Cột sống được gắn kết xen kẽ bởi các đốt sống và đĩa đệm mà trong đó đĩa đệm đóng vai trò như bộ phận giảm sốc, với những biểu hiện thường gặp và các yếu tố rủi ro dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cột sống.
Khi lão hóa, khả năng đàn hồi của đĩa đệm giữa các đốt sống giảm dần trở nên dễ vỡ và một số bộ phận của đốt sống phát triển hơn mức bình thường. Vì vậy, đĩa đệm mất khả năng giảm sốc, gây áp lực và chèn ép lên tủy và nhánh rễ thần kinh tủy. Tổn thương này có thể dẫn đến biểu hiện mất cảm giác, yếu ớt và mất cân bằng. Tuỳ theo khu vực bị chèn ép mà biểu hiện sẽ khác nhau. Tuỳ thuộc vào mức độ chèn ép bộ phận bị chèn ép có thể mất một phần hoặc toàn bộ chức năng.
Một số biểu hiện thường gặp của tình trạng trên như: Cảm giác yếu và mất sức ở các chi; mất cảm giác; thay đổi về chức năng phản xạ; mất khả năng kiểm soát bàng quang (són tiểu), đại tiện (són phân); rối loan cương dương; liệt; đau lưng; đau cổ.
Các yếu tố rủi ro dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cột sống: Thường khuân vác nặng, cuối gập người; lão hoá dẫn đến thoái hóa; chấn thương cột sống (thoát vị đĩa đệm); chiều cao; béo phì (tăng áp lực lên các đĩa đệm); hẹp ống sống; hút thuốc (khói thuốc làm giảm hoạt tính của đĩa đệm).
Theo thời gian, các khớp bị ảnh hưởng do sự biến đổi trong sụn và trong mô liên kết. Sụn bên trong khớp bắt đầu mỏng dần và các thành phần của sụn (proteoglycan) bắt đầu thay đổi, tác động đến sự dẻo dai và khiến chúng dễ bị tổn thương. Ở một số bệnh nhân, bề mặt của khớp không trượt lên nhau một cách dễ dàng theo biến đổi của quá trình lão hoá. Quá trình này có thể dẫn đến viêm xương khớp. Mặt khác, các khớp cũng cứng hơn vì mô liên kết trong các dây chằng, gân trở nên sơ cứng và giảm độ đàn hồi. Những biến đổi này làm cho các chuyển động của khớp bị hạn chế. Một số biểu hiện thường gặp của tình trạng trên như: Cảm giác yếu và mất sức ở các chi; mất cảm giác; thay đổi về chức năng phản xạ; mất khả năng kiểm soát bàng quang (són tiểu), đại tiện (són phân); rối loan cương dương; liệt; đau lưng; đau cổ.
Các yếu tố rủi ro dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cột sống: Thường khuân vác nặng, cuối gập người; lão hoá dẫn đến thoái hóa; chấn thương cột sống (thoát vị đĩa đệm); chiều cao; béo phì (tăng áp lực lên các đĩa đệm); hẹp ống sống; hút thuốc (khói thuốc làm giảm hoạt tính của đĩa đệm).
Đối với một số khớp (như khớp gối), dây chằng (bao quanh và hỗ trợ khớp) thường bị giãn khiến khớp không ổn định. Những vận động đòi hỏi sự di chuyển và va chạm các khớp (như đứng, leo cầu thang, đi bộ...) có thể gây đau nhói. Diễn biến lâu dài sẽ làm hao mòn và thâm chí phá huỷ cấu trúc khớp do sự cọ sát và viêm xương khớp. Trường hợp này cần phải thay khớp, phổ biến là khớp gối và khớp háng.
Viêm xương khớp thường ảnh hưởng đến cột sống mà đau lưng là triệu chứng phổ biến nhất. Thông thường, các đĩa đệm hoặc các khớp bị tổn thương trong cột sống gây đau nhẹ và cứng. Tuy nhiên, viêm xương khớp ở cổ và thắt lưng có thể gây tê, đau và suy nhược ở cánh tay, hoặc chân nếu xương phát triển quá mức chèn lên các dây thần kinh. Xương phát triển quá mức trong ống sống ở thắt lưng (chứng hẹp tủy sống vùng thắt lưng) sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh trước khi các dây thần kinh ra khỏi ống tủy sống truyền xuống chân. Sự chèn ép này có thể gây ra đau chân sau khi đi bộ.
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Dịch Vụ Giải Pháp Chăm Sóc Việt Sing) (Vnexpress)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét