Google

25/12/2008

Thêm 4 trung tâm phục hồi chức năng cho Quảng Ngãi và Thái Bình

Hôm nay, Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ (EMW) đã tổ chức khánh thành 4 trung tâm phục hồi chức năng phục vụ người khuyết tật tại các bệnh viện đa khoa của 4 huyện thuộc Quảng Ngãi và Thái Bình.
Ảnh: Phòng tập, khoa đông y - phục hồi chức năng, Bệnh viện Đặng Thùy Trâm (Đức Phổ, Quảng Ngãi).
Đặt tại các huyện Sơn Tịnh và Đức Phổ (Quảng Ngãi) và hai huyện Đông Hưng và Tiền Hải (Thái Bình), các trung tâm mới đều được xây dựng với tiêu chuẩn cao để phục vụ cho người khuyết tật. Mỗi trung tâm đều có các phòng tập rộng, các thiết bị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng như giường inox, máy laser, máy mát xa, xe lăn và các dụng cụ luyện tập khác.
Ngoài ra, cán bộ y tế của các trung tâm cũng được tham gia nhiều khóa đào tạo về vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Tổng chi phí cho cho 4 trung tâm là 315.000 đô la Mỹ (khoảng 5 tỷ đồng).
Ước tính sẽ có khoảng 22,000 người khuyết tật tại hai tỉnh này được hưởng lợi từ các trung tâm.
Các trung tâm được nâng cấp nằm trong khuôn khổ chương trình “Mạng lưới Hỗ trợ Người khuyết tật” của Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ, do Quỹ Ford và các tổ chức khác tài trợ.
T. An Theo VnExpress

20/11/2008

HÌNH PHỐI CẢNH DỰ ÁN CHỈNH HÌNH - PHCN QUI NHƠN


15/11/2008

VNAH tổ chức hoà nhạc ở ĐÀ NẴNG miễn phí cho người khuyết tật

Buổi hoà nhạc kỷ niệm ngày Ngày Quốc tế về người khuyết tật.
Liên hệ VNAH / HealthEd 703-847-9582 hoặc E-Mail: vnah1@aol.com

McLean, VA, 14 tháng 11 - Ngày 30 tháng mười một, Tổ chức hỗ trợ người tàn tật Việt Nam (VNAH) sẽ tài trợ một buổi hoà nhạc tại Đà Nẵng, Việt Nam để chào mừng Ngày Liên Hiệp Quốc Quốc tế về Người khuyết tật, ngày 3 tháng 12. Buổi hoà nhạc chủ đề về Việt Nam với các ca sĩ Hồ Ngọc Hà, Phương Vy và Cao Thái Sơn, các nhóm nhạc AC & M từ Thành phố Hồ Chí Minh, hai nhóm biểu diễn đến từ Tư lệnh Quân đội Việt Nam tại Hà Nội và nhóm nhạc tầm nhìn người khiếm thị từ trường Nguyễn Đình Chiểu ở thành phố Đà Nẵng.

Buổi hoà nhạc này là một trong những loại hình đầu tiên tại Việt Nam, và nó đã được lên chương trình chính thức, dự kiến từ 8:00 đến 10:00 giờ ngày 30 tháng 11 tại Nhà hát Trưng Nữ Vương ở thành phố Đà Nẵng. Với sự kiện này, VNAH hy vọng sẽ nâng cao nhận thức về vấn đề người tàn tật tại Việt Nam và nhiều chương trình nhân đạo mới cho người khuyết tật (NKT) trong và xung quanh Đà Nẵng, bao gồm cả khoa phục hồi chức năng của Mỹ tại Bệnh viện đa khoa Bình Dân.
Như là một kết quả của sự đóng góp hào phóng từ chính quyền T.phố Đà Nẵng, các tiết mục hoà nhạc sẽ được miễn phí cho NKT. VNAH sẽ cung cấp cho việc đi lại, chỗ ở và bữa ăn cho khoảng 150 NKT từ 14 tỉnh trên khắp đất nước, những người này sẽ tham gia cùng 400 người tàn tật khác từ các địa phương, khu vực Đà Nẵng. Học sinh các Trường học địa phương, đoàn thể, các quan chức chính quyền, tổ chức phi chính phủ địa phương và các thành viên của các cơ quan truyền thông cũng sẽ được mời tham dự. Với tổng số là 1.200 người dân đang dự kiến có mặt tại buổi hòa nhạc, và thêm hàng ngàn người sẽ xem các sự kiện này trực tiếp trên kênh truyền hình DRT / Đà Nẵng hoặc xem lại trên VTV-4 vào một ngày sau.

Cùng với những nỗ lực của VNAH, chủ yếu hỗ trợ cho các sự kiện sẽ được cung cấp bởi Công ty Truyền thông & Sự kiện CATI và các sở, ban, ngành Ngoại giao, Văn hóa và Thông tin của thành phố Đà Nẵng.

Tổ chức hỗ trợ người tàn tật Việt Nam (VNAH) là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính trị, tận tâm đồng cảm ưu tiên cho công tác nhân đạo và phát triển các nhu cầu ở Việt Nam. VNAH của các dự án tập trung vào sự giúp đỡ người khuyết tật, hướng dẫn sản xuất và đời sống, bao gồm khả năng để tham gia đầy đủ trong cộng đồng xã hội và quốc gia, quan hệ kinh tế của họ. Để biết thêm thông tin về VNAH, hãy truy cập vào website của chúng tôi: www.vnah-hev.org (Theo VNAH)

14/11/2008

Sưu tầm một số bài về xương khớp đăng trên Bibi.vn

Bệnh Perthes
Đầu của xương đùi mềm dần tiếp sau các đợt hình thành và cứng xương được gọi là bệnh Perthes. Bệnh do sự thiếu máu ở đầu xương đùi. Bệnh thường xảy ra ở trẻ con, đặc biệt là là các bé trai tuổi từ 4 đến 8 tuổi.
Tuy bệnh Perthes lành một cách tự nhiên trong vòng 2 đến 4 năm, nhưng trị liệu cũng cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt để khớp xương hông không bị biến dạng.Triệu chứngTriệu chứng chính của bệnh là:- Đi cà nhắc.- Đau ở hông và đầu gối.- Giới hạn cử động ở xương hông.Nếu bé bị đau ở hông hoặc gối và hoặc đi cà nhắc thì bé cần được đi khám trong vòng 24 giờ.Điều trịBác sĩ sẽ khám bệnh bé và có thể chuyển bé vào viện chụp X- quang khớp xương hông để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Trị liệu tuỳ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh.Ở vài trường hợp nặng, chỉ cần nghỉ ngơi tại chỗ từ 1 đến 2 tuần cho đến khi nào khớp bớt đau và theo dõi đều đặn qua X- quang là đủ. Nếu khớp có nhiều biến dạng thì bé phải mang nạng, nẹp hoặc khung nhựa. Trong các trường hợp nặng hơn, sẽ phải cố định đầu xương đùi với ổ xương chậu để làm cho xương hông bị biến dạng.Tiên lượngNếu phát hiện sớm, chữa trị kịp thời hoặc bệnh không quá nặng thì viễn cảnh phục hồi bệnh càng tốt đẹp. Thường biến dạng của khớp xương hông có thể tránh được và khớp có thể hoạt động bình thường. Trong một vài trường hợp quá trầm trọng, biến dạng khớp không thể nào tránh được, ngay cả khi đã được điều trị và có nguy cơ sẽ bị viêm khớp xương hông sau này.
Bibi.VN (sưu tầm)

Trật khớp xương hông bẩm sinh
Khoảng 1/250 bé sơ sinh bị sai khớp xương hông bẩm sinh. Trong trường hợp này đầu của xương đùi nằm ở bên ngoài ổ của xương chậu hoặc không cố định và dường như bị trật ra ngoài vị trí.
Các bé thường được khám tổng quát để phát hiện sai khớp xương hông ngay sau khi sinh và các khuyết tật được đưa vào trong các kiểm tra định kỳ kéo dài trong trọn một năm đầu của bé. Sai khớp xương hông bẩm sinh có tính di truyền và thường xảy ra ở các bé gái hơn là các bé trai.Nguyên nhânMặc dầu nguyên nhân tiềm ẩn chưa được xác định. một hoặc cả hai xương hông của bé bị sai khớp hoặc không cố định vì sợi bao quanh khớp xương hông bị yếu hoặc vì ổ của xương chậu cạn hơn bình thường.Triệu chứngSai khớp xương hông thường được phát hiện rất sớm sau khi sinh bằng kỹ thuật nắn bóp đùi và hông bé. Siêu âm có thể dùng để chẩn đoán khuyết tật này. Triệu chứng cũng có thể được phát hiện sau này trong những lần kiểm tra định kỳ trong năm đầu tiên của bé. Cũng có khi sự rối loạn này cũng không đựơc phát hiện mãi đến khi bé bắt đầu đi bạn mới nhận thấy:- Bé đi cà nhắc.- Phía sau của chân bị tổn thương có nhiều lớp da ở bên dưới mông hơn là phía chân không bị tổn thương.Nếu bạn nghi ngờ bé bị sai khớp hông bẩm sinh thì cần phải cho bé đi khám bác sĩ.Điều trịMột xương hông không vững thường trở lại bình thường ngay sau khi sinh. Nếu các bất thường của xương hông mà bé không tự sửa được trong vòng hai tuần tuổi, thì sẽ phải dùng nẹp để đưa đầu xương đùi vào trong ổ của hố xương và giữ yên tại chỗ. Nẹp thường sẽ mòn trong 2 đến 4 tháng. Bạn sẽ được chỉ dẫn cách chăm sóc bé trong khi bé mang nẹp. Khi nẹp được gỡ ra, khớp xương hông sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên nếu tật sai khớp xương hông bị bẩm sinh của bé được phát hiện cho đến kỳ kiểm tra định kỳ lần tới (thường khoảng 6 tuần hoặc hơn) thì đầu của xương đùi sẽ được đưa vào vị trí của ổ xương và giữ tại chỗ bằng cách kéo căng trong nhiều tuần lễ. Kèm theo phương pháp kéo căng bé cũng phải mang nẹp hoặc khung nhựa trong nhiều tháng.Nếu bé bắt đầu đi trước khi khuyết tật được phát hiện, bạn sẽ tiến hành giải phẫu để sửa chữa dị tật.Tiên lượngTiên lượng bệnh càng sáng sủa nếu việc chữa trị càng được thực hiện sớm. Nếu bé được chữa trị sớm trong kỳ ấu thơ thì bé sẽ có thể đi được bình thường và không có nguy cơ mang các hậu quả của bệnh sau này. Tuy nhiên nếu việc chữa trị bị bị trì hoãn hoặc không chữa trị kịp thời thì bé sẽ có nguy cơ bị mang tật cà nhắc vĩnh viễn và có thể bị viêm khớp sớm ở đầu hông.
(Theo sách Triệu chứng $ Điều trị Bệnh Trẻ Em - Nhà Xuất Bản Phụ Nữ)

Trật khớp đầu xương đùi:
Sự tăng trưởng của đầu xương đùi bắt đầu từ đĩa tăng trưởng gần đầu xương chia xương thành hai vùng: đầu xương và thân xương.

Trượt đầu xương đùi thường xảy ra khi đầu trên xương đùi là một phần của khớp xương hông trật khỏi vị trí ổ xương của nó. Rối loạn này thường xảy ra ở các thanh thiếu niên đang trong đà tăng trưởng (con gái từ 10 đến 14 tuổi,con trai từ 12 - 16 tuổi) thường hay mắc phải khuyết tật này.Nguyên nhânỞ các trẻ đang lớn, xương đùi tăng trưởng chính ở đầu trên. Đĩa tăng trưởng, tức nơi hình thành xương là một đĩa sụn vì thế là vùng yếu nhất của xương. Do đó đầu trên của xương rất dễ bị xe dịch, (xem hình bên phải). Đầu xương đùi có thể bất thần bị trượt khỏi vị trí phá vỡ đĩa tăng trưởng và gây thương tích, hoặc nó có thể trượt dần mà không rõ nguyên nhân. Triệu chứng Các triệu chứng bao gồm:- Đau ở hông hoặc gối và đùi.- Không thể chịu đựng được sức nặng ở chân đau.- Đi cà nhắc hoặc đi chân bẹt, vì chân xoay hướng ra ngoài.- Các động tác bị giới hạn ở xương hông.Nếu bé bị đau ở hông , đùi hoặc đầu gối và đi cà nhắc thì phải đi khám bác sĩ trong vòng 24 giờ.Điều trịBác sĩ sẽ khám bệnh cho cháu và có thể chuyển cháu đến bệnh viện chụp X- quang xương hông. Nếu X- quang cho biết bị trượt đầu xương đùi thì cần phải phẫu thuật. Nếu trượt nhẹ thì đầu xương của bé được giữ yên tại chỗ và cố định bằng đinh ốc để tránh các lần trượt khác. Trong cùng lần phẫu thuật này đầu xương hông bên kia cũng được cố định theo cùng một phương cách. Nếu trật khớp nặng hơn, một phần bờ xương sẽ được cắt bỏ bên phía dưới của đầu trên xương để cho đầu xương có thể trở về vị trí bình thường của nó trong ổ xương chậu.Tiên lượngĐược điều trị nhanh chóng xương hông sẽ trở lại bình thường và tiên lượng lâu dài của bệnh sẽ tốt. Sau khi hồi phục, trẻ sẽ trở lại cuộc sống năng động bình thường. Sẽ có thể không bị trượt đầu xương trở lại, đặc biệt khi đã qua thời kỳ phát triển tăng vọt ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, xương hông bị bệnh sẽ trở nên đơ cứng và đau và có thể sẽ bị viêm khớp về sau.
(Theo sách Triệu chứng $ Điều trị Bệnh Trẻ Em - Nhà Xuất Bản Phụ Nữ)

Rối loạn đầu gối:
Những rối loạn của đầu gối phổ biến nhất ở trẻ con là bệnh u sụn xương bánh chè và bệnh Osgood-Schlatter. Bệnh thường xảy ra ở thiếu niên và phát triển vì trẻ vận động các khớp quá mức. Một hoặc cả hai đầu gối đều có thể bị bệnh.
(ảnh sưu tầm)
Bệnh u sụn xương bánh chèTrong bệnh này, sụn ở phía sau xương bánh chè trở nên mềm, sưng và nhám. Con gái tuổi từ 15 đến 18 thường mắc bệnh này.Triệu chứng chính của bệnh là đau ở phái sau xương bánh chè. Đau càng nặng nếu vận động (đặc biệt là lên cầu thang) và dễ chịu khi được nghỉ ngơi.Điều trịNghỉ ngơi chính là phương pháp điều trị. Trẻ cần phải tránh mọi hoạt động gây đau nhiều hoặc tránh các động tác bắt đầu gối phải làm việc lặp đi lặp lại như đạp xe đạp. Cho trẻ uống Paracetamol để giảm đau. Nếu đau nhiều và đau trong vòng 24 giờ, trẻ phải được các bác sĩ khám bệnh để loại trừ các rối loạn trầm trọng hơn.Tiên lượngCó các cơn đau phía sau bánh chè có thể tái phát trong suốt thời niên thiếu. Hầu hết các cháu không có triệu chứng trong vòng một năm ở giai đoạn ngưng tăng trưởng. ở một vài trường hợp, bệnh viêm khớp có thể phát triển sớm.bệnh osgood-schlatterTrong bệnh này có viêm xương chày (xương ống chân) ngay phía dưới đầu gối, chỗ mà dây chằng rộng gắn vào (xem ảnh bên phải). Bệnh thường gặp ở các bé trai tuổi từ 10 đến 14.Triệu chứng chính gồm căng cơ, đau và sưng ngay bên dưới gối và thường đau nhức hơn khi cử động. Trẻ phải được đi khám bác sĩ chỉnh hình để điều trị.Điều trịBác sĩ chỉnh hình sẽ yêu cầu cháu bé thoát các hoạt động thể chất căng thẳng như đá bóng trong nhiều tháng. Nếu cơn đau trở nên trầm trọng và kéo dài trên hơn một tháng, ngoài việc không được hoạt động thể chất năng động, còn phải cố định trong khung nhựa từ 6 đến 8 tuần. Phương pháp chữa trị này thường rất hiệu nghiệm. Nếu trẻ tiếp tục thực hiện nhẹ nhàng các động tác thì sẽ có cơ may bệnh không tái phát cho đến khi chúa hơn 14 tuổi.
(Theo sách Triệu chứng $ Điều trị Bệnh Trẻ Em - Nhà Xuất Bản Phụ Nữ) Bibi.vn

10/11/2008

Lạm dụng tiêm khớp: Coi chừng tàn phế

Nhiều người coi việc tiêm trực tiếp vào khớp như biện pháp chữa đau khớp đặc biệt hiệu quả và ít tốn kém. Song, không ít trường hợp chỉ đến mũi tiêm thứ hai đã bị biến chứng nhiễm trùng, teo cơ, cứng khớp, mất chức năng vận động.
Tại Bệnh viện E - Hà Nội, bệnh nhân H.B.S (48 tuổi, ngụ tại Hoài Đức - Hà Nội) được chẩn đoán bị nhiễm trùng nặng, khớp sưng to, nóng đỏ, đau nhức... do tiêm vào khớp. Dù được phẫu thuật dẫn lưu mủ, mổ nạo vét hoại tử, cắt lọc mô viêm kết hợp dùng kháng sinh nhưng sau một tháng điều trị, bệnh nhân S. vẫn chưa đi lại được, thậm chí còn có nguy cơ cứng khớp.
Theo bệnh nhân S., cách nay 2 năm, ông bị đau khớp nên đã đến phòng khám tư để chữa trị. Sau 2 lần tiêm trực tiếp vào khớp, cơn đau đỡ hẳn, song đến mũi tiêm thứ ba, ông không thể đi lại được vì khớp chân sưng phù.
Hiệu quả nhanh, song nhiều biến chứng
H. Điều trị bệnh nhân bị tai biến do lạm dụng tiêm khớp tại Bệnh viện E - Hà Nội
Các bác sĩ cho biết viêm khớp là triệu chứng có các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp. Bệnh thường gặp ở tuổi bắt đầu của sự lão hóa, nhưng cũng có thể xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bệnh nhân nhập viện do biến chứng nhiễm trùng khớp, teo cơ, cứng khớp gối..., chỉ vì lạm dụng tiêm thuốc vào khớp, nhất là corticoid.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lực, Giám đốc Trung tâm Xương khớp Bệnh viện E, có nhiều cách điều trị khớp, nhưng thủ thuật tiêm vào ổ khớp hiệu quả hơn cả. Bởi, hầu như những người được tiêm thuốc, nhất là corticoid thường giảm đau rất nhanh và có thể phát huy tác dụng tới 4-5 tháng.
Tuy nhiên, phương pháp này bắt buộc phải được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa có kiến thức và tay nghề. Thực tế, có không ít trường hợp lạm dụng việc tiêm vào khớp để trị bệnh đã và đang lâm vào tình trạng teo cơ, loãng xương, xốp xương, suy nhược thận, mất chức năng vận động, thậm chí liệt toàn thân...
Bác sĩ Lực cảnh báo: Nhiều bệnh nhân thấy tác dụng nhanh của việc tiêm vào khớp nên dễ dãi chấp nhận thủ thuật này tại nhà hoặc tiêm ở nơi không bảo đảm vô khuẩn, đã gây ra nhiều hậu quả xấu. Thậm chí, nhiều nhân viên y tế không phải chuyên khoa còn chỉ định tiêm cho cả bệnh nhân viêm khớp nhiễm khuẩn, khiến bệnh càng nặng thêm, làm hủy hoại xương khớp, nhiễm trùng nghiêm trọng và gây tử vong.
Một năm không tiêm quá 3 lần
GS-TS Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội Thấp khớp VN, cho rằng việc tiêm vào khớp chỉ nên thực hiện khi người bệnh đã dùng thuốc kháng viêm không steroid không hiệu quả, các thuốc điều trị ít tác dụng. Thông thường sau mũi tiêm đầu tiên, tác dụng có thể kéo dài tới 4 tháng, thậm chí nửa năm; nhưng mũi thứ hai công dụng đã bị rút ngắn một nửa và đến mũi thứ ba, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng.
Theo GS Ân, tiêm khớp thường được chỉ định trong khi điều trị viêm gân, dây chằng quanh khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh thoái hóa khớp mức độ nhẹ hoặc trung bình, bệnh gút và giả gút, điều trị đau dây thần kinh tọa. “Một số bệnh nhân lầm tưởng việc trộn lẫn vitamin B12, kháng sinh với corticoid vào khớp sẽ rất tốt, nhưng đây là quan niệm sai lầm vì chúng sẽ gây tai biến tại chỗ, rất khó khắc phục. Thêm nữa, bệnh nhân cũng cần lưu ý khi tiêm khớp không được quá 3 lần trong một năm và mỗi lần tiêm không được quá 3 khớp”- GS Ân khuyên.
BS Nguyễn Thị Lực khuyến cáo: Bệnh nhân nên cẩn thận với các loại thuốc tiêm khớp, nhất là thuốc có tác dụng giảm đau nhanh. Corticoid rất tốt trong việc kháng viêm, giảm đau nhưng nếu không bảo đảm vô trùng, nó sẽ gây nhiễm trùng và làm bệnh càng nặng thêm. Do đó, các bác sĩ thường chống chỉ định tiêm corticoid vào ổ khớp ở các trường hợp lao khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn, tổn thương ngoài da vùng tiêm, các chấn thương khớp chưa ổn định... Trường hợp đã tiêm rồi, nếu sau đó xuất hiện các triệu chứng nóng, đỏ, sốt, đau khớp, cần đến bệnh viện điều trị kịp thời. Theo Nguoilaodong - Tintuc Online

01/11/2008

Hoa Kỳ trợ giúp người khuyết tật Việt Nam 2,6 triệu USD

Ngày 15/10, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết Chính phủ Hoa Kỳ thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), đã tài trợ hơn 2,6 triệu USD mở rộng hai dự án trợ giúp người khuyết tật tại Việt Nam.
Tổ chức Trợ giúp người Khuyết tật Việt Nam (VNAH) và Các dịch vụ Cứu trợ Thiên chúa giáo (CRS) sẽ thực hiện những dự án này.
Trong ba năm tới, với 1,8 triệu USD tài trợ, VNAH sẽ hỗ trợ các đối tác của Chính phủ hoàn tất bộ luật toàn diện đầu tiên về người khuyết tật. Ngoài ra, chương trình sẽ hỗ trợ phát triển kế hoạch hành động quốc gia nhằm đưa các vấn đề của người khuyết tật trở thành tâm điểm cho việc lập kế hoạch và đầu tư nguồn lực của chính phủ.
VNAH sẽ trợ giúp việc thành lập 10 tổ chức thuộc cấp tỉnh dành cho người khuyết tật.
Dự án thứ hai sẽ do CRS thực hiện nhằm mở rộng mô hình giáo dục chuyên biệt dành cho học sinh trung học và mở rộng chương trình đào tạo tin học đạt chuẩn quốc tế dành cho sinh viên khuyết tật đã được thực hiện thành công.
Từ tháng 10/2008-6/2010, CRS sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và hai trường cao đẳng kỹ thuật nhằm đào tạo trên 1.000 sinh viên khuyết tật và giáo viên trên toàn quốc./.Theo TTXVN (22/10/2008) Theo VNDG

03/10/2008

Cố định cột sống bằng bắt vít cột sống qua da

Ngày 2/10, BV Việt Đức đã thực hiện ca mổ đầu tiên cố định cột sống bằng kỹ thuật sử dụng máy vi tính bắt vít cột sống qua da. Kỹ thuật mới này lần đầu tiên được tiến hành tại Việt Nam.
PGS.TS Nguyễn Văn Thạch, Phó Giám đốc, trưởng khoa Phẫu thuật Cột sống bệnh viện Việt Đức cho biết: "Bệnh nhân đầu tiên được mổ bằng phương pháp này là bà Nguyễn Thị An, 63 tuổi (Nam Sách Hải Dương). Bà An bị trượt đốt sống L4 và L5 gây đau và còng lưng. Ca mổ đầu tiên bằng kỹ thuật mới này bắt đầu từ 14h chiều qua và sau 2 tiếng phẫu thuật, ca mổ đã thành công tốt đẹp. HIện bệnh nhân đã tỉnh táo và ổn định.
Theo BS Thạch, tại BV Việt Đức, tỷ lệ bệnh nhân mất vững cột sống chiếm khoảng 60 - 70% trong bệnh lý cột sống nói chung. Những bệnh nhân này thường phải tiến hành phẫu thuật để cố định cột sống.
Trước đây, khi chưa có phương pháp sử dụng máy vi tính bắt vít cột sống qua ra, để cố định được cột sống, dưới sự hướng dẫn của X-quang, bệnh nhân thường phải mổ những đoạn 10 - 15cm để đưa vít vào cố định.
Vì vết mổ dài nên gây tổn thương nhiều, bệnh nhân lâu bình phục, đặc biệt có nguy cơ cao gặp tai biến bị lệch vào thần kinh, tủy sống, thậm chí gây liệt.
Hơn nữa, khi thực hiện phẫu thuật dưới sự hướng dẫn của tia X quang, cả bệnh nhân và bác sĩ đều bị ảnh hưởng của tia X, gây nhiều ảnh hưởng về lâu dài.
Còn với kỹ thuật mới này, thay vì mổ, bệnh nhân chỉ cần gây tê tủy sống, sau đó tất cả các thao tác đã được máy tính hướng dẫn tỷ mỷ, phẫu thuật viên chỉ cần thực hiện chuẩn theo chỉ dẫn để vít đi đúng hướng cột sống mà không phải phẫu thuật.
Do không phải phẫu thuật nên tránh được biến chứng nhiễm khuẩn sau mổ, thời gian hậu phẫu ngắn, giảm nguy cơ tai biến thần kinh, liệt so với phương pháp mổ. Đặc biệt, hiệu quả của phương pháp này cao, đảm bảo cột sống chắc chắn.
Bệnh nhân cố định cột sống bằng phương pháp này thường chỉ phải ở lại viện từ 1 - 2 ngày sau đó có thể ra viện. Được biết, chi phí cho mỗi ca cố định cốt sống bằng phương pháp này khoảng 20 triệu đồng. Hồng Hải (Theo Dân Trí)

02/10/2008

Tìm hiểu một số văn bản pháp luật về Kiểm soát an toàn bức xạ

Kích chọn các mục sau để tìm hiểu về kiểm soát, quản lý an toàn bức xạ tại VN:
1.Tăng cường công tác quản lý an toàn bức xạ ;
2. LUẬT NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ của Quốc Hội khoá XII, kỳ họp thứ 3, số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008;
3. Chính phủ sẽ có văn bản hướng dẫn Luật năng lượng nguyên tử;
4. Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ (1996) (Đã bị bãi bỏ - Thay thế bằng Luật Năng lượng nguyên Tủ);
5. Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16/7/1998 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết việc thi hành Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ;
6. Nghị định số 51/2006/NĐ-CP về quy định xử phát vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ;
7. Thông tư số 12/2007/TT-BKHCN về việc Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 51/2006/NĐ-CP về quy định xử phát vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ;
8. Thông tư liên tịch số 2237/1999/TTLT/BKHCNMT-BYT ngày 28/12/1999 về hướng dẫn việc thực hiện An toàn bức xạ trong y tế;
9. TCVN 6561: 1999 An toàn bức xạ ion hoá tại cơ sở X-quang y tế;
10. Quyết định 115/2007/QĐ-TTg Ngày 23/7/2007 ban hành Quy chế bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ quy định trách nhiệm bảo đảm an ninh đối với nguồn phóng xạ kín có hoạt độ trên mức miễn trừ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;
11. Quyết định số 17/2007/QĐ-BKHCN quy định phân nhóm nguồn phóng xạ theo yêu cầu bảo đảm an ninh;
12. Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân;
13. Thủ tục cấp phép an toàn bức xạ ( Theo mục III Thông tư số 05/2006/TT-BKHCN ngày 11/01/2006 Hướng dẫn thủ tục khai báo, cấp giấy đăng ký và cấp giấy phép cho các hoạt động liên quan đến bức xạ của Bộ Khoa học và Công nghệ)
14. Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT Về việc ban hành danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị;
15. Quyết định số 38/QĐ-BTC Ngày 24/7/2006 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ.

16. Một số Luật về KHCN
17. Quá trình biên soạn Luật năng lương nguyên tử

30/09/2008

Tìm hiểu một số văn bản pháp luật về BHXH VN

Chọn các mục dưới đây để xem các văn bản pháp luật về Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

1. Tìm hiểu Luật BHXH VN

2. Một số văn bản Luật pháp về BHXH VN

3. Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn Luật BHXH về BHXH bắt buộc

4. Thông tư 03/2007/TT- BLĐTBXH 30/1/2007 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn Luật BHXH về BHXH bắt buộc

5. Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH 23/9/2008 sửa đổi bổ sung Thông tư 03/2007/TT- BLĐTBXH 30/1/2007.

08/09/2008

Thực hiện thành công ca mổ nội soi lấy đĩa đệm đầu tiên

(Dân trí) - Ngày 3/9, bệnh viện Việt Đức lần đầu tiên tiến hành ca mổ phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng qua lỗ liên hợp với sự hỗ trợ của các chuyên gia Đức. Đây là kỹ thuật mới nhất, lần đầu tiên được áp dụng tại châu Á.
Sáng mổ, chiều xuất viện
Bệnh nhân đầu tiên được chọn để tiến hành kỹ thuật này là anh Đinh Văn H, 40 tuổi (Lý Nhân, Hà Nam). Theo TS. Đinh Ngọc Sơn, Phó trưởng khoa Cột sống, đây là một ca mổ thoát vị đĩa đệm khó nhất trong số các bệnh nhân được chọn lần này. Mục đích là để các chuyên gia Đức thực hiện và hướng dẫn cho bác sĩ Việt Đức.
Bệnh nhân H. bị tái phát thoát vị đĩa đệm, đốt sống 3 - 4 đã bị vỡ và di dời trong ống sống. Trước đó, cách đây 7 năm, bệnh nhân đã được mổ thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp mổ mở, song bị tái phát nặng, đi lại vô cùng khó khăn.
Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ nhận thấy với tình trạng bệnh lý hiện tại, bệnh nhân này không thể tiếp tục mổ mở vì bệnh nhân sẽ tái phát nhanh hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cột sống. Vì vậy, các bác sĩ đã quyết định tiến hành mổ nội soi.
Trong quá trình mổ, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn do chỉ phải gây tê tại chỗ. Một lỗ thông rất nhỏ 5mm được tạo bên sườn người bệnh, sau đó bác sĩ đưa đường cáp quang nhỏ và một ống thông vào. Trong cả quá trình thực hiện, bệnh nhân không bị chảy máu và không có tổn thương xung quanh. Sau 40 phút, ca mổ nội soi đầu tiên bằng kỹ thuật này đã thành công. Bệnh nhân đã giảm đau rõ rệt và khỏe mạnh gần như bình thường.
Nhiều ưu điểm
Theo TS Thạch, có nhiều phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh viện Việt Đức cũng đã từng áp dụng mổ bằng kỹ thuật ít xâm lấn, kỹ thuật sóng cao tần, kỹ thuật mổ mở và giờ là kỹ thuật nội soi.
Trong đó, mổ mở vẫn là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất, mang lại hiệu quả đáng kể nhưng nó có thể để lại những biến chứng đáng ngại cho người bệnh. Sau mổ, người bệnh có thể bị nhiễm trùng, đau nặng hơn, có thể gây biến chứng liệt, thậm chí tử vong.
“Không chỉ có thể gây biến chứng ở giai đoạn hậu phẫu mà các biến chứng muộn như viêm vùng mổ, tăng sinh mô xơ sợi, dính rễ thần kinh... có thể xuất hiện. Hơn nữa, cơn đau rất hay tái phát. Có những bệnh nhân sau 3 hoặc 6 tháng đã tái phát các cơn đau...”, BS Thạch nói.
Đặc biệt, khi mổ mở, với đường rạch từ 5 - 6cm, một phần cơ thể không bị bệnh sẽ phải bị cắt và banh ra, nghĩa là phải phá hủy một lớp tổ chức phần mềm như cơ, xương, dây chằng, bao khớp ... khiến cột sống đang bị tổn thương, lại trở nên lỏng lẻo, kém vững và bệnh nhân chuyển từ đau thần kinh (do đĩa đệm chèn ép khi chưa mổ) thành đau cơ học (các đốt sống cọ vào nhau do mất vững cột sống), thậm chí đau hơn nhiều so với lúc chưa mổ.
Kỹ thuật vi phẫu và ống cáp quang cũng đã được áp dụng tại Việt Nam giúp hạn chế các tai biến do mổ mở, thời gian hồi phục của bệnh nhân nhanh hơn. Phương pháp này cũng ít gây tổn thương khu vực xung quanh, lấy nhân thoát vị một cách dễ dàng mà vẫn giúp bệnh nhân giữ được độ vững cột sống, tránh được khả năng tái phát hơn hẳn so với mổ thông thường.
Đặc biệt, sau mổ, thời gian nằm hậu phẫu được rút ngắn. Sau hai ngày mổ, bệnh nhân có thể đi lại bình thường, còn sau một tuần là được xuất viện. Một tháng sau có thể đi làm trở lại và đến 6 tháng thì hồi phục hoàn toàn. Hiện đã có trên 100 bệnh nhân được mổ bằng phương pháp này trong 1 năm qua và không thấy tai biến.
Tuy nhiên, so với các phương pháp đã được áp dụng thì kỹ thuật nội soi ưu điểm hơn nhiều như: bệnh nhân chỉ cần gây tê tại chỗ, thời gian nằm viện ngắn, thậm chí có thể xuất viện ngay trong ngày. Sau mổ ít đau vì tổn thương phần mềm ít. Đặc biệt, hiệu quả chữa trị rất cao với tỷ lệ khỏi là trên 90% và ít tái phát. Hơn nữa, với hệ thống nội soi mới nhất cho phép lấy được cả các thoát vị đã vỡ và di rời trong ống sống, điều mà trước kia mọi người nghĩ là chỉ có mổ mở mới giải quyết được.
Được biết, cùng trong ngày 3/9, bệnh viện Việt Đức cũng tiến hành mổ nội soi cho 4 bệnh nhân khác từ 20 - 36 tuổi.
Chi phí cho một ca phẫu thuật này khoảng hơn 10 triệu đồng. Sắp tới, bệnh viện sẽ đề nghị Bộ Y tế đưa kỹ thuật này vào triển khai đại trà và thực hiện chi trả bảo hiểm cho bệnh nhân.
Hồng Hải (Dân trí) (Xem thêm tại Website CPV)

Sau đột quỵ nên tập luyện trên máy tập chạy

(Dân trí) - Luyện tập trên máy tập chạy có thể giúp nối lại liên kết giữa các phần của bộ não và qua đó cải thiện được khả năng đi bộ của bệnh nhân sau cơn đột quỵ, theo một nghiên cứu mới tại Mỹ.
Nghiên cứu này cũng cho rằng những bài tập trên máy tập chạy có vẻ như tốt hơn bài tập căng duỗi, một bài tập truyền thống vẫn được áp dụng cho bệnh nhân sau đột quỵ.

Các nhà khoa học ở trường ĐH Maryland và TT Y tế cựu chiến binh ở Baltimore đã tiến hành so sánh 37 bệnh nhân được áp dụng “liệu pháp tập trên máy tập chạy lặp lại và tăng dần” với 34 bệnh nhân được áp dụng bài tập căng duỗi. Đây là những bệnh nhân bị liệt nửa người mãn tính sau khi trải qua đột quỵ ít nhất 6 tháng. Những bệnh nhân này đều đã hoàn thành tất cả các bài tập hồi phục thông thường.
Nhóm thứ nhất được yêu cầu thực hiện bài tập chạy trên máy tập chạy ba lần trong một tuần với tốc độ tương đương với 60% nhịp tim. Bài tập được kéo dài trong 40 phút. Chương trình tập kéo dài trong 6 tháng, thời gian và cường độ tập được tăng dần 2 tuần một lần. Nhóm thứ hai thực hiện bài tập căng duỗi truyền thống cũng được theo một chương trình tập với thời gian và cường độ tương tự.
Các nhà nghiên cứu đánh giá kết quả theo ba tiêu chí: hoạt động của não qua ảnh chụp cộng hưởng từ; khả năng đi bộ và khả năng thích ứng của cơ thể.
Nhóm thực hiện bài tập chạy trên máy chạy đã cho kết quả tốt hơn trên cả ba tiêu chí này. Đặc biệt có sự khác biệt rất lớn về hoạt động của não giữa hai nhóm. Các ảnh chụp não cho thấy hoạt động của não đã được tăng cường tới 72% đối với nhóm thứ nhất trong khi không có sự thay đổi nào trong não xảy ra ở nhóm thực hiện bài tập căng duỗi truyền thống.
Sau chương trình tập luyện nói trên, các bệnh nhân của cả hai nhóm thực hiện những bài tập uốn gối giống như đang đi bộ. Ảnh chụp não cho thấy liệu pháp tập luyện trên máy tập chạy giúp bệnh nhân sau đột quỵ tăng cường tuần hoàn máu lên khu vực tế bào gốc của não và óc.
Điều này có nghĩa là các tế bào gốc của não đã được tận dụng để tái phục hồi một số phần của vỏ não chịu trách nhiệm thực hiện chức năng đi bộ đã bị phá hủy bởi đột quỵ. Kết quả là nhóm tập trên máy tập chạy có khả năng tăng tốc độ đi bộ và sự thích ứng của cơ thể tốt hơn nhóm tập bài tập căng duỗi truyền thống. Điều này đặc biệt quan trọng bởi vì sự bại liệt ở những bệnh nhân sau đột quỵ có thể dẫn tới các bệnh về tim mạch và tiểu đường.
Dựa trên các kết quả thu được, nhóm nghiên cứu đã đề nghị đưa các bài tập trên máy tập chạy vào các chương trình tái phục hồi chức năng vận động cho các bệnh nhân sau đột quỵ.
Theo như lời của Andreas Luft, một trong những người lãnh đạo nghiên cứu thì “Phương pháp này rất có triển vọng vì nó kích thích sự hình thành những mạch thần kinh mới hay kích hoạt các mạch không được sử dụng và cải thiện khả năng đi bộ của các bệnh nhân sau đột quỵ”, Luft cũng là giáo sư thần kinh học lâm sàng và tái phục hồi thần kinh ở khoa thần kinh học tại đại học Zurich, Thụy Sĩ, cho biết.
Công trình này sẽ được công bố trên tạp chí Stroke của hiệp hội tim mạch Mỹ trong tháng giêng năm 2009. NH-Theo WebMD (Dân trí)

21/08/2008

Một số vấn đề về dùng thuốc với trẻ nhỏ

Bài nói chuyện của PGS.TS. Hoàng Kim Huyền - Trưởng bộ môn Dược lâm sàng, Trường ĐH Dược Hà Nội tại Hội nghị chuyên đề tháng 12/2004 của WTT
Mình quên mất không đưa lên đây, bài này lẫn trong phần Hội họp.

Sau đây là tổng hợp bài nói chuyện của cô Huyền, có gì các mẹ bổ sung nhé. Vì thời gian có hạn cô Huyền không trả lời được hết các câu hỏi của các mẹ (mà mình đã in ra và chuyển cho cô ấy), mình có nhờ cô giải đáp sau nhưng cô ấy hiện nay rất bận. Mong là bài nói chuyện này sẽ giải đáp phần nào các câu hỏi của các mẹ.
Tuy nhiên trong này chưa nói đến các loại thuốc ho, mẹ cháu quên biến mất không đặt câu hỏi. Với cả về các loại kháng sinh có lẽ, chúng ta nên tìm hiểu sâu hơn một chút ở Nhóm III. Mà đã biết một thì cứ muốn biết thêm hai, ba…
§ Mục đích bài nói chuyện:
Hướng dẫn một số kiến thức cơ bản về thuốc tây y để sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Việc chuẩn đoán bệnh, chỉ định thuốc phải do bác sỹ làm. Không nhằm mục đích để bạn tự chữa bệnh. Quan trọng là bạn tìm được 1 bác sỹ nhi tốt, đáng tin cậy.
§ Mua thuốc phải đòi hướng dẫn sử dụng thuốc: Liều dùng, ngày mấy lần, uống lúc nào, chống chỉ định (trong đó có nhiều thuốc không dùng được cho trẻ con).
§ Tên thuốc có tên biệt dược (to) và tên thuốc (nhỏ, ở dưới). Để tra tên thuốc và tên biệt dược mua quyển mims, hoặc mua đĩa mims được cập nhật liên tục (25.000đ/đĩa), hoặc tra cứu tại địa chỉ: http://www.mims-online.com
§ Sinh khả dụng không phải phụ thuộc vào thuốc nội hay thuốc ngoại mà phụ thuộc vào phân tử thuốc. Thuốc ngoại hơn thuốc nội ở chỗ bí quyết chế biến mà thuốc thơm hơn, dễ uống hơn, ít gây nôn.
§ Các vi khuẩn thường gặp:
- Vi khuẩn đường ruột, đường sinh dục là Gram (-), vi khuẩn đường hô hấp là Gram (+) (vi khuẩn đường hô hấp chủ yếu là Cock và HI).
- Vi khuẩn ngoại bào - nặng. Vi khuẩn nội bào - nhẹ. (Cái này không biết đúng không hay ngược lại nhỉ).
Sốt là tạo ra đề kháng cho cơ thể, sốt là tốt, nên không phải thấy sốt là cho uống hạ sốt. Nếu bé không sốt là yếu quá không sốt được. Nhiễm vi khuẩn nội bào thì sốt nhẹ, nếu thành sốt nặng là đã nhiễm cả ngoại bào.
§ Cách uống thuốc:
Xem trong từng hướng dẫn sử dụng của thuốc. Uống thuốc thì phải cho uống nhiều nước, trẻ con nên uống loại lỏng, siro. Nên chọn loại uống ngày 2 lần cho trẻ. Nên uống xa bữa ăn. Chỉ dùng nước đun sôi để nguội, nước tinh khiết để uống (pH: 6,5), nước khoáng không nên uống trừ khi để chữa bệnh, vì hay gây sỏi (pH: 7,6). Pha thuốc ít nước, sau đó uống nhiều nước. Siro ngọt quá thì pha thêm cho đỡ ngọt
§ Các loại thuốc kháng sinh (hay trụ sinh):
Chú ý:
- Uống kháng sinh không được uống cùng cam, chanh, uống xa khi ăn để tránh buồn nôn, nên uống trước khi ăn để khi ăn thức ăn đẩy xuống, uống cùng vitamin thì hỏng thuốc kháng sinh. Đã uống kháng sinh thì chỉ uống mình nó thôi.
- Xông thuốc kháng sinh không ăn thua chỉ dùng cho hen phế quản, viêm thanh quản cấp, phù nề thanh quản để giãn phế quản. Xông với dexa, corticoid thì dễ bị nấm nên xông xong phải súc miệng kỹ.
- Kháng sinh hay gây loét.
- Nếu kháng sinh chỉ định không được nghiền thì không nghiền. Loại kháng sinh này tránh được buồn nôn và không hỏng vì axit trong ruột.
1. Nhóm I - Penicilin: Không có thế hệ, dễ dị ứng
* G: loại tiêm, thuốc ngoại thì tốt
* V - Vegacilin, Oracilin: tốt nhưng phải uống 4-5 lần, đặc hiệu nhất cho viêm họng.
* A - Ampicilin (sinh khả dụng 30%) và Amoxicilin (sinh khả dụng 90%, phân tử tương đối bền). Hiện nay các bác sỹ thường cho Amox hơn là Ampi.
Biệt dược Augmentin (Amoxicilin) hay gây ỉa chảy vì có thêm 1 thành phần nữa, chuyển thành kháng sinh phổ rộng (tương tự như nhóm II: Cephalosporin dưới đây) diệt cả vi khuẩn tốt của đường ruột.
2. Nhóm II - Cephalosporin: ít gây dị ứng, kháng sinh phổ rộng, có nhiều thế hệ (generation), càng thế hệ sau phổ càng rộng và càng mạnh, nhưng ở đây chỉ nói đến những loại thường gặp:
Thế hệ 1-3: để uống, thế hệ 4: để tiêm.
* Thế hệ 1: Cephalexin: Gr (+)
* Thế hệ 2: Cefhaclor, Cefuroxim (Zinnat)
* Thế hệ 3: Cefixim (trong bệnh viện mới dùng).
* Thế hệ 4: Cefepim (để tiêm)
Để chữa đường hô hấp mà dùng Cefixim là không đúng. Đã dùng nhóm II thì quay lại nhóm I hơi khó.
3. Nhóm III - Macrolid:
* Erythromycin: chữa đường hô hấp, loét dạ dày, tá tràng, hay buồn nôn, uống rồi ăn, nếu là hạt thì không được nghiền.
* Clarithromycin: chữa cả vi khuẩn nội và ngoại bào.
Mình thấy mẹ bé Mọt nói là ở BV Xanh Pôn hay cho để chữa nhiễm khuẩn hô hấp.
* Spiramycin (Biệt dược Rovamycin (ngoại): đắt nhưng không gây buồn nôn và Novomycin (nội): rất buồn nôn): để chữa đường hô hấp rất tốt.
Mình thấy ở Việt Nhật hay cho thuốc này để chữa nhiễm khuẩn hô hấp cấp.
* Azithromycin: rất đắt, sinh khả dụng lại thấp nhưng uống liều thấp lại giữ được lâu dùng để chữa viêm xoang, viêm xương chũm, viêm tai giữa.
Biệt dược Zithromax: thường dùng tiêm vì uống không tốt bằng.
4. Nhóm IV - Co-trimoxazol (Bactrim): kháng sinh bình thường, hiệu quả ít, bị kháng thuốc nhiều.
Ngoài ra có sulfamid dễ dị ứng, độc với máu.

5. Còn một loại nữa là: Doxycylin và Tetracyclin: trẻ con không được uống, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú thì không dùng.

§ Thuốc với bệnh tiêu chảy:
- Men tiêu hoá: là vi khuẩn đông khô (thường dùng sau một đợt kháng sinh kéo dài), vi khuẩn để phân huỷ thức ăn, có trong sữa chua. Không được uống cùng kháng sinh. Men tiêu hoá kích thích ăn không có.
Smecta: dùng thay kháng sinh, không dùng cùng kháng sinh, khi uống thì tuyệt đối không được uống cùng thuốc nào, uống quá liều thì gây tắc ruột.
- Sốt li bì, ỉa chảy thì dùng kháng sinh tiêm.
- Berberin là kháng sinh đông y dùng được cho bệnh tiêu chảy của trẻ con.
- Tiêu chảy có 2 loại: Phải dùng giấy quỳ để thử phân:
+ Tiêu chảy do nhiều kiềm (do uống kháng sinh) thì dùng men tiêu hoá, sữa chua.
+ Tiêu chảy do nhiều axit thì dùng nước vôi nhì (có bán ở hiệu thuốc).
Hoặc dùng Carbophos (viên than, của Pháp), liều dùng theo chỉ định, nếu tiêu chảy bình thường thì uống 2 viên là khỏi.
- Thuốc cầm ỉa chảy chỉ dùng khi đã tiêu chảy mấy ngày, tức là đã ỉa hết vi khuẩn xấu mà nhu động ruột vẫn không ngừng lại.
Dùng thuốc cầm ỉa chảy phải theo chỉ định nếu không có thể liệt hô hấp, gây tử vong. MeBiBau-WebTretho

20/08/2008

Phương pháp chữa viêm khớp mới

Bệnh nhân viêm khớp mãn tính trên thế giới đang vui mừng đón chào một tin tốt lành: Các bác sĩ phẫu thuật ĐH Bách khoa Tampere (Phần Lan) vừa nuôi trồng thành công khớp xương ngón chân và ngón tay mới. Thành tựu này sẽ góp phần giảm bớt hậu quả của căn bệnh, giúp bệnh nhân bớt đau đớn và phục hồi chức năng hoạt động cho cơ thể.

Viêm khớp mãn tính là căn bệnh khiến cho lớp đệm giữa các khớp bị sưng tấy. Do vậy, khớp xương bị bệnh có thể biến dạng và dần dần mất khả năng vận động bình thường. Bệnh nhân viêm khớp sẽ có cảm giác đau đớn, sưng tấy và cứng ở khớp xương. Các triệu chứng này có thể kéo dài trong một thời gian dài hoặc đột ngột xuất hiện rồi giảm ngay. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị thoái hóa khớp và dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Hiện nay, trên thế giới có hàng chục triệu người bị viêm khớp mãn tính, trong đó phụ nữ bị nhiều gấp đôi, thậm chí gấp 3 nam giới.

Các chuyên gia chỉ phẫu thuật cho trường hợp khớp đặc biệt bị tổn thương hoặc gây đau đớn. Khi đấy, bác sĩ sẽ ghép một miếng đệm bằng nhựa giữa các xương để giúp cho cơ thể vận động tốt hơn. Tuy nhiên, sau một thời gian, miếng đệm có thể bị giòn và trở nên dễ vỡ. Khi đấy, bác sĩ phải phẫu thuật lại để thay một miếng khác.

Tiến bộ hơn phương pháp thay đĩa đệm bằng nhựa, kỹ thuật nuôi trồng khớp có thể giải quyết triệt để căn bệnh này. Nhóm nghiên cứu do Giáo sư Pertti Törmälä phụ trách đã thiết kế một cái khuôn đặc biệt làm từ sợi chỉ tự tiêu với rất nhiều lỗ tí hon. Với đường kính 10mm và bề dày 3 cm, chiếc khuôn được đặt vào chỗ trống giữa các xương ngón chân và ngón tay. Nó được thiết kế sao cho mô phát triển qua các lỗ tí hon và lấp đầy khoảng trống giữa các đốt xương, tạo thành khớp mới. Trong vòng 18 tháng, khuôn sẽ tự tiêu huỷ trong cơ thể.

Cho đến nay, nhóm nghiên cứu đã điều trị cho hơn 100 bệnh nhân viêm khớp. Giáo sư Törmälä tâm sự: "Bệnh nhân có thể cử động ngón chân và ngón tay của họ gần như ngay lập tức. Khớp mới hoạt động tốt chẳng kém gì khớp bình thường cả. Trong vòng mấy năm qua, chúng tôi đã theo dõi từng bệnh nhân và thấy rằng, hầu hết mọi người đều khỏi bệnh".

Gần đây, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Törmälä đã được Liên minh châu Âu (EU) tài trợ để tiếp tục nghiên cứu, nhằm hoàn thiện kỹ thuật nuôi trồng khớp. Hiện nay, kỹ thuật này đang được thử nghiệm tại các bệnh viện của Phần Lan, Thuỵ Điển, Đức, Italia và Thổ Nhĩ Kỳ. Và chắc chắn là trong tương lai, nó sẽ được áp dụng rộng rãi để chữa trị cho tất cả các bệnh nhân viêm khớp trên toàn thế giới. (Khánh Hà - Theo BBC) VietNamNet

18/08/2008

KẾT XƯƠNG BẰNG ÐINH ÐÀN HỒI METAIZEAU PHƯƠNG PHÁP MỚI TRONG ÐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG

Tác giả : MINH CHÂU

Ở các nước tiên tiến, phương pháp điều trị gãy xương bằng đinh đàn hồi Metaizeau đã được đưa vào chữa trị từ nhiều năm qua. Song ở nước ta thì đây là một phương pháp mới lạ. Từ trước đến nay, những nạn nhân bị gãy xương đều được điều trị theo phương pháp cổ điển là bảo tồn (nắn chỉnh, bó bột...), vừa lạc hậu, vừa không an toàn và có thể gây biến chứng cho bệnh nhân bất cứ lúc nào. Trước tình hình đó, Bác sĩ Nguyễn Thái Sơn - Phó GÐ Bệnh viện Ða khoa Saint Paul - đã mạnh dạn ứng dụng phương pháp điều trị gãy xương bằng đinh đàn hồi và bước đầu đem lại những thành công và hiệu quả thiết thực cho nhiều bệnh nhân.

Ưu điểm của phương pháp kết xương bằng đinh đàn hồi Metaizeau

Theo bác sĩ Nguyễn Thái Sơn, tại Pháp, người ta đã chế tạo ra loại đinh nhỏ, đàn hồi Metaizeau (hay còn gọi là đinh Nancy) có đường kính từ 2-4 mm, dài 30-40 cm. Ðầu đinh cong, nhẹ và dẹp. Loại đinh này được luồn vào trong ống tủy của bệnh nhân sau khi đã được nắn chỉnh xương. Mỗi xương thường được luồn 2 đinh theo nguyên lý 3 điểm tì đối lực nhau. Nhờ đó mà xương được kết thẳng trở lại mà không phải trải qua phẫu thuật, tránh được sự mổ xẻ, mất máu và nhiễm trùng. Thậm chí, nó cũng không ảnh hưởng đến sụn tiếp và không để lại sẹo lớn (vì vết rạch chỉ khoảng 1cm). Chính vì sự tiện lợi này mà đinh đàn hồi Metaizeau rất được các nước tiên tiến ưa chuộng và thường xuyên sử dụng tại các bệnh viện.

Sự ưu việt của phương pháp chữa trị bằng đinh đàn hồi Metaizeau còn được thể hiện rõ nét ở chỗ: Sau mổ, bệnh nhân không cần phải bó bột, các khớp được cử động, bệnh nhân được tập phục hồi chức năng sớm. Khi cần tháo bỏ đinh cũng rất đơn giản và nhẹ nhàng. Qua điều trị bằng phương pháp này cho một số bệnh nhân cho thấy, chỉ sau 2-3 tháng là xương liền trở lại và có thể hoạt động như người bình thường.

Có thể nói, việc chữa trị gãy xương bằng đinh đàn hồi Metaizeau là một phương pháp khoa học và đem lại hiệu quả rất cao, nhưng vì chúng ta chưa có đủ điều kiện về trang thiết bị nên nhiều năm qua, các bệnh viện vẫn chưa đưa vào sử dụng.

Có lẽ vì sự ưu việt của phương pháp mà trong thời gian qua, Bệnh viện Saint Paul đã đi tiên phong và mạnh dạn áp dụng cho gần 100 bệnh nhân gãy xương các loại. Trong đó, phần lớn là trẻ em ở độ tuổi từ 4-16. Ða số những bệnh nhân trước đó đều đã được kéo nắn, bó bột nhưng không đạt kết quả tốt. Chị Ngô Thanh Vân, một trong những bệnh nhân vừa được điều trị bằng phương pháp này phấn khởi nói: "Ðược điều trị bằng đinh đàn hồi Metaizeau, tôi thực sự tin tưởng và an tâm. Trước đó, tôi đã chữa bằng bó bột nhưng không hiệu quả và ngứa ngáy rất khó chịu. Thời gian lại kéo dài cả tháng mà không có tiến triển gì. Khi được các bác sĩ áp dụng phương pháp chữa trị bằng đinh đàn hồi Metaizeau, tôi thấy hết sức dễ chịu và nhanh chóng bình phục. Chỉ sau 2 ngày đã được xuất viện". Không riêng gì chị Vân mà hầu hết các bệnh nhân khác cũng có cùng tâm trạng phấn khởi như chị.

Một số khó khăn khi áp dụng ở nước ta

Tuy việc áp dụng đinh đàn hồi Metaizeau vào chữa trị bệnh gãy xương rất hiệu quả nhưng khi áp dụng ở nước ta cũng còn vấp phải một số khó khăn nhất định. Ðó là vấn đề thiếu thiết bị, do phương pháp đòi hỏi phải có bàn chỉnh hình (để giúp bệnh nhân nắn, chỉnh xương, luồn xương vào ống tủy và định vị các đầu đinh một cách chính xác). Hơn nữa, đội ngũ bác sĩ chuyên về phẫu thuật loại hình này chưa nhiều và còn thiếu kinh nghiệm. Có lẽ vì thế mà mới được thực hiện ở một số ít các bệnh viện lớn trong nước.

Một khó khăn nữa là giá thành còn quá cao. Mỗi trường hợp chữa trị (chỉ tính riêng tiền đinh) từ 300-500 ngàn đồng (Vì toàn bộ đinh Metaizeau đều phải nhập khẩu). Song, rất may mắn là vừa qua, bác sĩ Nguyễn Thái Sơn đã tìm ra được phương pháp sản xuất đinh trong nước thay thế đinh nhập khẩu, vẫn hội đủ những tiêu chuẩn của đinh Metaizeau nhập khẩu nhưng giá thành lại rẻ hơn rất nhiều. Nhờ đó đã giúp nhiều bệnh nhân nghèo có điều kiện được chữa trị. Phương pháp chữa gãy xương bằng đinh đàn hồi Metaizeau đã thực sự đánh dấu một bước phát triển mới của nền y học nước nhà.Theo YKhoa net

25/06/2008

Bệnh khớp thoái biến (Degenerative joint disease)

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức
8748 E. Valley Blvd. # H
Rosemead, CA 91770
(626) 288-3306
Khớp (joint) là các chỗ những đầu xương nối với nhau. Trong khớp có nhiều cơ cấu rất tinh vi, phối hợp hoạt động để khớp vừa vững chắc vừa linh động. Sụn khớp (articular cartilage), phần quan trọng của khớp, bao bọc các đầu xương như một lớp đệm, giúp các đầu xương trong khớp nhẹ nhàng trượt lên nhau khi khớp chuyển động.
Ở Mỹ đã lâu, chúng ta cần hòa nhập vào dòng y khoa Mỹ, dùng những từ y khoa Mỹ họ dùng: đau cổ (neck pain), đau vai (shoulder pain), đau khuỷu tay (elbow pain), đau cổ tay (wrist pain), đau lưng (back pain), đau lưng dưới (low back pain), đau hông (hip pain), đau gối (knee pain), đau cổ chân (ankle pain), đau khớp (joint pain), viêm khớp (arthritis: khớp vừa đau, vừa sưng to, nóng đỏ). Nên bỏ hai chữ “phong thấp” vào sọt rác quá khứ, vì những chữ này mơ hồ, không biết dịch sang tiếng Anh thế nào. Xin nhớ, vào nhà thương, các bác sĩ, y tá họ nói tiếng Anh, chúng ta cần dùng đúng chữ để họ hiểu (nếu cần thông dịch, người thông dịch cũng dịch được dễ dàng). Các thuốc Ibuprofen, Motrin, Aleve, Celebrex, ..., thuần túy, chỉ là thuốc chống đau như Tylenol, Aspirin, không nên gọi chúng là “thuốc phong thấp”.
Bệnh khớp nhiều lắm. Ba bệnh khớp làm khổ chúng ta nhiều nhất: “osteoarthritis”, (bệnh viêm xương-khớp), “rheumatoid arthritis” (bệnh viêm khớp rheumatoid) và “gout” (thống phong). Hôm nay, chúng ta tìm hiểu bệnh “osteoarthritis”, tên khác dễ hiểu hơn: “degenerative joint disease” (bệnh khớp thoái biến).
Bệnh khớp thoái biến xảy ra nhiều nhất trong các loại bệnh khớp. Ở Mỹ, đến 12% dân số mang bệnh khớp thoái biến, và với các vị trên 70 tuổi, tỉ lệ gần 35% (tức cứ 3 người, 1 người bị). Rất nhiều vị, đi từ phòng ngủ sang phòng tắm cũng khó khăn, vì khớp gối, khớp hông đau nhức quá.
Đời người chúng ta ví như chiếc xe hơi, chập chững chạy đầu đời, bon bon chạy giữa đời, rồi chậm dần vào cuối đời. Do máy đã rêm, bánh đã mòn. Các khớp của ta giống những bánh xe hơi, dùng lâu tất mòn. Bệnh khớp thoái biến gây do sự mòn lở của sụn khớp (articular cartilage), nhất là ở những vùng sụn phải trực tiếp nâng đỡ sức nặng của cơ thể. Do thế, bệnh thường tấn công các khớp mang sức nặng (hông, gối, lưng dưới, ...), hoặc khớp sử dụng nhiều trong công việc hàng ngày (các khớp ngón tay, khớp nơi gốc ngón tay cái).
Dưới tuổi 55, các khớp mòn giống nhau ở cả nam lẫn nữ. Tuổi cao hơn, khớp hông bị nhiều hơn ở đàn ông, còn phụ nữ hay có bệnh ở các khớp ngón tay và gốc ngón cái. Phụ nữ cũng đau khớp gối nhiều hơn đàn ông.
Ai dễ bị bệnh khớp thoái biến?
Nhiều yếu tố đưa ta đến với bệnh khớp thoái biến:
- Tuổi tác: yếu tố quan trọng nhất. Càng cao tuổi, các khớp ta càng dễ hao mòn.
- Phái tính: phụ nữ dễ mang bệnh hơn đàn ông. (Phải chăng, so ra, nữ giới vẫn phải làm việc nhiều hơn nam giới, việc sở, việc nhà?).
- Chấn thương: những khớp trước từng bị chấn thương hoặc sử dụng nhiều quá dễ mang bệnh. Chẳng hạn, người vũ ballet hay có bệnh ở khớp cổ chân. Ngược lại, các võ sĩ boxing hay mang bệnh ở khớp nối bàn tay và ngón tay. Người làm những nghề nghiệp cần quì gối dễ mang bệnh ở khớp gối.
- Nặng cân: xe nặng, bánh tất mau mòn. Người nặng, khớp mau hư, nhất là khớp gối.
- Bệnh bẩm sinh: khiến khớp bất thường ngay từ lúc mới sanh.
- Bệnh nội tiết: tiểu đường, suy tuyến giáp trạng, ...
Định bệnh
Ta đã biết, trong khớp có sụn khớp (articular cartilage), bao bọc các đầu xương như một lớp đệm, giúp các đầu xương nhẹ nhàng trượt lên nhau khi khớp chuyển động. Bệnh khớp thoái biến gây do sự mòn lở của sụn khớp. Khi sụn mòn hoặc lở vỡ, các đầu xương không còn uyển chuyển trượt lên nhau, nên gây đau nhức, cứng khớp, ...
Tuy vậy, rất nhiều trường hợp bệnh không gây đau gì cả. Có người chẳng bao giờ đau, tình cờ chụp phim, phim chụp cho thấy khớp đã mòn.
Đau khớp, nếu xảy ra, trong giai đoạn đầu, thường là cái đau âm ỉ, cảm thấy sâu trong khớp bệnh: khớp lưng, hoặc khớp hông, khớp gối, khớp ngón tay, ... Người bệnh thấy đau nhiều hơn khi đi lại, sử dụng khớp, và bớt đau lúc nghỉ ngơi. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng hơn, cái đau thành liên tục, làm khổ cả vào ban đêm.
“Công chúa đứt tay, ăn mày đổ ruột”. Mỗi người chúng ta cảm nhận cái đau một khác. Cùng một mức độ bệnh lý của khớp, phụ nữ than đau nhiều hơn đàn ông, người hưởng trợ cấp than đau nhiều hơn người đi làm, và người ly dị than nhiều hơn người có gia đình hạnh phúc. Người ta cho rằng trong bệnh khớp thoái biến, như chứng đau lưng, như nhiều bệnh khác, những yếu tố tâm lý và xã hội có ảnh hưởng quan trọng, khiến người bệnh cảm thấy đau nhiều hay ít.
Triệu chứng quan trọng khác là cứng khớp (stiffness). Khớp thường cứng vào buổi sáng mới ngủ dậy hoặc sau lúc nghỉ ngơi một thời gian ngắn trong ngày. Cứng khớp không kéo dài lâu, chỉ khoảng 20 phút.
Đến giai đoạn nặng, khớp mất hình dạng bình thường, méo mó, to lên, và không còn gập, duỗi được hết mức. Có khi, đang đi, khớp khựng lại. Khớp sờ thấy đau, hoặc sưng và hơi nóng. Khi khớp chuyển động, sờ như thấy các đầu xương trong khớp chạm vào nhau, kêu “lục cục lạc cạc”.
Sự định bệnh dựa vào bệnh sử (triệu chứng do người bệnh kể), sự thăm khám, và phim chụp. Phim chụp cho thấy hai đầu xương trong khớp sát vào nhau ở chỗ sụn bị mòn, có khi thấy những chồi xương mọc ra bất thường. Khi sụn khớp mòn nhiều, trên phim, khớp lệch lạc thấy rõ (subluxation), mất hình dạng bình thường.
Điểm đáng chú ý là triệu chứng và mức độ tàn tật do bệnh gây nên, nặng hay nhẹ, thường không ăn khớp với phim chụp. Nếu đem 100 người trên 40 tuổi ra chụp phim, theo phim chụp, 90 người sẽ có những thay đổi bất thường ở các khớp nâng đỡ sức nặng cơ thể (lưng dưới, hông, gối, ...), tuy vậy, chỉ 30 người có triệu chứng đau nhức. Đau dữ hay ít, như đã bàn, còn tùy thuộc nhiều yếu tố, đặc biệt những yếu tố tâm lý và xã hội.
Chữa trị
Sự trị liệu nhắm mục đích giảm đau, giúp các khớp duy trì được cơ năng, và hoạt động bình thường.
Những trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh chỉ cần được trấn an, chỉ dẫn cách vận động, thu xếp công việc hàng ngày để tránh những hoạt động khiến khớp dễ tổn thương thêm, và thỉnh thoảng uống thuốc giảm đau nếu cần. Với những trường hợp nặng hơn, có thể phải phối hợp nhiều phương pháp chữa trị khác nhau:
1. Vận động:
Bắp thịt và xương, khớp như anh em ruột thịt, phối hợp, giúp đỡ nhau trong lúc hoạt động. Bắp thịt quanh khớp nếu dẻo dai, vững chắc sẽ giúp khớp bớt làm việc, hoặc làm việc hữu hiệu hơn, và cái đau sẽ nhẹ đi.
Các vận động nhẹ nhàng, không đặt nhiều sức nặng trên khớp (low-impact, nonweight-bearing) rất tốt. Bơi lội tuyệt nhất. Không thì những thể dục năng động nhẹ (low-impact aerobics exercises), hoặc các cách tập đặc biệt dùng cho người mang bệnh khớp. Đạp xe đạp đều có thể làm bớt đau khớp gối bị bệnh. Một chuyên viên thấu đáo về việc tập luyện cho người mang bệnh khớp (physical therapist) có thể giúp ta rất nhiều, chỉ dẫn cho ta những cách tập đúng với nhu cầu của tật bệnh ta.
Kiên nhẫn là mẹ thành công. Tập 4-5 lần mỗi tuần, đều như vậy, sau hai tháng, thường sẽ bắt đầu thấy có tiến triển tốt.
2. Đắp, thoa tại chỗ:
- Ấp nhiệt (khăn, bình nước nóng, heating pad, ...) vào khớp đau có thể giúp khớp bớt đau và cứng. Cách giản dị và rẻ tiền là tắm nước ấm vào buổi sáng lúc khớp hay bị cứng. Có vị thấy bớt đau khi dùng nước đá thay vì dùng nhiệt.
- Một loại kem được xem có tác dụng giảm đau, mua bên ngoài không cần toa bác sĩ là capsaicin cream. Thoa kem capsaicin ngày vài lần trên khớp, có khi bạn không cần uống thuốc giảm đau nữa. Kem capsaicin rất hữu hiệu cho các khớp gối và bàn tay. Khi mới dùng, có thể thấy nóng ở chỗ thoa thuốc, song tiếp tục dùng, phản ứng khó chịu này sẽ bớt dần.
3. Tránh bắt khớp bệnh làm việc quá sức:
- Luôn giữ cơ thể trong tư thế thẳng thắn. Khi nghỉ ngơi, học hành, làm việc, lái xe, bạn nên ngồi ghế có lưng tựa thoải mái (thêm tay dựa càng tốt), sát người vào lưng ghế, để lưng ghế nâng đỡ cơ thể bạn cho thẳng, giúp các khớp xương, bắp thịt lưng và cổ không mỏi.
- Trong công việc hàng ngày, bạn xếp đặt công việc và dụng cụ làm việc hợp lý, thuận tầm tay, vừa tầm mắt, hầu khỏi cong cúi nhiều trong lúc làm việc. Đồng thời, ứng dụng tinh thần “chị ngã em nâng”, sử dụng càng nhiều khớp càng tốt trong lúc làm việc. Chẳng hạn, bưng tách cà phê với cả hai tay, nâng bình cà phê bằng cách đỡ cả trên lẫn dưới (một tay đỡ đáy bình, một tay xách quai xách phía trên), ... Với cách này, lực tác động sẽ lan tỏa, không khớp nào phải làm việc quá sức.
Cũng nhớ, khi nhặt vật gì dưới đất, thay vì cúi lưng, bạn cong hai gối trong lúc giữ lưng cho thẳng. Khi bưng bê vật nặng, bạn đưa sát vào người, từ từ đứng lên, trong lúc vẫn thẳng lưng. Nếu vật quá nặng, cách tốt nhất là nhờ thêm người khác giúp sức.
- Người bị bệnh mòn khớp hông hay khớp gối nên tránh đứng, quì, ngồi chồm hổm (squatting) lâu.
- Xe nặng, bánh mau mòn. Nên xuống cân nếu béo mập.
- Giữ sự cân bằng giữa hoạt động và nghỉ ngơi. Những dịp nghỉ ngắn (10-20 phút) trong ngày giúp các khớp nghỉ ngơi sau những lúc hoạt động.
- Người bị bệnh mòn khớp gối hay khớp hông một bên, có thể dùng gậy chống (cầm bằng tay bên không đau) để nâng đỡ cơ thể trong lúc đi lại, giúp các khớp đau đỡ làm việc trong lúc đi lại.
- Giày thể thao loại tốt, hấp thu bớt các sức tác động (impact-absorbing shoes), giúp giảm sức nặng đè trên các khớp ở chân, có thể khiến bớt đau khi đi lại, và có lẽ cũng làm chậm đà tiến triển của căn bệnh. Khổ nỗi, các cụ ta ít quen đi giày thể thao, thích đi dép cao su, dép Nhật cho nhẹ, thoáng, và chỉ... vài đồng một đôi.
3. Chữa trị bằng thuốc:
Thuốc giúp bớt đau. Những trường hợp đau nhẹ hoặc vừa, ta dùng Tylenol là đủ, rẻ, lại an toàn. Không mang bệnh gan hay thận, ta có thể dùng đến 8 viên Tylenol 500 mg mỗi ngày (2 viên ngày 4 lần). Những thuốc giảm đau chứa chất nha phiến như Tylenol số 2, số 3, Vicodin, ... thường không cần thiết, vì tác dụng không dài. Hơn nữa, dùng liên tục, lâu ngày, thuốc có thể sẽ mất tác dụng và gây nghiện.
Các thuốc chống viêm không chứa chất steroid (non-steroid anti-inflammatory drugs, viết tắt NSAID) như Advil, Nuprin, Motrin, ... làm bớt đau và cứng khớp. Dùng Tylenol không bớt đau, ta có thể dùng đến những thuốc loại này. Cái bất lợi là, dùng lâu ngày, chúng có thể gây khó chịu, lở bao tử, chảy máu đường tiêu hóa, và hại cho thận, ... Dùng những thuốc này, ta nên uống lúc bụng no (đang ăn hoặc sau khi ăn). Thấy khó chịu vùng bụng trên, hoặc đi cầu ra phân đen, bạn nên ngưng thuốc và cho bác sĩ biết ngay. Một thuốc giảm đau khác có tên Ultram, cũng giúp nhiều người bớt đau, nhưng không gây những tác dụng độc hại như các thuốc trên. Tất nhiên, nó có thể gây những tác dụng phụ khác.
Gần đây, một số tài liệu đề cập đến việc dùng chất glucosamine và chất chondroitin để chữa bệnh khớp thoái biến, cho rằng hai chất này có khả năng giúp sửa chữa, tái tạo sụn khớp, và bổ khuyết lượng chất nhờn cần có trong khớp. Chúng tác dụng chậm, ít nhất 4 tuần mới công hiệu, và cũng có thể gây một số tác dụng phụ. Sự an toàn và hiệu quả về lâu về dài của thuốc chưa được biết rõ. Thuốc mua bên ngoài không cần toa, bạn có thể thử, song nên cho bác sĩ biết.
Ngoài các thuốc uống, trong nhiều trường hợp, bác sĩ cũng chích thuốc chứa chất steroid hoặc thuốc Synvisc thẳng vào khớp giúp khớp bớt đau.
4. Giải phẫu:
Giải phẫu dùng cho những trường hợp bệnh quá nặng gây đau nhức liên tục, chữa trị hết mức bằng những phương pháp nội thương song không kết quả. Có nhiều phương pháp giải phẫu khác nhau:
- Thay hẳn một khớp: khớp hông, khớp gối nay có thể thay.
- Gọt bớt xương (osteotomy).
- Mài bớt sụn (chondroplasty, abrasion arthroplasty).
- Đưa ống soi vào khớp, dọn dẹp những chỗ bị hư hoại trong khớp.
Sau cùng, ta cũng đừng quên vai trò của tinh thần trong sự chữa trị bệnh khớp thoái biến. Tinh thần và thể xác tuy hai nhưng là một. Trong điều kiện sức khỏe cho phép, nên thường xuyên vận động, hầu giúp cơ thể khỏe mạnh. Thể xác khỏe khoắn, ta thấy yêu đời, yêu người, đỡ căng thẳng tinh thần, và cảm nhận cái đau ít hơn. Một thể xác khỏe mạnh, một tinh thần lạc quan, một lý tưởng hoặc triết lý sống trong sáng, đấy là những viên thuốc bổ của đời sống. Xin biên toa để bạn dùng hàng ngày. (Báo dân quyền)

05/06/2008

Cấy ghép xương nhân tạo từ tính-kỹ thuật mới tạo độ bền trong ngành phục hồi chức năng


Ảnh chụp xương cấy ghép

Việc cấy ghép xương nhân tạo có thể giúp sửa chữa những chỗ xương bị gãy nhưng chúng lại ngăn không cho các tế bào xương tự nhiên phát triển lành mạnh xung quanh chỗ ghép và khiến cho mối nối giữa xương ghép nhân tạo với xương tự nhiên bị lỏng lẻo.

Các nhà khoa học đã thử nhiều cách khác nhau để thúc đẩy sự phát triển của tế bào xương tự nhiên quanh chỗ ghép đồng thời ngăn chặn sự viêm nhiễm. Một trong những cách mà họ đã tiến hành là tiêm các loại hormone tăng trưởng vào chỗ xương cấy ghép và sử dụng các kháng thể cũng như các loại thuốc chống viêm nhiễm. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ dùng được một liều duy nhất. Nếu biến chứng sau ghép xương tái xuất hiện thì buộc lòng các bác sĩ phải phẫu thuật chứ không còn cách nào dùng đến biện pháp can thiệp không xâm lấn.

Các nhà khoa học có thể gắn thuốc vào những hạt nam châm, đưa chúng vào cơ thể và hướng chúng đến những khu vực cần đến bằng cách sử dụng từ trường ở bên ngoài. Tuy nhiên, việc dùng từ trường bên ngoài để giữ cho các hạt nam châm chứa thuốc cố định một chỗ trong nhiều giờ hay nhiều ngày là một chuyện khó khả thi.

Vì vậy, bác sĩ phẫu thuật Zachary Forbes của Khoa Y dược thuộc trường đại học Drexel ở bang Philadelphia, Mỹ nói cần phải cấy ghép xương nhân tạo từ tính để đơn giản là giữ cho các hạt nam châm dính chặt vào xương và chạy quanh xương. Ông Forbes còn cho biết thêm các nhà nghiên cứu đã rắc thêm bột từ tính polymer sinh học vào chỗ xương cấy ghép để giúp cho xương giữ được đặc tính dẫn từ của mình trong một thời gian dài. Họ cũng dùng từ trường mạnh ở bên ngoài để điều khiển các hạt nam châm chứa thuốc giống như cách đã làm ở trên.

  • Tố Uyên (theo New Scientist) 03/06/2008
Báo Bình Định

20/02/2008

BV Quân Y 13: Thực hiện thành công ca phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo

Mới đây, được sự hỗ trợ của Phó giáo sư, Tiến sỹ Trần Đình Chiến - Chủ nhiệm bộ môn chấn thương chỉnh hình Học viện quân y, các bác sỹ Bệnh viện Quân y 13 lần đầu tiên thực hiện thành công ca phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo bằng phương pháp thay khớp háng ít xâm lấn.
Bệnh nhân là bà Phạm Thị Lệ Tú (74 tuổi) ở phường Nguyễn Văn Cừ, TP Quy Nhơn bị tai nạn được đưa vào bệnh viện điều trị trong tình trạng bị gãy cổ xương đùi chân trái và phương án điều trị duy nhất là phẫu thuật thay khớp. Đây cũng là đề án mà tập thể lãnh đạo và cá bác sỹ bệnh viện đã và đang theo đuổi học tập thực hiện. Chỉ sau 45 phút, kíp mổ bao gồm 7 bác sỹ Bệnh viện quân y 13 đã thực hiện thành công ca phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo cho bà Tú .
Với phương pháp mổ thay khớp ít xâm lấn, việc phẫu thuật sẽ hạn chế tối đa đến tổn thương cơ, mất máu và bệnh nhân có thể đi lại được trong vòng 4 ngày sau mổ. Sự thành công phương pháp mới này mở ra khả năng điều trị chấn thương gãy xương cho bệnh nhân của bệnh viện.
Tự Lực - Bảo Long 16:47', 18/2/ 2008 (GMT+7) Báo Bình Định

01/02/2008

Ghép sụn khớp - Hy vọng cho người thoái hóa khớp

Khi tuổi thọ của con người ngày càng tăng thì các bệnh lý liên quan đến lão hóa cũng ngày một nhiều, trong đó thoái hóa khớp là một bệnh điển hình. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới thì thoái hóa khớp là nguyên nhân chính gây tàn tật cho người già, đứng thứ hai sau các bệnh tim mạch.
Trong những năm gần đây, việc chẩn đoán và điều trị bệnh đã có nhiều tiến bộ, có những biện pháp đã được áp dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng như sử dụng các thuốc bảo vệ sụn khớp, thay khớp nhân tạo..., trong đó ghép tế bào sụn thay thế đang trở thành một biện pháp hứa hẹn nhiều triển vọng.
Sụn khớp có vai trò như thế nào?
Sụn khớp là một tổ chức rất đặc biệt, che phủ các đầu xương ở diện khớp làm cho các diện khớp được trơn bóng, giảm lực ma sát khi chúng trượt nên nhau, giúp cho con người có thể đi lại, vận động, sinh hoạt dễ dàng. Sụn có tính chất vừa chắc, cứng nhưng lại dẻo dai, đàn hồi, có tác dụng như một chiếc lò xo làm giảm áp lực tác động lên diện khớp khi vận động. Sụn khớp được cấu tạo từ hai thành phần chính là chất căn bản của sụn và các tế bào sụn. Chất căn bản của sụn có 3 thành phần chính là: nước (chiếm 80%), các sợi collagen (chủ yếu là collagen typ 2) và chất proteoglycan (chiếm 5 - 10%). Tế bào sụn có nhiệm vụ tổng hợp ra chất căn bản của sụn khớp, là những tế bào có tốc độ chuyển hóa thấp. Trong cơ thể sống, các tế bào sụn khớp ở người trưởng thành không có khả năng sinh sản và tái tạo. Một đặc điểm rất đặc biệt là tổ chức sụn khớp không có mạch máu trực tiếp nuôi dưỡng như các tổ chức khác, mà nó được nuôi dưỡng bằng con đường thẩm thấu nhờ tổ chức xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dịch khớp.
Từ các đặc điểm cấu tạo và chức năng trên, nên trong thực tế, một khi sụn đã bị tổn thương thì nó rất khó liền. Khi sụn bị tổn thương, do chấn thương hay do bệnh lý làm lộ tổ chức xương dưới sụn khớp, các đầu xương cọ xát lên nhau làm cho khớp bị tổn thương nặng hơn, gây thoái hóa khớp, biểu hiện bằng triệu chứng đau và biến dạng khớp.
Tại sao bị thoái hóa khớp?
Bản chất của thoái hóa khớp là tổn thương sụn khớp, nhưng nguyên nhân thực sự làm tổn thương sụn khớp vẫn còn nhiều bàn luận. Các nhà khoa học cho rằng có hai yếu tố quan trọng và chúng không thể tách rời nhau, đó là: các yếu tố cơ học (lực tác động lên sụn khớp, các vi chấn thương lặp lại nhiều lần, tăng bất thường lực nén trên một đơn vị diện tích của mặt khớp) và các yếu tố sinh học (các tế bào bị già đi theo thời gian, mặt khác khi các yếu tố cơ học tấn công tác động trực tiếp lên mặt sụn đồng thời gây ra sự hoạt hóa và sự giải phóng các enzym, làm thoái biến chất cơ bản, sau đó là phá hủy sụn khớp). Sự thay đổi cấu trúc này dẫn đến việc tạo sụn khớp bị suy giảm, kéo theo sự tích nước tại mô sụn, làm giảm độ chắc và độ đàn hồi của sụn.
Ghép sụn khớp - hướng đi mới cho điều trị thoái hóa khớp
Ghép sụn khớp là một hướng đi mới cho điều trị thoái hóa khớp. Người ta có thể sử dụng hai phương pháp là cấy ghép sụn tự thân (Autograft-lấy chính sụn của bệnh nhân để ghép cho chính họ) và cấy ghép sụn đồng loại (Allograft-lấy sụn của người khác ghép cho bệnh nhân), trong đó cấy ghép tự thân là chủ yếu.
Có hai cách ghép là ghép cả xương và sụn và ghép tế bào sụn.
Ghép cả xương và sụn: Người ta tiến hành lấy một mảnh xương có sụn bao phủ ở vị trí không hoặc ít chịu lực và việc lấy mảnh xương sụn đó không ảnh hưởng gì lớn đến hậu quả vận động của khớp sau này đem ghép trực tiếp vào vị trí sụn bị tổn thương, để tạo hình lại bề mặt trơn nhẵn của sụn khớp. Nhiều nghiên cứu đã công bố những kết quả đáng khích lệ trong những năm đầu, tuy nhiên còn ít các báo cáo về tác dụng lâu dài nhằm dự phòng thoái hóa khớp thứ phát sau chấn thương của phương pháp này. Kỹ thuật này đã bắt đầu được tiến hành ở một số bệnh viện ở nước ta.
Ghép tế bào sụn tự thân: Các tế bào sụn khớp được lấy ra từ sụn khớp, các tế bào này được nuôi cấy trong một môi trường đặc biệt để chúng được nhân lên, rồi nó được ghép vào nơi thiếu hụt sụn khớp.
Kỹ thuật này bao gồm nhiều công đoạn: Đầu tiên là tiến hành nội soi khớp để xác định vị trí sụn bị tổn thương chuẩn bị cho ghép sụn, lấy một mảnh tổ chức sụn ở vùng khớp không bị tổn thương. Các tế bào sụn được nuôi cấy trong một môi trường giàu dinh dưỡng, có các yếu tố tăng trưởng đặc biệt trong vài tuần và các tế bào này được nhân lên nhiều lần về số lượng. Sau đó các tế bào sụn được cấy ghép vào vị trí sụn bị thiếu hụt và phải mất vài tháng, các tế bào sụn này mới chuyển thành tổ chức sụn bình thường. Kỹ thuật này mới được sử dụng ở một số trung tâm lớn ở các nước phát triển.
Gần đây, các nhà khoa học vừa công bố kết quả rất khả quan về khả năng tái tạo của tế bào sụn khớp (trong môi trường nuôi cấy đặc biệt) của bệnh nhân thoái hóa khớp nặng đòi hỏi phải thay khớp, mở ra triển vọng lớn cho hướng điều trị căn bệnh này trong tương lai.
Theo Sức Khoẻ&Đời Sống Ref. CIMSI

25/01/2008

Project HOPE with Navy Missions

Navy Missions: View Photos of Volunteers at Work
The first rotation of Project HOPE volunteers boarded the USNS Comfort this month on a 12-city, 12-country humanitarian assistance mission to Central and South America.
Project HOPE volunteers began their service in Belize, treating patients in medical clinics on land as well as performing operations at sea. Volunteers have also conducted medical training and medical supplies and medicines have been donated to Belize's hospitals and clinics.
The USNS Comfort mission is just one of three missions that Project HOPE will partner with the U.S. Navy this year. Staffed with Project HOPE volunteer doctors, nurses and other health care professionals, the U.S. Navy hospital ship Comfort will visit coastal communities in Belize, Guatemala, Panama, Nicaragua, El Salvador, Peru, Ecuador, Colombia, Haiti, Trinidad & Tobago, Guyana and Surinam. Project HOPE will send 88 volunteers on this mission, in four rotations, each lasting approximately 23 days, to help treat an expected 85,000 patients – including 55,000 children.

Later this summer, the USS Peleliu will visit Southeast Asia including coastal communities in Vietnam (where the SS HOPE sailed during the second half of its maiden voyage in 1960), Papua New Guinea, the Solomon Islands and the Marshall Islands. HOPE will send 63 volunteers on this mission, serving in three rotations, each lasting up to 19 days. In the fall, Project HOPE will accompany the Navy to West Africa.

Along with the volunteer support, Project HOPE is seeking to provide an estimated $6 million worth of donated medicines (including vaccines, antibiotics and basic supplies) in support of each operation.
The humanitarian voyages with the U.S. Navy will be similar in scope to the two previous joint missions - the 2005 Tsunami Response, which provided direct medical support on the ship and ashore to the victims of the December 2004 tsunami and the 2006 Mission of HOPE and Mercy which revisited the area to provide medical help and expertise to those still suffering from the effects of the tsunami.
Dr. Nick Morris, a surgeon, and his wife, Madelyn, a certified registered nurse specializing in surgery assistance, volunteered on the 2006 Mission of HOPE and Mercy. He is volunteering again this summer aboard the Comfort. Dr. Morris describes his volunteer mission with HOPE as life changing.

“It was really like I was closing the loop on my childhood ambitions for becoming a doctor,” Dr. Morris said. “I felt like this was something I had been looking for all my life and God said, ‘Here, this is my gift to you.”’
This unique public-private partnership distinctly recalls the days of the SS HOPE hospital ship, and represents a rebirth of the volunteer spirit on which Project HOPE was founded 49 years ago. During its 14 years of service, from 1960 to 1974, the SS HOPE, staffed by medical volunteers, made 11 voyages to countries around the world – including several of those scheduled for visits by the Comfort and Peleliu this year (Vietnam, Peru, Ecuador, Nicaragua and Colombia). When it was retired, the SS HOPE had become a symbol of American goodwill and compassion.
Check back for regular updates on our missions. (Ref. http://www.projecthope.org/headlines/view.asp?id=12387991)

Biến chứng cơ xương khớp của bệnh đái tháo đường

TS. Đào Hùng Hạnh (Bệnh viện Bạch Mai)
(Cập nhật: 11/1/2008)
Đái tháo đường (ĐTĐ) đang gia tăng hằng năm trên thế giới kể cả ở nước phát triển và nước đang phát triển. Kéo theo hậu quả của nó là hàng loạt các biến chứng nguy hiểm, trong đó biến chứng cơ, xương, khớp là những biến chứng điển hình. Không chỉ kiểm soát đường huyết tốt mà người bệnh cần biết đến các biến chứng này để phòng ngừa.
Bệnh lý khớp ở người ĐTĐ
Viêm sụn khớp ở người đái tháo đường
Còn gọi là bệnh lý khớp do nguyên nhân thần kinh, hay bệnh Charcot, đây là thể nặng của thoái hóa khớp, phá hủy khớp nhanh và nhiều, hậu quả của giảm và mất cảm giác tại khớp, gây ra các chấn thương liên tiếp, lặp đi lặp lại nhiều lần. Biểu hiện này hiếm gặp, thường ở bệnh nhân bị bệnh đã lâu. Khám lâm sàng phát hiện các dấu hiệu của bệnh lý thần kinh ngoại biên, da có thể thay đổi như đỏ tím, phù nề, tăng sắc tố, tổ chức phần mềm bao phủ khớp có thể bị viêm, loét, khớp bị lỏng lẻo và biến dạng. Các dấu hiệu Xquang thường nhẹ hơn so với các dấu hiệu lâm sàng. Tùy vào mức độ bệnh mà có thể thấy các tổn thương như bán trật khớp, các mảnh xương, tiêu xương, phản ứng màng xương, biến dạng, dính khớp... Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác như nhiễm khuẩn, viêm tắc tĩnh mạch sâu... Điều trị biến chứng này khá phức tạp, chủ yếu là đi giày dép chỉnh hình, chăm sóc, vệ sinh thật tốt kết hợp với kiểm soát tốt đường máu.
Thoái hóa khớp: Người ta chưa chứng minh rõ ràng rằng ĐTĐ là yếu tố nguy cơ của thoái hóa khớp. Tuy nhiên, khoa học đã xác nhận rằng béo phì là yếu tố nguy cơ quan trọng của cả ĐTĐ và thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp có thể gặp ở cả khớp lớn và khớp nhỏ.
Biểu hiện ở cơ
Biến chứng bàn chân
Tổn thương viêm loét hoại tử đầu chi do tổn thương vi mạch gây loét, hoại tử, viêm xương, nhiễm khuẩn huyết là một biến chứng rất nặng của bệnh ĐTĐ. Cần phải kiểm soát tốt đường huyết và chăm sóc vệ sinh bàn chân thật tốt, theo dõi màu sắc da cẩn thận, đi giày dép chỉnh hình thích hợp. Bệnh nhân phải đi dép, giày mềm thường xuyên, tránh va đập. Nhồi máu trong cơ là một biến chứng hiếm gặp. Biến chứng này thường tự phát, không có tiền sử chấn thương, hay gặp ở bệnh nhân không được điều trị tốt với nhiều biến chứng mạch máu, thần kinh. Biểu hiện lâm sàng là đau đột ngột, dữ dội và sưng nề vùng cơ bị nhồi máu (thường ở đùi hoặc cẳng chân). Men cơ (CPK) có thể bình thường hoặc tăng nhẹ. Cần chẩn đoán phân biệt với khối u, viêm cơ, áp - xe cơ, cốt tủy viêm, viêm tắc tĩnh mạch sâu. Chụp cộng hưởng từ thấy tăng tín hiệu trên tần số T2. Sinh thiết cơ thấy cơ bị phù nề và hoại tử. Điều trị bằng thuốc giảm đau và nghỉ ngơi, các triệu chứng sẽ hết sau vài tuần.
Teo cơ ĐTĐ do thiếu máu nuôi dưỡng cơ gây nên tình trạng mỏi cơ và đau. Thường gặp ở bệnh nhân trên 50 tuổi, biểu hiện bằng đau, yếu cơ và teo cơ gốc chi như cơ thắt lưng chậu, cơ tứ đầu đùi, cơ khép đùi gây khó khăn khi thực hiện một số động tác như đứng lâu, chuyển từ tư thế ngồi sang đứng hay lên thang gác.
Biểu hiện ở xương
Hội chứng tăng tạo xương lan tỏa nguyên phát (DISH) hay bệnh Forestier, đặc trưng bởi tình trạng loạn sản, canxi hóa dây chằng cột sống kết hợp với hình thành các gai xương. Tuy nhiên khe đĩa đệm, khớp mỏm sau và khớp cùng-chậu đều bình thường. Đoạn cột sống ngực là vùng hay bị tổn thương nhất, và ở bệnh nhân týp 2, béo phì, ngoài ra có thể gặp vôi hóa ở các vị trí khác. Triệu chứng thường gặp là đau, hạn chế vận động, cứng vùng gáy và lưng. Điều trị bằng các thuốc NSAID, giãn cơ, giảm đau và vật lý trị liệu.
Tình trạng loãng xương: thường gặp ở bệnh nhân týp 1, người gầy. Những bệnh nhân týp 2 thường béo nên khối xương ít thay đổi.
Tóm lại: ĐTĐ gây ra rất nhiều biến chứng đối với bộ máy vận động, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Hầu hết các biến chứng này có thể điều trị được, nhưng chúng thường bị bỏ qua hoặc đánh giá, điều trị không đúng trong thực hành hằng ngày. Nâng cao ý thức và hiểu biết về bệnh, điều trị đúng sẽ giúp cho người bệnh hoàn toàn có thể tự lập được trong công việc và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. (http://www.suckhoedoisong.vn/details.asp?Object=71133788&News_ID=11158122)

Nguy cơ mất chi do gãy cẳng chân

ThS. Trần Quốc An
(Cập nhật: 16/1/2008)
Xương chày hay bị gãy nhất trong các thân xương dài, chiếm tỷ lệ khoảng 18 % các loại gãy xương. Gãy xương cẳng chân dễ bị gãy hở, gãy nhiều mảnh và tổn thương phần mềm nặng. Nếu bị gãy đầu trên xương có các biến chứng mạch máu dẫn đến nguy cơ mất chi; Nếu gãy đầu dưới xương, vì mạch máu nuôi nghèo nàn nên xương chậm liền, hay bị khớp giả.
Xương chày hay bị gãy nhất trong các thân xương dài, chiếm tỷ lệ khoảng 18 % các loại gãy xương. Gãy xương cẳng chân dễ bị gãy hở, gãy nhiều mảnh và tổn thương phần mềm nặng. Nếu bị gãy đầu trên xương có các biến chứng mạch máu dẫn đến nguy cơ mất chi; Nếu gãy đầu dưới xương, vì mạch máu nuôi nghèo nàn nên xương chậm liền, hay bị khớp giả.
Xương cẳng chân có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
Hình ảnh gãy xương cẳng chân (xương chày và xương mác) trên phim Xquang.
Cẳng chân gồm hai xương: xương chày và xương mác, xương chày ở phía trong là chính, xương mác nằm ngoài là phụ. Xương chày là xương chịu áp lực chính từ thân người, nên khi chấn thương dễ gãy. Xương mác là xương dài, mảnh, cũng chịu áp lực lớn của trọng lượng cơ thể nên cũng dễ gãy do chấn thương. Xương chày, sát da, đầu trên to, hơi cong ra ngoài; đầu dưới nhỏ, hơi cong vào trong; đặc điểm của thân xương chày 2/3 trên lăng trụ tam giác, 3 mặt (trước ngoài - trong và sau), 1/3 dưới hình tròn, giao điểm là điểm yếu của xương. Mạch máu nuôi xương chày rất nghèo, càng xuống đầu dưới càng nghèo, nên gãy khó liền. Các cơ cẳng chân phân bố không đều, mặt trong cẳng chân không có cơ che phủ, xương chày nằm ngay dưới da. Mặt ngoài và mặt sau có nhiều cơ che phủ. Vì thế khi gãy 2 xương cẳng chân thường có di lệch gập góc ra ngoài và ra sau; đầu gãy thường chọc thủng da ở mặt trước trong. Lớp da vùng cẳng chân sát xương, kém đàn hồi, nên khi gãy xương, da dễ bị bầm giập, hoại tử.
Nguyên nhân nào làm gãy xương cẳng chân?
Do chấn thương trực tiếp: Tổn thương phần mềm là vết thương hở, bẩn; đường gãy thường ngang ở nơi bị va chạm, hai xương gãy ngang mức nhau, tổn thương phức tạp; Do chấn thương gián tiếp: thường do ngã, cẳng chân bị bẻ hoặc xoay làm gãy xương. Hay gãy chéo xoắn nơi xương bị yếu (chỗ nối 1/3 giữa và 1/3 dưới) hai xương gãy có thể cùng hoặc không ngang mức. Đường gãy: ngang, chéo vát, nhiều mảnh rời, 3 đoạn... Có thể có di lệch chồng, di lệch mở góc ra ngoài và ra sau, di lệch sang bên và di lệch xoay.
Biểu hiện khi gãy xương cẳng chân: Ngay sau chấn thương có điểm đau chói tại vùng tổn thương, mất vận động hoàn toàn, biến dạng chi, đo độ dài tuyệt đối và tương đối chi gãy ngắn hơn bên lành, trục chi lệch khi gãy có di lệch bàn chân đổ ngoài; lạo xạo xương gãy, cử động bất thường, có thể có mất hay giảm mạch mu chân. Chụp Xquang 2 tư thế thẳng và nghiêng, chụp toàn bộ cẳng chân lấy cả 2 khớp gối và khớp cổ chân thấy hình ảnh gãy xương.
Những biến chứng khi gãy xương cẳng chân: Biến chứng sớm có thể gặp là sốc, nhất là gãy xương hở; tổn thương mạch máu, thần kinh; chèn ép khoang; rối loạn dinh dưỡng; nhiễm khuẩn, nguy hiểm nhất là hoại thư và hoại thư sinh hơi. Ở giai đoạn muộn có thể gặp các biến chứng như: nhiễm khuẩn phổi, tiết niệu, loét điểm tỳ, chậm liền xương, khớp giả, can lệch, rối loạn dinh dưỡng muộn, teo cơ, hạn chế vận động khớp cổ chân, khớp gối...
Các phương pháp điều trị
Bảo tồn: bó bột ngay nếu gãy không hoặc ít di lệch; Gãy kiểu cành tươi ở trẻ em; bó bột có rạch dọc từ 1/3 trên đùi tới bàn chân, gối gấp nhẹ 7-10 độ. Để bột 5-7 ngày hết nề thì quấn băng tăng cường và để bột 8-10 tuần. Với trường hợp gãy ngang, sau 2 tuần bó bột cho tập đi. Gãy chéo xoắn thì sau 4 tuần mới tập đứng và đi có tỳ nén; nắn chỉnh trên khung nắn Bohler rồi bó bột khi gãy kín 2 xương cẳng chân có đường gãy ngang hay chéo vát. Trường hợp đến muộn, chi sưng nề lớn, cần xuyên đinh kéo liên tục qua xương gót, sau 7-10 ngày mới nắn chỉnh trên khung Bohler rồi bó bột.
Phẫu thuật, áp dụng với các trường hợp: gãy hở, gãy kín có tổn thương mạch máu và thần kinh và biến chứng chèn ép khoang, gãy mà nắn chỉnh không đạt yêu cầu, gãy không vững, di lệch lớn. Kết hợp xương bên trong: Đóng đinh nội tủy Kuntscher, đinh Rush. Đóng đinh xuôi dòng. Đinh nội tủy có chốt: loại đinh hay dùng là TWX, SIGN. Ưu điểm của phương pháp là không mở vào ổ gãy, ít nguy cơ nhiễm khuẩn tạo điều kiện cho liền xương thuận lợi hơn. Kết hợp xương bằng nẹp vít: gãy mở từ độ IIIA; gãy mở đến muộn; gãy kín có tổn thương phần mềm xấu. Ưu điểm là cố định ổ gãy vững chắc, phục hồi hình thể giải phẫu, tập vận động sớm. Nhược điểm: do phải lóc cốt mạc rộng nên ảnh hưởng tới nguồn nuôi dưỡng của ổ gãy. Khoan nhiều lỗ trên xương lành để bắt vít nên có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Kết hợp xương bằng khung cố định ngoài với các trường hợp: gãy hở từ độ IIIA trở đi; gãy hở đến muộn; gãy kín tình trạng phần mềm xấu; gãy hở nhiễm khuẩn. Loại khung cố định ngoài hay dùng: cọc ép ren ngược chiều, khung của F.E.S.S.A, khung của Ilizarov. (http://www.suckhoedoisong.vn/details.asp?Object=71133788&news_ID=16158420)

08/01/2008

Năm 2007, Việt Nam đã có bước tiến dài trong vấn đề người khuyết tật

Ngày 4/1/2008, tại Hà Nội, Văn phòng Điều phối các hoạt động Hỗ trợ người tàn tật Việt Nam (NCCD) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2007 và thông qua nhiệm vụ năm 2008. Đến dự có Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đàm Hữu Đắc; bà Nguyễn Thị Xuân Mỹ, Chủ tịch Hội Bảo trợ Người tàn tật Việt Nam; ông Lương Phan Cừ, Phó Chủ nhiệm ủy ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội cùng nhiều đại diện các tổ chức của/vì người khuyết tật (NKT).
Trong báo cáo trình bày trước hội nghị, ông Nghiêm Xuân Tuệ, Giám đốc NCCD cho biết, năm 2007, kinh tế nước ta tăng trưởng cao với chỉ số GDP đạt 8,5% và Chương trình xoá đói giảm nghèo thành công đã tác động trực tiếp đến đối tượng là NKT. Liên quan đến lĩnh vực NKT, trong năm có những sự kiện tiêu biểu như Công ước quốc tế về Quyền của NKT được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào tháng 12/2006 đã được 120 quốc gia ký tham gia, ngày 22/10/2007, Việt Nam đã ký Công ước này. Đến nay, có 14 nước phê chuẩn Công ước; ủy ban Kinh tế – Xã hội Liên hợp quốc khu vực châu á - Thái Bình Dươngg tiến hành Hội nghị cấp cao liên Chính phủ khu vực đánh giá giữa Thập kỷ thứ II về NKT và thông qua Biwako +5 gồm những mục tiêu và chỉ số cho 5 năm cuối thập kỷ (2008-2012); NCCD kỷ niệm 7 năm thành lập. Tiếp đó, ông Tuệ cũng đè cập tới một số kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2007 của NCCD, bao gồm: - Điều phối, thúc đẩy các Bộ, ngành hữu quan thực hiện BMF/NAP: hỗ trợ NKT thành lập tổ chức của mình thông qua việc xúc tiến chuẩn bị thành lập Hiệp hội NKT Việt Nam. Đồng thời, có văn bản hướng dẫn quy trình thành lập Hội NKT cấp tỉnh, huyện, xã; Phối hợp với Hội NKT Hà Nội, Hiệpohoij sản xuất, kinh doanh của NKT và một số tổ chức liên quan thực hiện hiệu quả các chương trình mít tinh, giao lưu và sàn giao dịch việc làm của NKT; Triển khai thực hiện Chương trình nhắn tin nhân ái -10.000 máy tính dành cho NKT… - Tiếp nhận thông tin quốc tế liên quan đến tình hình NKT, làm đầu mối để các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ liên hệ về lĩnh vực này thông qua các Hội nghị cấp cao liên Chính phủ tại Thái Lan, Hội nghị toàn cầu Tổ chức NKT quốc tế tại Hàn Quốc, tiếp và làm việc với đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức NGOs đang hoạt động tại Việt Nam về lĩnh vực NKT. - Truyền thông nâng cao nhận thức về lĩnh vực NKT. Đây là hoạt động mà bà Nguyễn Thị Xuân Mỹ đánh giá rất cao, vì theo bà, mặc dù chúng ta đã nói nhiều về quyền của NKT nhưng hầu như chỉ dừng lại ở sự thương cảm, ban phát nhân đạo, nhưng đến thời điểm này, nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành, các tổ chức có ủy viên NCCD và công tác truyền thông sâu rộng đến mọi đối tượng trong xã hội mà vấn đề NKT được nhìn nhận trên phương diện quyền, nghĩa là đã cộng thêm vấn đề trách nhiệm của toàn xã hội đối với NKT. - Thực hiện hoạt động hợp tác tiểu vùng, NCCD đã tổ chức chương trình giao lưu NKT 4 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, Việt Nam về vấn đề đào tạo nghề, việc làm và tiếp cận du lịch. - Hợp tác quốc tế: đề xuất dự án “Nâng cao nhận thức của toàn xã hội, gồm cả NKTvề quyền của NKT Việt Nam trong khuôn khổ Công ước quốc tế về NKT”; thực hiện thoả thuận hợp tác với CRS; thực hiện dự án “Hệ thống giám sát và đánh giá quốc gia BMF tại Việt Nam”; thực hiện thoả thuận hợp tác với Hội Trợ giúp người tàn tật Việt Nam (VNAH). Nhìn chung, năm 2007, NCCD đã thực hiện được nhiều hoạt động lớn, nổi bật, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ban ngành hữu quan. NCCD đã thực hiện có hiệu quả vai trò điều phối, cơ quan tham mưu cho các cơ quan quản lý Nhà nước, tiếp nhận nhiều thông tin trong nước và quốc tế, nâng cao nhận thức của toàn xã hội, góp phần thay đổi nhận thức tích cực về quyền của NKT, giảm thiểu kỳ thị trong xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và việc làm. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Đàm Hữu Đắc đã đánh giá cao vai trò của NCCD. Thứ trưởng nhấn mạnh, trong năm 2008, các đơn vị phải tập trung “giải mã” nhiều vấn đề hiện nay vẫn là rào cản đối với NKT, chưa tạo được sự bình đẳng thật sự cho NKT. Thứ trưởng mong muốn thời gian tới, NCCD tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, ngày càng vững mạnh, đáp ứng được nguyện vọng và nói lên tiếng nói của đông đảo NKT, một bộ phận gắn liền với xã hội chúng ta. Trong năm 2008, các Bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực NKT như Bộ Nội vụ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Xây dựng… sẽ tiến hành, thực hiện đồng bộ những nhiệm vụ thuộc 7 lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, NCCD cũng đề nghị các ủy viên phối hợp để thực hiện một số hoạt động: thúc đẩy các cơ quan hữu quan thực hiện chương trình, kế hoạch liên quan đến lĩnh vực NKT; hỗ trợ NKT thành lập Hiệp hội NKT Việt Nam; thực hiện thoả thuận hợp tác đã ký kết với các tổ chức quốc tế; đẩy mạnh công tác truyền thông; chuẩn bị đề án thành lập ủy ban quốc gia về NKT… Đăng Doanh (Tạp chí LĐXH)

Đời Sống-Gia Đình (VietBao VN)

Vui Cười (VietBao VN)

SƯU TẦM ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN SỨC KHOẺ:

Tư vấn miễn phí:

* Điện thoại của đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567 hoặc chương trình Cửa sổ tình yêu (04) 3 8262625 để được tư vấn miễn phí.
* Phòng tư vấn sức khỏe sinh sản Bệnh viện Từ Dũ TPHCM với các chương trình tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước, trong và sau sinh miễn phí dành cho các ông bố, bà mẹ: điện thoại (08) 3 8395117 (số nội bộ 368).
* Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng tại Bình Định: (có tư vấn về phòng chống HIV/AIDS): Địa chỉ liên hệ với Trung tâm Tư vấn sức khỏe cộng đồng: 419 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn vào tất cả các ngày trong tuần (trừ chủ nhật). ĐT: (056): 3 811 466. Trung tâm tư vấn HIV/AIDS miễn phí tại: + Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng - Bệnh viện Lao: ĐT (056) 3 748 922; + Phòng khám số 3 (936- 938 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn: ĐT (056): 3 792 476.
* Phòng tư vấn sức khỏe miển phí tại Trung tâm Y tế Quận 1 TP.HCM với trên 20 bác sĩ thuộc các chuyên khoa tham gia tham vấn sức khỏe trực tiếp hoặc qua điện thoại số (08) 3 8206544.
* Chương trình VTV1 "Sức khoẻ là vàng", phát sóng vào 18h ngày Chủ nhật và phát lại vào 15h Thứ 4 tuần kế tiếp: Số điện thoại nóng của chương trình là 1900561225.
* Chương trình VTV2 “Sức khoẻ cho mọi người”, phát sóng vào 17h30 ngày Thứ 3 hàng tuần và phát lại vào 12h trưa hôm sau.
* Trung tâm tư vấn ung thư Can Hope (Singapore) tại Hà Nội: 04. 3 7472729 / 04. 3 7472730
* Khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống là chương trình do BV Nguyễn Tri Phương (468 Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM) thực hiện vào lúc 13g30 thứ sáu hằng tuần.
Bệnh nhân có nhu cầu đăng ký qua số ĐT: 39234332 (xin số 895).


Khác:

* Bệnh nhân nam giới có nhu cầu khám và tư vấn các bệnh lý Nam khoa, vui lòng đăng ký tại BVĐH Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P11, Q5.:
1. Phòng khám Nam khoa. Điện thoại: (08) 3 8554269 (số 265) 2. Bộ phận chăm sóc khách hàng. Điện thoại: (08) 3 4051010- 3 4051212

*Ttư vấn “Bệnh loét dạ dày-tá tràng” liên hệ Phòng khám tiêu hóa - bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, xin vui lòng đăng ký qua số điện thoại: 08. 3 4051010, 3 4051212, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, bộ phận Chăm sóc khách hàng.

* Câu lạc bộ phòng chống Hen Hà nội, Hội Hen DU & MDLS Việt nam 04.3 9438933

* Các địa chỉ khác tại: http://shelove.biz/thong-tin-tu-van

* Tham khảo chữa rắn cắn: Địa chỉ liên hệ của ông Tần: Lê Văn Tần - xóm 6 xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Điện thoại: 0972.901.089.

Người theo dõi