Google

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

Khuyết tật vận động ở trẻ em: Cần phát hiện và điều trị sớm

Có nhiều dạng khuyết tật vận động, đó là những dị tật, khiếm khuyết ở tứ chi ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt, thể chất... Do vậy, phụ huynh có con bị khuyết tật cần lưu ý để phát hiện và điều trị kịp thời, giúp cho trẻ có cuộc sống tốt đẹp.

Theo các chuyên gia, một số dấu hiệu ban đầu của trẻ bị khuyết tật vận động mà các phụ huynh cần lưu ý để phát hiện sớm như: Trẻ bất thường về cấu trúc; suy giảm chức năng vận động (phản xạ vận động bất thường, thiếu khả năng điều phối vận động phù hợp với lứa tuổi, vận động lặp lại hoặc dừng lại không có lý do, thăng bằng kém, trương lực kém); chậm phát triển vận động (không đạt được các mốc phát triển phù hợp với lứa tuổi chẳng hạn như điều khiển đầu, lẫy, điều khiển thân mình, ngồi, đứng, bò…); suy giảm vận động (trương cơ lực hay vận động có chiều hướng yếu đi thay vì trở nên tinh vi và mạnh mẽ hơn); suy giảm chức năng sinh lý thần kinh (biểu hiện bất thường ở hành vi mút, nắm, tư thế, phản xạ, trương lực cơ, vận động chậm chạp).

Bệnh nhân Đặng Quốc Huy bị tật vòng thắt bẩm sinh ở tay vừa được phẫu thuật tại Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Quy Nhơn.
“Dựa vào sự phát triển theo tuổi, các hoạt động, sinh hoạt, những biểu hiện trên cơ thể trẻ, chúng ta có thể phát hiện ra trẻ bị khuyết tật vận động. Trong các dạng khuyết tật, bàn chân bẹt là dạng khó phát hiện, khó nhận thấy vì theo quan niệm dân gian, bàn chân bẹt là bàn chân đầy đặn, tướng số giàu có. Tuy nhiên, đó là một quan niệm sai lầm, nếu không chữa trị kịp thời sẽ không những ảnh hưởng đến bàn chân, sinh hoạt, đi đứng mà dần dà sẽ ảnh hưởng đến cột sống, cổ... Ở các trẻ bị tật vẹo cổ phải được phát hiện trước 2 tháng tuổi, nếu lớn dần sẽ gây biến dạng cho toàn khuôn mặt và điều trị rất khó”- Bác sĩ CKI Phan Trần Đại Nhân, Trưởng Khoa khám của Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Quy Nhơn, lưu ý.

Bác sĩ CKI PHAN TRẦN ĐẠI NHÂN
Có nhiều nguyên nhân gây ra khuyết tật vận động ở trẻ, dị tật có thể biểu hiện từ trước sinh, trong sinh, sau sinh. Tùy theo bệnh và giai đoạn bệnh, các bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau như vật lý trị liệu, bó bột, phẫu thuật. Nếu trẻ bị khuyết tật được phát hiện kịp thời, có phương pháp điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao và ít tốn kém. Khi trẻ lớn, xương cơ bắt đầu cứng cáp thì phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật, phải mất nhiều thời gian và  tốn kém chi phí.

Ở các trẻ bị khuyết tật nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng, đặc biệt càng lớn, cân nặng sẽ càng tăng, ảnh hưởng đến việc luyện tập, phục hồi. Như trường hợp em Võ Hữu Tánh (14 tuổi, quê gốc ở xã Tam Quan, Hoài Nhơn, hiện đang sống tại Lâm Đồng) bị bại não gây ảnh hưởng đến các chức năng vận động. Theo bố của Hữu Tánh cho biết, đã phát hiện con mình bị tật từ khi 5 tháng tuổi, hồi đó đặt đâu nằm đó chứ cháu không biết lật, hơn 10 tháng chưa biết ngồi. Gia đình đưa đi khám thì các bác sĩ bảo Tánh bị bại não, phải chữa chạy nhiều nơi. Tánh thường ở nhà với bà nội già yếu nên không giúp cháu luyện tập được, khiến cơ thể Tánh càng yếu thêm. Được đưa vào khám và điều trị tại Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Quy Nhơn, đến nay sau hơn 2 tuần được bác sĩ tiến hành mổ thành công, hiện Tánh đã tự tập luyện đi lại, vận động được.
Em Lê Hoàng Yến Vy (Khánh Hòa) bị mắc chứng khớp giả bẩm sinh không được chữa trị kịp thời bởi hoàn cảnh gia đình khó khăn. Khi đưa vào chữa trị tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Quy Nhơn, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật ghép xương gối để nối dài chân cho cháu. Hiện đã trải qua đến 5 lần phẫu thuật, Yến Vy đang tập đi lại trong ánh mắt theo dõi đầy hy vọng của người thân.
THẢO KHUY (Báo Bình Định)

Không có nhận xét nào:

Đời Sống-Gia Đình (VietBao VN)

Vui Cười (VietBao VN)

SƯU TẦM ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN SỨC KHOẺ:

Tư vấn miễn phí:

* Điện thoại của đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567 hoặc chương trình Cửa sổ tình yêu (04) 3 8262625 để được tư vấn miễn phí.
* Phòng tư vấn sức khỏe sinh sản Bệnh viện Từ Dũ TPHCM với các chương trình tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước, trong và sau sinh miễn phí dành cho các ông bố, bà mẹ: điện thoại (08) 3 8395117 (số nội bộ 368).
* Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng tại Bình Định: (có tư vấn về phòng chống HIV/AIDS): Địa chỉ liên hệ với Trung tâm Tư vấn sức khỏe cộng đồng: 419 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn vào tất cả các ngày trong tuần (trừ chủ nhật). ĐT: (056): 3 811 466. Trung tâm tư vấn HIV/AIDS miễn phí tại: + Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng - Bệnh viện Lao: ĐT (056) 3 748 922; + Phòng khám số 3 (936- 938 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn: ĐT (056): 3 792 476.
* Phòng tư vấn sức khỏe miển phí tại Trung tâm Y tế Quận 1 TP.HCM với trên 20 bác sĩ thuộc các chuyên khoa tham gia tham vấn sức khỏe trực tiếp hoặc qua điện thoại số (08) 3 8206544.
* Chương trình VTV1 "Sức khoẻ là vàng", phát sóng vào 18h ngày Chủ nhật và phát lại vào 15h Thứ 4 tuần kế tiếp: Số điện thoại nóng của chương trình là 1900561225.
* Chương trình VTV2 “Sức khoẻ cho mọi người”, phát sóng vào 17h30 ngày Thứ 3 hàng tuần và phát lại vào 12h trưa hôm sau.
* Trung tâm tư vấn ung thư Can Hope (Singapore) tại Hà Nội: 04. 3 7472729 / 04. 3 7472730
* Khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống là chương trình do BV Nguyễn Tri Phương (468 Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM) thực hiện vào lúc 13g30 thứ sáu hằng tuần.
Bệnh nhân có nhu cầu đăng ký qua số ĐT: 39234332 (xin số 895).


Khác:

* Bệnh nhân nam giới có nhu cầu khám và tư vấn các bệnh lý Nam khoa, vui lòng đăng ký tại BVĐH Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P11, Q5.:
1. Phòng khám Nam khoa. Điện thoại: (08) 3 8554269 (số 265) 2. Bộ phận chăm sóc khách hàng. Điện thoại: (08) 3 4051010- 3 4051212

*Ttư vấn “Bệnh loét dạ dày-tá tràng” liên hệ Phòng khám tiêu hóa - bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, xin vui lòng đăng ký qua số điện thoại: 08. 3 4051010, 3 4051212, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, bộ phận Chăm sóc khách hàng.

* Câu lạc bộ phòng chống Hen Hà nội, Hội Hen DU & MDLS Việt nam 04.3 9438933

* Các địa chỉ khác tại: http://shelove.biz/thong-tin-tu-van

* Tham khảo chữa rắn cắn: Địa chỉ liên hệ của ông Tần: Lê Văn Tần - xóm 6 xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Điện thoại: 0972.901.089.

Người theo dõi