Google

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2007

Bệnh viêm khớp do thuốc

TS.BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc (Khoa khớp Bệnh viện Bạch Mai)
(Cập nhật: 17/9/2007)

Nhiều loại thuốc có thể gây viêm khớp, với các biểu hiện tại chỗ hay kèm theo các biểu hiện hệ thống. Ví dụ kinh điển như thuốc lợi tiểu có thể gây ra các cơn gút cấp hay thuốc chẹn beta giao cảm có thể nên luput do thuốc. Tuy nhiên viêm khớp do dùng interferon alpha hay viêm mạch do thuốc vẫn còn ít được biết tới. Nếu biết rằng thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây viêm khớp thì có thể giải quyết được viêm khớp rất thuận lợi khi ngừng thuốc là nguyên nhân.
Các loại thuốc gây viêm khớp
Tổn thương khớp bàn tay do viêm.
Người ta đã thống kê được 32 thuốc có thể gây nên hay khởi động viêm khớp. Đầu tiên phải kể đến một số loại thuốc kháng sinh như trimethoprim, ampicillin, norfloxacin, perfloxacin, isoniazid. Một số thuốc chống virut cũng nằm trong danh sách này như zinovudin, interferon. Sau đó là một số loại vaccin được sử dùng rộng rãi hiện nay, đặc biệt là vaccin viêm gan B. Ngoài ra một số thuốc khác cũng có thể gây viêm khớp như retinoid, acid hyaluronic, cortivalzol, quinidin, symvastatin...
Đặc điểm viêm khớp do dùng một số loại thuốc
- Tổn thương khớp do dùng thuốc kháng sinh quinolon
Tổn thương khớp hiếm gặp nhưng có biểu hiện rõ hơn khi dùng pefloxacin. Các khớp bị tổn thương thường là cổ tay, khớp gối và cổ chân, thường xảy ra sau hai tuần điều trị. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy fluoroquinolon có tác dụng có hại lên sợi collagen và proteoglycan của sụn khớp. Các biểu hiện khớp quan sát thấy trong 1,3% bệnh nhân. Các biểu hiện đau khớp hay đau cơ khá thường gặp. Ở một số bệnh nhân phát triển viêm khớp thực sự, có thể có tràn dịch khớp. Tuy nhiên không có hội chứng viêm sinh học và Xquang khớp bình thường. Ngoài ra dùng kháng sinh nhóm quinolon còn có nguy cơ bị viêm gân. Tỷ lệ viêm gân Achille do thuốc là 1,5%, đứt gân là 0,08%. Sau 60 tuổi, nguy cơ tương đối của viêm gân Achille tăng lên từ 3,2 lần trong trường hợp dùng quinolon đơn độc, đến 6,2 lần khi kết hợp với corticoid. Sử dụng kết hợp này nên tránh ở người cao tuổi và chỉ dùng khi không còn giải pháp nào khác.
- Tổn thương khớp do dùng interferon
Interferon alpha được dùng rộng rãi trong điều trị viêm gan B và C, cũng như trong ung thư (leuxemi kinh dòng tủy, một số loại u lympho, ung thư thận, u sắc tố da ác tính, đa u tủy xương). Dưới tác dụng của interferon alpha có thể xuất hiện các bệnh tự miễn của tuyến giáp, thiếu máu huyết tán, giảm tiểu cầu tự miễn, hội chứng luput. Viêm khớp hiếm gặp, chỉ mới báo cáo khoảng vài chục trường hợp, thường là viêm đa khớp đối xứng, đau khớp đơn thuần, hay viêm một hoặc vài khớp. Tốc độ máu lắng tăng cao trong 1/3 trường hợp, kháng thể kháng nhân dương tính trong 3/4 trường hợp. Nếu các triệu chứng nhẹ thì có thể duy trì dùng interferon, kết hợp với thuốc chống viêm không steroid hay thậm chí corticoid. Nếu dừng interferon thì tiến triển bệnh khớp thuận lợi gặp trong khoảng 3/4 các trường hợp. Trong trường hợp dùng lại interferon, dấu hiệu khớp tái phát trong 2/3 trường hợp. Trong nghiên cứu của Nesher, sử dụng prednison và hydroxychloroquin cho phép phòng được tái phát khi dùng lại interferon. Viêm đa khớp do dùng interferon beta chỉ gặp trong vài trường hợp, mặc dù được dùng rộng rãi trong xơ cứng cột bên thành mảng, chủ yếu trên cơ địa di truyền, có HLA DR B1*404.
- Viêm khớp do dùng vaccin viêm gan B và vaccin khác
Sau khi tiêm vaccin viêm gan B có thể thấy nhiều biểu hiện viêm khớp ở các mức độ khác nhau. Đau khớp đơn thuần gặp trong ít hơn 1% trường hợp. Viêm vài khớp hay viêm đa khớp hiếm gặp hơn. Các triệu chứng khởi phát từ 1 - 4 tuần sau mũi tiêm đầu tiên hay mũi thứ hai. Đau khớp biến mất sau vài tuần hay vài tháng khi dùng thuốc chống viêm không steroid. Người ta ghi nhận một số trường hợp xuất hiện viêm khớp dạng thấp sau tiêm vaccin viêm gan B, nhưng vẫn chưa biết đó là nguyên nhân hay trùng hợp ngẫu nhiên, hay tiêm vaccin chỉ là yếu tố khởi động trên một cơ địa mẫn cảm.
- Viêm khớp sau khi tiêm nội khớp acid hyaluronic
Phản ứng viêm khớp gặp trong 2-4% bệnh nhân, thường từ mũi tiêm thứ hai, xuất hiện vài giờ đến 24 giờ sau khi tiêm. Khớp gối sưng và đau. Điều trị tương tự như trên, trong một số trường hợp có thể dùng tiêm nội khớp corticoid có thể làm giảm nhanh chóng các triệu trứng. Tuy nhiên các lần tiêm sau vẫn có thể hoàn toàn bình thường. Có nhiều nguyên nhân giải thích hiện tượng này. Đó là phản ứng của hệ miễn dịch chống lại các yếu tố ngoại lai tiêm vào, kích thích trực tiếp các chất trung gian gây viêm, di chuyển bạch cầu, lắng đọng tinh thể pyrophosphat calci, giảm thải tiết dịch khớp do thuốc làm tăng độ nhớt của dịch khớp, kích thích phần mềm cạnh khớp do không tiêm vào trong khớp gây phản ứng tạo u hạt.
- Tổn thương khớp do dùng thuốc retinoid
Retinoid được dùng rộng rãi trong điều trị vảy nến. Riêng ở Pháp chỉ có acitretin, dẫn chất hoạt tính của etretinat, hiện nay là thuốc duy nhất được dùng. Khi dùng thuốc có thể xuất hiện đau khớp, chứ không thấy viêm khớp hay viêm đa khớp thực sự. Tuy nhiên khi dùng thuốc kéo dài có thể thấy xuất hiện gai xương đốt sống, khuỷu tay, khớp gối, vai, cổ chân. Một số trường hợp viêm khớp quan sát thấy khi dùng isotretinoid, thuốc dành cho điều trị trứng cá mức độ nặng.Tóm lại hiện nay các thông tin về thuốc đăng tải trên các tạp chí và internet giúp có thể tra cứu dễ dàng các tác dụng phụ của thuốc. Điều đó thực sự bổ ích cho các bác sĩ khi kê toa cũng như theo dõi và dự phòng được tác dụng phụ của thuốc có thể phát sinh trong quá trình điều trị

Không có nhận xét nào:

Đời Sống-Gia Đình (VietBao VN)

Vui Cười (VietBao VN)

SƯU TẦM ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN SỨC KHOẺ:

Tư vấn miễn phí:

* Điện thoại của đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567 hoặc chương trình Cửa sổ tình yêu (04) 3 8262625 để được tư vấn miễn phí.
* Phòng tư vấn sức khỏe sinh sản Bệnh viện Từ Dũ TPHCM với các chương trình tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước, trong và sau sinh miễn phí dành cho các ông bố, bà mẹ: điện thoại (08) 3 8395117 (số nội bộ 368).
* Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng tại Bình Định: (có tư vấn về phòng chống HIV/AIDS): Địa chỉ liên hệ với Trung tâm Tư vấn sức khỏe cộng đồng: 419 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn vào tất cả các ngày trong tuần (trừ chủ nhật). ĐT: (056): 3 811 466. Trung tâm tư vấn HIV/AIDS miễn phí tại: + Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng - Bệnh viện Lao: ĐT (056) 3 748 922; + Phòng khám số 3 (936- 938 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn: ĐT (056): 3 792 476.
* Phòng tư vấn sức khỏe miển phí tại Trung tâm Y tế Quận 1 TP.HCM với trên 20 bác sĩ thuộc các chuyên khoa tham gia tham vấn sức khỏe trực tiếp hoặc qua điện thoại số (08) 3 8206544.
* Chương trình VTV1 "Sức khoẻ là vàng", phát sóng vào 18h ngày Chủ nhật và phát lại vào 15h Thứ 4 tuần kế tiếp: Số điện thoại nóng của chương trình là 1900561225.
* Chương trình VTV2 “Sức khoẻ cho mọi người”, phát sóng vào 17h30 ngày Thứ 3 hàng tuần và phát lại vào 12h trưa hôm sau.
* Trung tâm tư vấn ung thư Can Hope (Singapore) tại Hà Nội: 04. 3 7472729 / 04. 3 7472730
* Khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống là chương trình do BV Nguyễn Tri Phương (468 Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM) thực hiện vào lúc 13g30 thứ sáu hằng tuần.
Bệnh nhân có nhu cầu đăng ký qua số ĐT: 39234332 (xin số 895).


Khác:

* Bệnh nhân nam giới có nhu cầu khám và tư vấn các bệnh lý Nam khoa, vui lòng đăng ký tại BVĐH Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P11, Q5.:
1. Phòng khám Nam khoa. Điện thoại: (08) 3 8554269 (số 265) 2. Bộ phận chăm sóc khách hàng. Điện thoại: (08) 3 4051010- 3 4051212

*Ttư vấn “Bệnh loét dạ dày-tá tràng” liên hệ Phòng khám tiêu hóa - bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, xin vui lòng đăng ký qua số điện thoại: 08. 3 4051010, 3 4051212, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, bộ phận Chăm sóc khách hàng.

* Câu lạc bộ phòng chống Hen Hà nội, Hội Hen DU & MDLS Việt nam 04.3 9438933

* Các địa chỉ khác tại: http://shelove.biz/thong-tin-tu-van

* Tham khảo chữa rắn cắn: Địa chỉ liên hệ của ông Tần: Lê Văn Tần - xóm 6 xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Điện thoại: 0972.901.089.

Người theo dõi