theo một cơ chế như vậy cho nên bao giờ chứng bệnh đau vai gáy cũng được khởi nguồn bằng một trong các nguyên nhân trên.
Phát hiện bệnh như thế nào?
Phát hiện bệnh không quá khó. Dấu hiệu đầu tiên mà người bệnh có thể nhận thấy đó là đau cơ vùng cổ, gáy, vai và phần lưng trên. Triệu chứng đau rất khác nhau ở các thể bệnh khác nhau và tùy ở từng người. Ban đầu chỉ là đau nhẹ và tạo ra sự hạn chế vận động nhẹ. Người bệnh vẫn đi lại, làm việc được chỉ một chút phiền hà đó là không quay đầu thoải mái được. Chỉ quay được rất hạn chế và hầu như chỉ nghiêng sang trái hoặc sang phải mà không thể ngoảnh lại hẳn phía sau. Ngoài triệu chứng đau người bệnh còn có thêm triệu chứng tăng cảm giác. Tăng cảm giác đến mức chỉ sờ nhẹ ngoài da vùng gáy bệnh nhân cũng biết. Chỉ ấn lướt rất nhẹ cũng tạo ra cảm giác đau một cách rõ ràng cho người bệnh.
Ở mức độ bệnh nặng hơn hoặc kéo dài hơn, người bệnh đau nhiều hơn và ảnh hưởng đến ngủ nghỉ và ăn uống. Sang giai đoạn nặng hoặc khi bị kéo dài, thường sau 2-3 ngày là bệnh có thể tiến triển. Khi đó, mọi sinh hoạt vận động liên quan nhẹ đến cơ vùng cổ vai gáy cũng rất đau. Chính vì thế nó làm hạn chế hầu như mọi sinh hoạt thường nhật của bệnh nhân.
Song có lẽ khổ nhất là lúc ngủ. Người bệnh ban đầu còn có thể nằm ngủ được, sau thì không thể nằm ngủ được. Vì khi nằm trọng lượng cơ thể dồn lực tác động vào một bên. Nếu nằm về bên bệnh thì lực cơ thể làm đau thêm. Nếu nằm về bên lành thì bên bệnh bị kéo căng vẫn đau. Do đó người bệnh không dám nằm ngủ mà thường thì chỉ dám nửa nằm nửa ngồi và ngủ rất chập chờn. Khi bị đau quá mức, các động tác đi lại nhẹ nhàng cũng ảnh hưởng và cũng gây đau.
Ứng phó với đau vai gáy
Thực ra vấn đề điều trị chứng bệnh đau vai gáy không quá khó. Chúng ta chỉ cần đánh đúng vào cơ chế gây bệnh là có thể đẩy lùi bệnh tật. Chỉ cần thực hiện giãn cơ và thư thái thần kinh là có thể chống lại căn bệnh này.
Ngay khi mới bị bệnh, bạn đừng có cố gắng xoay đầu hay xoay cổ. Cách tốt nhất đó là bạn nên vận động xoay đầu cổ nhẹ nhàng, được chừng nào hay chừng ấy và đừng có làm cố tăng biên độ như khi bình thường. Nhớ là phải hạn chế quay đầu, nghiêng đầu để cho bệnh có thể tự hồi. Bạn cũng không nên ngồi quạt điện hay ngồi điều hòa vì chỉ càng làm cho cơ co cứng và đau dữ dội hơn mà thôi. Khi đi ngủ, bạn nhớ chườm ấm vùng cổ, chiếu đèn hồng ngoại, nếu có người xoa bóp cho bạn thì chỉ cần nhẹ nhàng xoa bóp vùng cơ vai gáy chừng 10-15 phút nhằm làm tăng lượng máu lưu thông là ổn. Nên tắm bằng nước ấm. Nếu mức độ kích thích dây thần kinh của bạn chỉ ở mức độ nhẹ và ít nhiều liên quan tới sự thiếu máu hay co mạch thì những biện pháp này sẽ nhanh chóng lấy lại sự ổn định cho bạn. Bạn sẽ tự hết bệnh trong 2-3 ngày sau.
Nhưng nếu mức độ kích thích dây thần kinh lớn hơn, bệnh ở mức độ vừa. Tức là ngày sau bạn vẫn không thấy thuyên giảm, bạn có thể phải dùng một số loại thuốc hỗ trợ. Các loại thuốc có thể dùng được bao gồm các thuốc giảm đau, chống viêm non-steroid như diclofenac, ibuprofen, paracetamol, aspirin. Các thuốc này sẽ giảm đau cho bạn và chống lại các phản ứng viêm hệ lụy đi sau. Bạn cũng có thể dùng miếng dán salonpas để giảm được triệu chứng vùng này. Vì miếng dán salonpas có chứa chất kháng viêm non-steroid dạng thấm qua da methyl salicylat. Các thuốc chống co thắt cơ quá mức có thể có tác dụng như thuốc mephenesin (decontractyl) cũng có thể giúp bạn phần nào. Thuốc có tác dụng chống co thắt cơ giải phóng cho sự kích thích dây thần kinh và góp phần làm cho bạn bớt đau. Một số vitamin nhóm B như vitamin B1, B6, B12 có thể dùng vì nó làm tăng dẫn truyền thần kinh. Thuốc chống viêm corticoid dạng uống rất ít có tác dụng trong các trường hợp này.
Khi bạn bị bệnh mức độ vừa, không nên xoa bóp vì càng xoa bóp thì càng đau và làm tăng mức độ bệnh (có lẽ do thần kinh càng kích thích). Điều này đúng với bệnh đau không do thoái hóa hay không do co thắt mạch máu.
Ở mức độ bệnh  nặng hơn cần phải dùng đến biện pháp mạnh tay hơn đó là châm cứu hoặc dùng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh. Châm cứu sẽ điều hòa lại hoạt động của dây thần kinh. Còn các thuốc này sẽ cắt tạm thời các cơn kích thích thần kinh mạnh, làm mềm cơ và do đó không gây đau dữ dội. Chúng cực kỳ có hiệu nghiệm cho mọi trường hợp bệnh, nhất là bệnh nặng.
Chỉ cần châm cứu vào đúng các huyệt trên những vị trí chính xác, nó có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa và làm giảm sự co thắt nên giảm đau. Có thể dùng thuốc tiêm. Thuốc có thể dùng là lidocain hoặc novocain, nhưng cần thử phản ứng thuốc trước khi tiêm, và việc tiêm thuốc nhằm ngăn chặn dẫn truyền thần kinh nhất thiết phải do bác sỹ thực hiện, có đầy đủ dụng cụ cấp cứu nếu có sự cố xảy ra. Tuyệt đối không được tự tiêm tại nhà và tự mua thuốc về tiêm. Cũng tuyệt đối không được tiêm vào mạch máu vì có thể gây rối loạn hoạt động của hệ tim mạch. Đó là những nguyên tắc hết sức cơ bản trong điều trị chứng bệnh này.
Nếu như điều trị đúng và nhớ là sớm ngay từ đầu, người bệnh sẽ không cần gặp bác sĩ mà vẫn khỏi bệnh. Nhưng nếu điều trị sai, điều trị muộn thì người bệnh không những đau mà còn phải có nguy cơ nhập viện là rất lớn.

BS. Lê Thanh Huyền (Theo Suckhoedoisong.vn)

Không có nhận xét nào:

Đời Sống-Gia Đình (VietBao VN)

Vui Cười (VietBao VN)

SƯU TẦM ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN SỨC KHOẺ:

Tư vấn miễn phí:

* Điện thoại của đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567 hoặc chương trình Cửa sổ tình yêu (04) 3 8262625 để được tư vấn miễn phí.
* Phòng tư vấn sức khỏe sinh sản Bệnh viện Từ Dũ TPHCM với các chương trình tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước, trong và sau sinh miễn phí dành cho các ông bố, bà mẹ: điện thoại (08) 3 8395117 (số nội bộ 368).
* Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng tại Bình Định: (có tư vấn về phòng chống HIV/AIDS): Địa chỉ liên hệ với Trung tâm Tư vấn sức khỏe cộng đồng: 419 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn vào tất cả các ngày trong tuần (trừ chủ nhật). ĐT: (056): 3 811 466. Trung tâm tư vấn HIV/AIDS miễn phí tại: + Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng - Bệnh viện Lao: ĐT (056) 3 748 922; + Phòng khám số 3 (936- 938 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn: ĐT (056): 3 792 476.
* Phòng tư vấn sức khỏe miển phí tại Trung tâm Y tế Quận 1 TP.HCM với trên 20 bác sĩ thuộc các chuyên khoa tham gia tham vấn sức khỏe trực tiếp hoặc qua điện thoại số (08) 3 8206544.
* Chương trình VTV1 "Sức khoẻ là vàng", phát sóng vào 18h ngày Chủ nhật và phát lại vào 15h Thứ 4 tuần kế tiếp: Số điện thoại nóng của chương trình là 1900561225.
* Chương trình VTV2 “Sức khoẻ cho mọi người”, phát sóng vào 17h30 ngày Thứ 3 hàng tuần và phát lại vào 12h trưa hôm sau.
* Trung tâm tư vấn ung thư Can Hope (Singapore) tại Hà Nội: 04. 3 7472729 / 04. 3 7472730
* Khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống là chương trình do BV Nguyễn Tri Phương (468 Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM) thực hiện vào lúc 13g30 thứ sáu hằng tuần.
Bệnh nhân có nhu cầu đăng ký qua số ĐT: 39234332 (xin số 895).


Khác:

* Bệnh nhân nam giới có nhu cầu khám và tư vấn các bệnh lý Nam khoa, vui lòng đăng ký tại BVĐH Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P11, Q5.:
1. Phòng khám Nam khoa. Điện thoại: (08) 3 8554269 (số 265) 2. Bộ phận chăm sóc khách hàng. Điện thoại: (08) 3 4051010- 3 4051212

*Ttư vấn “Bệnh loét dạ dày-tá tràng” liên hệ Phòng khám tiêu hóa - bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, xin vui lòng đăng ký qua số điện thoại: 08. 3 4051010, 3 4051212, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, bộ phận Chăm sóc khách hàng.

* Câu lạc bộ phòng chống Hen Hà nội, Hội Hen DU & MDLS Việt nam 04.3 9438933

* Các địa chỉ khác tại: http://shelove.biz/thong-tin-tu-van

* Tham khảo chữa rắn cắn: Địa chỉ liên hệ của ông Tần: Lê Văn Tần - xóm 6 xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Điện thoại: 0972.901.089.

Người theo dõi