Google

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2008

Một số vấn đề về dùng thuốc với trẻ nhỏ

Bài nói chuyện của PGS.TS. Hoàng Kim Huyền - Trưởng bộ môn Dược lâm sàng, Trường ĐH Dược Hà Nội tại Hội nghị chuyên đề tháng 12/2004 của WTT
Mình quên mất không đưa lên đây, bài này lẫn trong phần Hội họp.

Sau đây là tổng hợp bài nói chuyện của cô Huyền, có gì các mẹ bổ sung nhé. Vì thời gian có hạn cô Huyền không trả lời được hết các câu hỏi của các mẹ (mà mình đã in ra và chuyển cho cô ấy), mình có nhờ cô giải đáp sau nhưng cô ấy hiện nay rất bận. Mong là bài nói chuyện này sẽ giải đáp phần nào các câu hỏi của các mẹ.
Tuy nhiên trong này chưa nói đến các loại thuốc ho, mẹ cháu quên biến mất không đặt câu hỏi. Với cả về các loại kháng sinh có lẽ, chúng ta nên tìm hiểu sâu hơn một chút ở Nhóm III. Mà đã biết một thì cứ muốn biết thêm hai, ba…
§ Mục đích bài nói chuyện:
Hướng dẫn một số kiến thức cơ bản về thuốc tây y để sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Việc chuẩn đoán bệnh, chỉ định thuốc phải do bác sỹ làm. Không nhằm mục đích để bạn tự chữa bệnh. Quan trọng là bạn tìm được 1 bác sỹ nhi tốt, đáng tin cậy.
§ Mua thuốc phải đòi hướng dẫn sử dụng thuốc: Liều dùng, ngày mấy lần, uống lúc nào, chống chỉ định (trong đó có nhiều thuốc không dùng được cho trẻ con).
§ Tên thuốc có tên biệt dược (to) và tên thuốc (nhỏ, ở dưới). Để tra tên thuốc và tên biệt dược mua quyển mims, hoặc mua đĩa mims được cập nhật liên tục (25.000đ/đĩa), hoặc tra cứu tại địa chỉ: http://www.mims-online.com
§ Sinh khả dụng không phải phụ thuộc vào thuốc nội hay thuốc ngoại mà phụ thuộc vào phân tử thuốc. Thuốc ngoại hơn thuốc nội ở chỗ bí quyết chế biến mà thuốc thơm hơn, dễ uống hơn, ít gây nôn.
§ Các vi khuẩn thường gặp:
- Vi khuẩn đường ruột, đường sinh dục là Gram (-), vi khuẩn đường hô hấp là Gram (+) (vi khuẩn đường hô hấp chủ yếu là Cock và HI).
- Vi khuẩn ngoại bào - nặng. Vi khuẩn nội bào - nhẹ. (Cái này không biết đúng không hay ngược lại nhỉ).
Sốt là tạo ra đề kháng cho cơ thể, sốt là tốt, nên không phải thấy sốt là cho uống hạ sốt. Nếu bé không sốt là yếu quá không sốt được. Nhiễm vi khuẩn nội bào thì sốt nhẹ, nếu thành sốt nặng là đã nhiễm cả ngoại bào.
§ Cách uống thuốc:
Xem trong từng hướng dẫn sử dụng của thuốc. Uống thuốc thì phải cho uống nhiều nước, trẻ con nên uống loại lỏng, siro. Nên chọn loại uống ngày 2 lần cho trẻ. Nên uống xa bữa ăn. Chỉ dùng nước đun sôi để nguội, nước tinh khiết để uống (pH: 6,5), nước khoáng không nên uống trừ khi để chữa bệnh, vì hay gây sỏi (pH: 7,6). Pha thuốc ít nước, sau đó uống nhiều nước. Siro ngọt quá thì pha thêm cho đỡ ngọt
§ Các loại thuốc kháng sinh (hay trụ sinh):
Chú ý:
- Uống kháng sinh không được uống cùng cam, chanh, uống xa khi ăn để tránh buồn nôn, nên uống trước khi ăn để khi ăn thức ăn đẩy xuống, uống cùng vitamin thì hỏng thuốc kháng sinh. Đã uống kháng sinh thì chỉ uống mình nó thôi.
- Xông thuốc kháng sinh không ăn thua chỉ dùng cho hen phế quản, viêm thanh quản cấp, phù nề thanh quản để giãn phế quản. Xông với dexa, corticoid thì dễ bị nấm nên xông xong phải súc miệng kỹ.
- Kháng sinh hay gây loét.
- Nếu kháng sinh chỉ định không được nghiền thì không nghiền. Loại kháng sinh này tránh được buồn nôn và không hỏng vì axit trong ruột.
1. Nhóm I - Penicilin: Không có thế hệ, dễ dị ứng
* G: loại tiêm, thuốc ngoại thì tốt
* V - Vegacilin, Oracilin: tốt nhưng phải uống 4-5 lần, đặc hiệu nhất cho viêm họng.
* A - Ampicilin (sinh khả dụng 30%) và Amoxicilin (sinh khả dụng 90%, phân tử tương đối bền). Hiện nay các bác sỹ thường cho Amox hơn là Ampi.
Biệt dược Augmentin (Amoxicilin) hay gây ỉa chảy vì có thêm 1 thành phần nữa, chuyển thành kháng sinh phổ rộng (tương tự như nhóm II: Cephalosporin dưới đây) diệt cả vi khuẩn tốt của đường ruột.
2. Nhóm II - Cephalosporin: ít gây dị ứng, kháng sinh phổ rộng, có nhiều thế hệ (generation), càng thế hệ sau phổ càng rộng và càng mạnh, nhưng ở đây chỉ nói đến những loại thường gặp:
Thế hệ 1-3: để uống, thế hệ 4: để tiêm.
* Thế hệ 1: Cephalexin: Gr (+)
* Thế hệ 2: Cefhaclor, Cefuroxim (Zinnat)
* Thế hệ 3: Cefixim (trong bệnh viện mới dùng).
* Thế hệ 4: Cefepim (để tiêm)
Để chữa đường hô hấp mà dùng Cefixim là không đúng. Đã dùng nhóm II thì quay lại nhóm I hơi khó.
3. Nhóm III - Macrolid:
* Erythromycin: chữa đường hô hấp, loét dạ dày, tá tràng, hay buồn nôn, uống rồi ăn, nếu là hạt thì không được nghiền.
* Clarithromycin: chữa cả vi khuẩn nội và ngoại bào.
Mình thấy mẹ bé Mọt nói là ở BV Xanh Pôn hay cho để chữa nhiễm khuẩn hô hấp.
* Spiramycin (Biệt dược Rovamycin (ngoại): đắt nhưng không gây buồn nôn và Novomycin (nội): rất buồn nôn): để chữa đường hô hấp rất tốt.
Mình thấy ở Việt Nhật hay cho thuốc này để chữa nhiễm khuẩn hô hấp cấp.
* Azithromycin: rất đắt, sinh khả dụng lại thấp nhưng uống liều thấp lại giữ được lâu dùng để chữa viêm xoang, viêm xương chũm, viêm tai giữa.
Biệt dược Zithromax: thường dùng tiêm vì uống không tốt bằng.
4. Nhóm IV - Co-trimoxazol (Bactrim): kháng sinh bình thường, hiệu quả ít, bị kháng thuốc nhiều.
Ngoài ra có sulfamid dễ dị ứng, độc với máu.

5. Còn một loại nữa là: Doxycylin và Tetracyclin: trẻ con không được uống, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú thì không dùng.

§ Thuốc với bệnh tiêu chảy:
- Men tiêu hoá: là vi khuẩn đông khô (thường dùng sau một đợt kháng sinh kéo dài), vi khuẩn để phân huỷ thức ăn, có trong sữa chua. Không được uống cùng kháng sinh. Men tiêu hoá kích thích ăn không có.
Smecta: dùng thay kháng sinh, không dùng cùng kháng sinh, khi uống thì tuyệt đối không được uống cùng thuốc nào, uống quá liều thì gây tắc ruột.
- Sốt li bì, ỉa chảy thì dùng kháng sinh tiêm.
- Berberin là kháng sinh đông y dùng được cho bệnh tiêu chảy của trẻ con.
- Tiêu chảy có 2 loại: Phải dùng giấy quỳ để thử phân:
+ Tiêu chảy do nhiều kiềm (do uống kháng sinh) thì dùng men tiêu hoá, sữa chua.
+ Tiêu chảy do nhiều axit thì dùng nước vôi nhì (có bán ở hiệu thuốc).
Hoặc dùng Carbophos (viên than, của Pháp), liều dùng theo chỉ định, nếu tiêu chảy bình thường thì uống 2 viên là khỏi.
- Thuốc cầm ỉa chảy chỉ dùng khi đã tiêu chảy mấy ngày, tức là đã ỉa hết vi khuẩn xấu mà nhu động ruột vẫn không ngừng lại.
Dùng thuốc cầm ỉa chảy phải theo chỉ định nếu không có thể liệt hô hấp, gây tử vong. MeBiBau-WebTretho

Không có nhận xét nào:

Đời Sống-Gia Đình (VietBao VN)

Vui Cười (VietBao VN)

SƯU TẦM ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN SỨC KHOẺ:

Tư vấn miễn phí:

* Điện thoại của đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567 hoặc chương trình Cửa sổ tình yêu (04) 3 8262625 để được tư vấn miễn phí.
* Phòng tư vấn sức khỏe sinh sản Bệnh viện Từ Dũ TPHCM với các chương trình tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước, trong và sau sinh miễn phí dành cho các ông bố, bà mẹ: điện thoại (08) 3 8395117 (số nội bộ 368).
* Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng tại Bình Định: (có tư vấn về phòng chống HIV/AIDS): Địa chỉ liên hệ với Trung tâm Tư vấn sức khỏe cộng đồng: 419 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn vào tất cả các ngày trong tuần (trừ chủ nhật). ĐT: (056): 3 811 466. Trung tâm tư vấn HIV/AIDS miễn phí tại: + Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng - Bệnh viện Lao: ĐT (056) 3 748 922; + Phòng khám số 3 (936- 938 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn: ĐT (056): 3 792 476.
* Phòng tư vấn sức khỏe miển phí tại Trung tâm Y tế Quận 1 TP.HCM với trên 20 bác sĩ thuộc các chuyên khoa tham gia tham vấn sức khỏe trực tiếp hoặc qua điện thoại số (08) 3 8206544.
* Chương trình VTV1 "Sức khoẻ là vàng", phát sóng vào 18h ngày Chủ nhật và phát lại vào 15h Thứ 4 tuần kế tiếp: Số điện thoại nóng của chương trình là 1900561225.
* Chương trình VTV2 “Sức khoẻ cho mọi người”, phát sóng vào 17h30 ngày Thứ 3 hàng tuần và phát lại vào 12h trưa hôm sau.
* Trung tâm tư vấn ung thư Can Hope (Singapore) tại Hà Nội: 04. 3 7472729 / 04. 3 7472730
* Khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống là chương trình do BV Nguyễn Tri Phương (468 Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM) thực hiện vào lúc 13g30 thứ sáu hằng tuần.
Bệnh nhân có nhu cầu đăng ký qua số ĐT: 39234332 (xin số 895).


Khác:

* Bệnh nhân nam giới có nhu cầu khám và tư vấn các bệnh lý Nam khoa, vui lòng đăng ký tại BVĐH Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P11, Q5.:
1. Phòng khám Nam khoa. Điện thoại: (08) 3 8554269 (số 265) 2. Bộ phận chăm sóc khách hàng. Điện thoại: (08) 3 4051010- 3 4051212

*Ttư vấn “Bệnh loét dạ dày-tá tràng” liên hệ Phòng khám tiêu hóa - bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, xin vui lòng đăng ký qua số điện thoại: 08. 3 4051010, 3 4051212, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, bộ phận Chăm sóc khách hàng.

* Câu lạc bộ phòng chống Hen Hà nội, Hội Hen DU & MDLS Việt nam 04.3 9438933

* Các địa chỉ khác tại: http://shelove.biz/thong-tin-tu-van

* Tham khảo chữa rắn cắn: Địa chỉ liên hệ của ông Tần: Lê Văn Tần - xóm 6 xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Điện thoại: 0972.901.089.

Người theo dõi