Google

18/10/2007

Ông bác sĩ ghép xương và những bệnh nhân nghèo

TT - Trong căn phòng làm việc chật chội, chất đầy tài liệu và nóng như nung, bác sĩ Phan Cảnh Cương vừa loay hoay tìm tài liệu vừa tiếp chuyện. Những mẩu chuyện chắp nối dang dở.
“Tôi có quá ít thời gian mà công việc luôn ngập đầu, người bệnh đau đớn mong mình từng giây từng phút...”, bác sĩ Cương phân trần.
Một công trình một tấm lòng...
Con đường đến với công trình nghiên cứu “ghép xương tự thân” của bác sĩ Cương (Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng Qui Nhơn) bắt đầu từ một bệnh nhân bị gãy chân cách đây hơn mười năm. Đó là một cô bé tên là Kim Cương đưa từ Tây nguyên xuống Bình Định trong tình trạng xương cẳng chân gãy nát, có đoạn bị mất và tổn thương nặng phần xương chậu.


(Hình:BS Cương thảo luận chuyên môn với đồng nghiệp trước khi bước vào phòng mổ)
Bác sĩ Ksor H’Nhan - chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Gia Lai - cho biết nhiều năm qua bác sĩ Cương và tập thể cán bộ y bác sĩ ở Trung tâm Chỉnh hình - phục hồi chức năng Qui Nhơn giúp đỡ bà con dân tộc Gia Lai rất nhiều. Đã có gần 300 bệnh nhân - hầu hết là người dân tộc Jơ Rai, Ba Na, do ảnh hưởng chất độc da cam bị khuyết tật tay chân được đưa về trung tâm để chỉnh hình, phục hồi chức năng. Ban đầu, ông và các đồng nghiệp quyết định nhờ các chuyên gia nước ngoài. Ông năn nỉ họ hãy giúp đỡ vì đây là một cô bé còn quá trẻ, còn cả một cuộc đời dài phía trước. Các chuyên gia nước ngoài xem xét rất kỹ nhưng họ lắc đầu và khuyên nên cắt chân bệnh nhân là giải pháp tối ưu.
Suốt đêm hôm ấy ông thức trắng. “Cô bé còn trẻ quá, cụt một chân coi như tàn phế, vùng xương chậu bị tổn thương mai này làm sao tính chuyện chồng con, sinh nở! - ông kể - Thấy thương cô bé ấy quá, tôi thuyết phục gia đình bệnh nhân và đồng nghiệp hãy để tôi làm, may ra cứu được, còn không thì cắt bỏ cũng không muộn, còn nước còn tát”.
Những năm 1995 - 1996, thông thường ghép xương được thực hiện ghép dạng vi phẫu, tức là chuyển luôn thần kinh, mạch máu cả đoạn xương ghép nhưng đó là kỹ thuật vô cùng phức tạp và tốn kém.
Thức suốt đêm nghiền ngẫm tài liệu và gọi điện đến nhiều nhà khoa học trao đổi, cuối cùng ông quyết định bằng phương pháp khá mạo hiểm: ghép xương rời. Từng mẩu xương rời bị vỡ và cắt những mẩu xương khác khoảng 15 - 20cm trong chính cơ thể bệnh nhân để ghép nối vào chỗ thiếu.
Cách làm của bác sĩ Cương không đòi hỏi phải có một phòng mổ cao cấp, phòng thí nghiệm tối tân, can thiệp bằng thuốc chống thải ghép hay trang thiết bị hiện đại. Ghép xong, từng ngày trôi qua, từng tuần trôi qua, tình trạng sau ghép diễn biến tốt. Đó là những ngày tháng mệt mỏi, căng thẳng nhưng tột cùng hạnh phúc của ông và đồng nghiệp.
Với đề tài “Ghép xương tự thân”, bác sĩ Phan Cảnh Cương đã được mời tham gia tại một số hội thảo khoa học ở nước ngoài và đây cũng là công trình nghiên cứu cấp bộ đã được nghiệm thu ..., được đánh giá cao và khuyến khích áp dụng rộng rãi. Mười năm qua, gần 60 trường hợp được “ghép xương tự thân” thành công, chỉ có hai trường hợp do mắc chứng tiêu xương bẩm sinh nên bệnh nhân trở lại trạng thái ban đầu.“Tôi không thể nhớ hồi đó mình đã bao nhiêu lần bỏ cơm, bao nhiêu đêm mất ngủ, chỉ thấy tóc rụng nhiều hơn, bạc nhiều hơn, nhưng vui và thật hạnh phúc khi nhìn thấy cô bé tập đi từng bước và sau đó mấy tháng thì xuất viện. Mừng cho ca mổ thành công thì ít mà mừng cho cuộc đời và tương lai cô bé thì nhiều”.
Một bệnh nhân gần đây của bác sĩ Cương là cô giáo Lê Thị Thu Hà ở thị trấn An Nhơn. Sau vụ tai nạn giao thông, cô Hà bị vỡ xương chậu, hai chân dập nát. Thế rồi nhờ bác sĩ Cương ghép xương tự thân, cô đã xuất viện sau sáu tháng. Bây giờ cô đã có một bé trai kháu khỉnh và ngày ngày đến lớp.
“Tôi không nghĩ mình được lành lặn trở lại như thế này - cô Hà xúc động kể - lúc vào viện tôi nghĩ cuộc đời mình coi như chấm hết. Nhưng rồi như có một sự mầu nhiệm nào vậy... Từ đó, tôi coi bác sĩ Cương như một người cha, một ân nhân”.
Chạy ăn cho bệnh nhân nghèo
Hàng trăm lượt bệnh nhân từ Tây nguyên, từ các tỉnh miền Trung dồn về, phần lớn họ rất nghèo khó. Có những bệnh nhân người dân tộc thiểu số từ các buôn làng vùng sâu, vùng xa ở Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Đắc Nông về đến trung tâm chỉ đủ tiền trả một vòng xe đò.
Bác sĩ Cương và đồng nghiệp chạy đôn chạy đáo tìm các nhà hảo tâm giúp đỡ bữa ăn cho họ. Rất may mắn là nhiều người hiểu và sẵn sàng chia sẻ với ông. Vài năm gần đây, Tổ chức SAP - Vietnam thường xuyên giúp đỡ trung tâm. “Có nhiều bệnh nhân cái ăn còn không có thì cái nẹp xương hơn triệu bạc họ biết lấy đâu ra. Thế là mình và các đồng nghiệp phải... chạy đi xin. Có người khi xuất viện không có tiền về xe, trung tâm vận động anh em gom góp giúp đỡ. Vất vả lắm nhưng đó cũng là hạnh phúc nghề nghiệp...” - ông tâm sự.
BẢO TRUNG (Báo Tuổi trẻ http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=162400&ChannelID=89

Bạn có thể xem thêm trên các báo:

Không có nhận xét nào:

Đời Sống-Gia Đình (VietBao VN)

Vui Cười (VietBao VN)

SƯU TẦM ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN SỨC KHOẺ:

Tư vấn miễn phí:

* Điện thoại của đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567 hoặc chương trình Cửa sổ tình yêu (04) 3 8262625 để được tư vấn miễn phí.
* Phòng tư vấn sức khỏe sinh sản Bệnh viện Từ Dũ TPHCM với các chương trình tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước, trong và sau sinh miễn phí dành cho các ông bố, bà mẹ: điện thoại (08) 3 8395117 (số nội bộ 368).
* Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng tại Bình Định: (có tư vấn về phòng chống HIV/AIDS): Địa chỉ liên hệ với Trung tâm Tư vấn sức khỏe cộng đồng: 419 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn vào tất cả các ngày trong tuần (trừ chủ nhật). ĐT: (056): 3 811 466. Trung tâm tư vấn HIV/AIDS miễn phí tại: + Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng - Bệnh viện Lao: ĐT (056) 3 748 922; + Phòng khám số 3 (936- 938 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn: ĐT (056): 3 792 476.
* Phòng tư vấn sức khỏe miển phí tại Trung tâm Y tế Quận 1 TP.HCM với trên 20 bác sĩ thuộc các chuyên khoa tham gia tham vấn sức khỏe trực tiếp hoặc qua điện thoại số (08) 3 8206544.
* Chương trình VTV1 "Sức khoẻ là vàng", phát sóng vào 18h ngày Chủ nhật và phát lại vào 15h Thứ 4 tuần kế tiếp: Số điện thoại nóng của chương trình là 1900561225.
* Chương trình VTV2 “Sức khoẻ cho mọi người”, phát sóng vào 17h30 ngày Thứ 3 hàng tuần và phát lại vào 12h trưa hôm sau.
* Trung tâm tư vấn ung thư Can Hope (Singapore) tại Hà Nội: 04. 3 7472729 / 04. 3 7472730
* Khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống là chương trình do BV Nguyễn Tri Phương (468 Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM) thực hiện vào lúc 13g30 thứ sáu hằng tuần.
Bệnh nhân có nhu cầu đăng ký qua số ĐT: 39234332 (xin số 895).


Khác:

* Bệnh nhân nam giới có nhu cầu khám và tư vấn các bệnh lý Nam khoa, vui lòng đăng ký tại BVĐH Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P11, Q5.:
1. Phòng khám Nam khoa. Điện thoại: (08) 3 8554269 (số 265) 2. Bộ phận chăm sóc khách hàng. Điện thoại: (08) 3 4051010- 3 4051212

*Ttư vấn “Bệnh loét dạ dày-tá tràng” liên hệ Phòng khám tiêu hóa - bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, xin vui lòng đăng ký qua số điện thoại: 08. 3 4051010, 3 4051212, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, bộ phận Chăm sóc khách hàng.

* Câu lạc bộ phòng chống Hen Hà nội, Hội Hen DU & MDLS Việt nam 04.3 9438933

* Các địa chỉ khác tại: http://shelove.biz/thong-tin-tu-van

* Tham khảo chữa rắn cắn: Địa chỉ liên hệ của ông Tần: Lê Văn Tần - xóm 6 xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Điện thoại: 0972.901.089.

Người theo dõi