Google

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2007

Cách để phòng và chữa trị bệnh loãng xương ở người cao tuổi

8:30, 09/10/2007
GS-BS Christian Roux - nhà Thấp khớp học tại BV Cochin - Cộng hòa Pháp - đồng tác giả sách "Chứng loãng xương" (La ostéoropose) - NXB BASH - Paris, giới thiệu những hiểu biết sơ bộ về nguồn gốc, nguyên nhân, quá trình tiến triển chứng loãng xương và các phương thức đề phòng, chữa trị đã, đang được đưa vào sử dụng cho bệnh nhân đạt hiệu quả tốt.
Chứng loãng xương là một căn bệnh rất phổ biến ở người cao tuổi nhất là ở phụ nữ, từ thời kỳ mãn kinh trở đi. Căn bệnh không chết người nhưng nguy hiểm, tiến triển âm thầm không gây đau đớn khiến người bệnh không hay biết để chữa trị.
Bệnh thường bộc lộ ra từ một ca chấn thương nhiều khi rất nhẹ ở hệ xương: một cú ngã từ tư thế đứng, trượt chân trong phòng tắm, bước hụt cầu thang..., làm gãy xương cổ tay, gãy xương cẳng chân dồn cột sống v.v... khiến người bệnh phải chữa trị dài ngày, phức tạp, có khi bị tật nguyền, để lại di chứng suốt đời, mất khả năng lao động, chất lượng cuộc sống bị giảm sút nghiêm trọng.
Chứng loãng xương xuất hiện khi nào?
Xương là một mô sống (tissu) gồm bởi một “cốt” (matrice) các chất protein chủ yếu là chất collagen trong đó những tinh thể đảm bảo độ bền vững cho xương. Cốt xương đó thường xuyên được đổi mới bởi 2 loại tế bào (TB).
- Những TB tạo cốt xương: ostéoblastes cấu tạo ra nó và vôi hóa nó.
- Các TB hủy cốt xương: ostéoclastes, ngược lại phá hủy nó.
Hoạt động phá hủy này là bắt buộc vì nó cho phép sự đổi mới các mô xương, giúp xương thích ứng tốt với mọi va chạm, dồn nén...
Chứng loãng xương xuất hiện khi những khả năng phá hủy vượt quá khả năng xây dựng. Khi đó xương trở nên xốp sẽ dễ bị gãy hoặc rạn vỡ "tức khắc" hoặc "dần dần", sau mỗi chấn thương nhỏ nhất... Người ta ước lượng khoảng 30%-40% những người trên 50 tuổi sẽ bị loãng xương cho đến cuối đời.
Các yếu tố dễ dẫn đến bệnh, Có 7 yếu tố, đó là:
1. Giới tính : Phụ nữ thường bị nhiều hơn nam giới.
2. Di truyền: Các đối tượng có cha, mẹ đã từng bị gãy xương, ví dụ gãy cổ xương đùi, thường có nguy cơ bị loãng xương nhiều hơn.
3. Tuổi tác: Nguy cơ gãy xương xuất hiện sau tuổi 50 và sẽ tăng gấp đôi ở 10 năm sau: ở những phụ nữ mãn kinh sớm.
4. Cân nhẹ: Bệnh thường có ở những người thuộc hạng cân dưới 50kg hoặc có chỉ số khối lượng cơ thể đo bằng tỉ số: Ic = Trọng lượng cơ thể (tính bằng kg)/chiều cao2 (tính bằng mét) <19 (đây là thông số sinh học đối với người Âu - Mỹ, còn đối với Việt Nam và Đông Nam Á thì thấp hơn). 5. Hút thuốc lá: Kể cả hút thường xuyên hoặc mới hút. 6. Dùng các dược phẩm có corticoid kéo dài quá 3 tháng trở lên. 7. Có một số bệnh về nội tiết, về tiêu hóa, thận và hô hấp. Nếu không gặp phải một trong những nhân tố nói trên thì không cần đến máy đo để phát hiện chứng loãng xương nhưng trong trường hợp ngược lại, nhất thiết phải tìm đến máy. Sau một xét nghiệm cho kết quả bình thường, nếu 3-5 năm sau bỗng nhiên xuất hiện một yếu tố rủi ro nào đấy, ví dụ mẹ bạn bị gãy cổ xương đùi thì tốt nhất là bạn nên đi kiểm tra tình trạng, mật độ xương cốt của mình. Bệnh tiến triển thời kỳ đầu rất âm thầm. Mật độ xương giảm dần một cách tất yếu từ tuổi 50, nhưng không gây đau đớn gì. Do đó, nếu có điều kiện, ở lứa tuổi đó các bà, các chị cũng nên tìm cách đi đo mật độ xương ở các cơ sở y tế có chuyên khoa xương. Sự suy giảm mật độ xương là việc rất hệ trọng, thường đi kèm với sự rối loạn về chất lượng xương, khiến bộ xương trở nên mỏng mảnh, rồi thì xuất hiện sự gãy xương đầu tiên. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh tiến triển và làm tăng thêm nguy cơ gãy xương tiếp. Trong những thể nặng hơn, có thể phát hiện tới 3, 4 chỗ gãy. Gãy xương sống, gãy cổ xương đùi là trường hợp nghiêm trọng hơn cả, thường gặp ở những người cao tuổi, sức khỏe kém. Một năm tại Pháp có tới 50 nghìn đến 60 nghìn ca lắp háng giả vì gãy cổ xương đùi! Bệnh loãng xương thường tiến triển qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Mật độ xương không đủ. Đó mới chỉ là một sự cảnh báo, chưa là bệnh. Giai đoạn 2: Mật độ xương thấp, nhưng chưa có gãy xương. Giai đoạn 3: Loãng xương nặng, gây ra một hoặc nhiều vụ gãy xương.
Cách đề phòng và chữa trị bệnh loãng xương:
Có thể phòng ngừa bệnh loãng xương, nhưng cần được tiến hành sớm, ngay từ tuổi trưởng thành để có được “vốn” cứng cáp. Ở giai đoạn này của cuộc đời, có 3 nguyên tắc quan trọng là: 1. Tiêu thụ (qua đường ăn, uống, tiêm truyền...) các sản phẩm giàu canxi, để bổ sung canxi cho cơ thể, trong đó quan trọng nhất là sữa. 2. Tập thể dục hoặc thể chất ít nhất 3 lần/tuần. 3. Không hút thuốc lá. Với các phụ nữ có mật độ xương không quá thấp, chỉ cần ngừng hút thuốc lá, tập thể dục và tập đều đặn, tiêu thụ 3 sản phẩm sữa mỗi ngày, các loại nước khoáng giàu canxi, uống sinh tố D với liều lượng 400-800 đơn vị/ngày, tắm nắng... cũng là điều cần làm trong tất cả các giai đoạn của chứng loãng xương. Với những phụ nữ mà mật độ xương thấp, lại có rối loạn của thời kỳ mãn kinh, bác sĩ có thể chỉ định từng thời kỳ, một phương thức chữa trị nội tiết hỗ trợ, có tác dụng bảo vệ hệ xương, nhưng chống chỉ định đối với các ca đã, đang điều trị ung thư vú. Các phương thức điều trị và dược phẩm đã và đang được sử dụng: ở các giai đoạn cuối của bệnh loãng xương, việc sử dụng thuốc để chữa trị là điều bắt buộc. Tùy theo các hãng bào chế, thuốc chữa loãng xương có nhiều tên gọi khác nhau nhưng về cơ bản, thuộc các nhóm chính sau đây: 1. BI-PHOTSPHONAT: dạng viên uống hàng tuần hoặc hàng tháng, sử dụng trước và sau khi có gãy xương. 2. RALOCXIFEN và TERIPARATIT: dạng tiêm dưới da hàng ngày, trong vòng 18 tháng, có tác dụng lên nguồn tiếp nhận hoócmôn, chỉ định cho các phụ nữ loãng xương, gãy rạn ở cột sống (rachis); cần thận trọng trong việc sử dụng thuốc này với các ca đã mổ ung thư vú. 3. RENALAT STRONG CHIUM: dạng gói nhỏ như gói trà hòa tan (sachets), dùng hàng ngày, có thể dùng trong mọi giai đoạn của bệnh. Dược phẩm và phương thức điều trị mới, sắp được ra đời, bằng đường tiêm truyền hằng năm, một lần duy nhất: Đó là ZOLEĐRONAT, sẽ được phép bán rộng rãi trên thị trường trong những tháng cuối năm nay, có đặc điểm chỉ dùng duy nhất một năm một lần, ở dạng tiêm truyền tĩnh mạch, ngắn, trong vòng 15 phút. Công trình nghiên cứu dược phẩm này đã được thực nghiệm trên 7.000 phụ nữ tại Hoa Kỳ, Anh, Pháp và các nước châu Âu trong vòng 3 năm qua, và được công bố kết quả trên báo Y học Anh mới (New England Journal of Medecin), với 70% các ca gãy cột sống, 40% gãy cổ xương đùi, 20% các ca gãy xương khác đã được giảm bớt. Một dược liệu khác đầy hứa hẹn đang được tìm tòi, nghiên cứu và một phương thức điều trị mới nữa sẽ ra đời. Dược phẩm mới và phương thức điều trị mới sẽ được ra đời dựa trên cơ sở của công trình nghiên cứu mới đây về cơ chế hoạt động của các tế bào xương. Những nhà phát minh đã tìm ra một chất protein có vai trò đồng thời trong sự hình thành và sự hoạt động của các TB phá hủy xương. Họ đã thành công trong việc tạo ra một kháng thể chống lại chất protein này. Dược phẩm đang được thực nghiệm, đánh giá và sẽ được chỉ định tiêm dưới da, 6 tháng/lần. Một công trình nghiên cứu quốc tế rộng rãi tiến hành trên hàng ngàn phụ nữ đang được tiến hành tại Hoa Kỳ, nhiều nước châu Âu, trong đó Pháp giữ vị trí chủ đạo. Những kết quả ban đầu rất đáng khích lệ; thuốc được hấp thụ tốt, ít tác dụng phụ, thời gian sử dụng thuốc ngắn, tác dụng kéo dài, ít phiền hà cho người bệnh. Những kết quả nghiên cứu sẽ được công bố vào năm 2008. Lương Vĩnh Khang (sưu tầm) (Báo ANTG)

Không có nhận xét nào:

Đời Sống-Gia Đình (VietBao VN)

Vui Cười (VietBao VN)

SƯU TẦM ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN SỨC KHOẺ:

Tư vấn miễn phí:

* Điện thoại của đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567 hoặc chương trình Cửa sổ tình yêu (04) 3 8262625 để được tư vấn miễn phí.
* Phòng tư vấn sức khỏe sinh sản Bệnh viện Từ Dũ TPHCM với các chương trình tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước, trong và sau sinh miễn phí dành cho các ông bố, bà mẹ: điện thoại (08) 3 8395117 (số nội bộ 368).
* Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng tại Bình Định: (có tư vấn về phòng chống HIV/AIDS): Địa chỉ liên hệ với Trung tâm Tư vấn sức khỏe cộng đồng: 419 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn vào tất cả các ngày trong tuần (trừ chủ nhật). ĐT: (056): 3 811 466. Trung tâm tư vấn HIV/AIDS miễn phí tại: + Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng - Bệnh viện Lao: ĐT (056) 3 748 922; + Phòng khám số 3 (936- 938 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn: ĐT (056): 3 792 476.
* Phòng tư vấn sức khỏe miển phí tại Trung tâm Y tế Quận 1 TP.HCM với trên 20 bác sĩ thuộc các chuyên khoa tham gia tham vấn sức khỏe trực tiếp hoặc qua điện thoại số (08) 3 8206544.
* Chương trình VTV1 "Sức khoẻ là vàng", phát sóng vào 18h ngày Chủ nhật và phát lại vào 15h Thứ 4 tuần kế tiếp: Số điện thoại nóng của chương trình là 1900561225.
* Chương trình VTV2 “Sức khoẻ cho mọi người”, phát sóng vào 17h30 ngày Thứ 3 hàng tuần và phát lại vào 12h trưa hôm sau.
* Trung tâm tư vấn ung thư Can Hope (Singapore) tại Hà Nội: 04. 3 7472729 / 04. 3 7472730
* Khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống là chương trình do BV Nguyễn Tri Phương (468 Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM) thực hiện vào lúc 13g30 thứ sáu hằng tuần.
Bệnh nhân có nhu cầu đăng ký qua số ĐT: 39234332 (xin số 895).


Khác:

* Bệnh nhân nam giới có nhu cầu khám và tư vấn các bệnh lý Nam khoa, vui lòng đăng ký tại BVĐH Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P11, Q5.:
1. Phòng khám Nam khoa. Điện thoại: (08) 3 8554269 (số 265) 2. Bộ phận chăm sóc khách hàng. Điện thoại: (08) 3 4051010- 3 4051212

*Ttư vấn “Bệnh loét dạ dày-tá tràng” liên hệ Phòng khám tiêu hóa - bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, xin vui lòng đăng ký qua số điện thoại: 08. 3 4051010, 3 4051212, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, bộ phận Chăm sóc khách hàng.

* Câu lạc bộ phòng chống Hen Hà nội, Hội Hen DU & MDLS Việt nam 04.3 9438933

* Các địa chỉ khác tại: http://shelove.biz/thong-tin-tu-van

* Tham khảo chữa rắn cắn: Địa chỉ liên hệ của ông Tần: Lê Văn Tần - xóm 6 xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Điện thoại: 0972.901.089.

Người theo dõi