Loét bàn chân là biến chứng đáng sợ đối với nhiều bệnh nhân đái tháo đường vì nguy cơ cao phải cắt chi. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã có phát minh mới giúp chữa khỏi bệnh mà không cần phẫu thuật.
Đây là nội dung hội thảo khoa học do hội Nội tiết và đái tháo đường Việt Nam tổ chức tại Huế chiều 10/5.
Loét bàn chân là một biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường nặng, xảy ra ở mu bàn chân, ngón cái với tỉ lệ tử vong vì biến chứng này gần bằng tỉ lệ tử vong do ung thư hay căn bệnh thế kỷ AIDS. Các vết loét ban đầu chỉ là vết xước nhỏ hoặc phồng da do bệnh nhân đi giày dép quá chật nhưng do không phát hiện kịp thời cũng như thiếu kiến thức chăm sóc khiến các vết loét lâu lành, lan rộng dẫn đến hoại tử. Việc đoạn chi là giải pháp cuối cùng. Song số người sống được sau đoạn chi 5 năm cũng chỉ chiếm khoảng 40%.
Loét bàn chân là một biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường nặng, xảy ra ở mu bàn chân, ngón cái với tỉ lệ tử vong vì biến chứng này gần bằng tỉ lệ tử vong do ung thư hay căn bệnh thế kỷ AIDS. Các vết loét ban đầu chỉ là vết xước nhỏ hoặc phồng da do bệnh nhân đi giày dép quá chật nhưng do không phát hiện kịp thời cũng như thiếu kiến thức chăm sóc khiến các vết loét lâu lành, lan rộng dẫn đến hoại tử. Việc đoạn chi là giải pháp cuối cùng. Song số người sống được sau đoạn chi 5 năm cũng chỉ chiếm khoảng 40%.
Mới đây, một trung tâm công nghệ sinh học Cu Ba đã nghiên cứu và phát triển yếu tố phát triển biểu bì tái tổ hợp (Heberprot-P), được sử dụng tiêm trong và ngoại biên vết loét.
Theo giáo sư Arístides García Herrera, Trưởng khoa chăm sóc bàn chân, Đại học Mantanzas Cuba, để giúp làm lành loét bàn chân đái tháo đường, không chỉ cần làm sạch và diệt khuẩn mà còn phải kích thích phát triển mô bị thiếu trong điều kiện bình thường.
Phương pháp mới sẽ kích thích sự tạo mô hạt và gia tăng quá trình tái biểu mô hóa trong các vết loét và sang thương thiếu máu cục bộ, mất trương lực, khó lành trong đái tháo đường. Nhờ thế rút ngắn thời gian lành vết thương, làm giảm số lần và mức độ phẫu thuật cắt lọc và tái phát tại chỗ, góp phần bảo tồn chi.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á đưa phương pháp này vào điều trị. Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM và Bệnh viện Nội tiết Trung Ương thử nghiệm trên 33 bệnh nhân trong độ tuổi từ 24 đến 76, bị loét bàn chân do đái tháo đường nặng độ 3 và 4 (khó lành).
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, cho biết trong vòng 8 tuần, 97% bệnh nhân loét nặng đáp ứng tốt, vết loét hình thành mô hạt trên 75%. Bệnh nhân có một số phản ứng phụ như run, đau, sốt, rung mình nhưng các phản ứng này có tiên lượng và kiểm soát được.
Theo kinh nghiệm lâm sàng quốc tế, các vết loét sau điều trị Heberprot-P hình thành mô hạt từ 75% trở lên có thể liền thương mà không cần tiếp tục điều trị.
Kết quả đã được Bộ Y Tế nghiệm thu và công nhận, được cấp phép lưu hành ngày 22/3/2012.
Giáo sư William Marston, Trưởng khoa phẫu thuật mạch máu, Đại học Y khoa Bắc Carolina đánh giá: “Với yếu tố phát triển biểu bì tái tổ hợp người, các bác sĩ có thể không cần can thiệp phẫu thuật hay dùng những biện pháp can thiệp khác để cải thiện hiệu quả điều trị mà vẫn chotỉ lệ thành công cao”.
Nguyễn Đông (Theo VNExpress.net)
Theo giáo sư Arístides García Herrera, Trưởng khoa chăm sóc bàn chân, Đại học Mantanzas Cuba, để giúp làm lành loét bàn chân đái tháo đường, không chỉ cần làm sạch và diệt khuẩn mà còn phải kích thích phát triển mô bị thiếu trong điều kiện bình thường.
Phương pháp mới sẽ kích thích sự tạo mô hạt và gia tăng quá trình tái biểu mô hóa trong các vết loét và sang thương thiếu máu cục bộ, mất trương lực, khó lành trong đái tháo đường. Nhờ thế rút ngắn thời gian lành vết thương, làm giảm số lần và mức độ phẫu thuật cắt lọc và tái phát tại chỗ, góp phần bảo tồn chi.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á đưa phương pháp này vào điều trị. Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM và Bệnh viện Nội tiết Trung Ương thử nghiệm trên 33 bệnh nhân trong độ tuổi từ 24 đến 76, bị loét bàn chân do đái tháo đường nặng độ 3 và 4 (khó lành).
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, cho biết trong vòng 8 tuần, 97% bệnh nhân loét nặng đáp ứng tốt, vết loét hình thành mô hạt trên 75%. Bệnh nhân có một số phản ứng phụ như run, đau, sốt, rung mình nhưng các phản ứng này có tiên lượng và kiểm soát được.
Theo kinh nghiệm lâm sàng quốc tế, các vết loét sau điều trị Heberprot-P hình thành mô hạt từ 75% trở lên có thể liền thương mà không cần tiếp tục điều trị.
Kết quả đã được Bộ Y Tế nghiệm thu và công nhận, được cấp phép lưu hành ngày 22/3/2012.
Giáo sư William Marston, Trưởng khoa phẫu thuật mạch máu, Đại học Y khoa Bắc Carolina đánh giá: “Với yếu tố phát triển biểu bì tái tổ hợp người, các bác sĩ có thể không cần can thiệp phẫu thuật hay dùng những biện pháp can thiệp khác để cải thiện hiệu quả điều trị mà vẫn chotỉ lệ thành công cao”.
Nguyễn Đông (Theo VNExpress.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét