Chủ Nhật, 22/04/2007, 15:02
TPO - Với 16 năm làm từ thiện tại Việt Nam, Hội trợ giúp người tàn tật Việt Nam (VNAH) do ông Trần Văn Ca, Việt kiều Mỹ sáng lập đã cung cấp miễn phí hơn 100.000 chân tay giả, xe lăn cho người tàn tật ở Việt Nam.
Chỉ riêng năm 2003, ông Ca đã quyên góp được 1,7 triệu USD để mua chân tay giả và xe lăn cho những người tàn tật. Thế nhưng, ông Ca luôn từ chối nói về mình với lý do: “Những công việc tôi làm mới chỉ là hạt cát trong đại dương”.
Làm nhiều, nói ít, có lẽ, đó là tính cách của Trần Văn Ca. Trong một thời gian dài hoạt động tại Việt Nam, hầu như chẳng mấy người biết tới công việc thầm lặng của ông Ca và VNAH.
Những chuyến trở về Việt Nam của ông cứ mau dần, và mỗi lần trở lại đều có những món “quà”. Khi là những chiếc chân tay giả, xe lăn, xe lắc, khi là đoàn bác sỹ khám chữa bệnh miễn phí cho những người nghèo, nguời tàn tật.
Gần đây nhất, tháng 3/2007, ông đưa đoàn bác sỹ tình nguyện Mỹ - Việt tới khám chữa bệnh tại các tỉnh phía Nam. Tháng 4/2007, ông trở lại Việt Nam với chuyến đi tặng chân tay giả và xe lăn ở Thái Bình.
Cho tới nay, hoạt động của Hội đã vươn tới những vùng sâu, vùng xa của Việt Nam, từ Thái Nguyên, Cao Bằng tới các tỉnh ĐBSCL. “Quy mô chương trình của chúng tôi nhỏ, nhưng thiết thực và được Chính phủ Việt Nam đánh giá cao” - Ông Ca phấn khởi cho biết.
Trở về
Năm 2003, tờ Washington Post đã có bài viết về ông Trần Văn Ca với tựa đề: Đi để trở về, trong đó ca ngợi ông là một nhà hảo tâm. Ban đầu, chỉ là một ít tiền dành dụm được, gửi về nước cho bố mẹ ở Việt Nam coi như là bổn phận của một người con.
Hơn 30 năm sau ngày sang Mỹ, sau những nhọc nhằn thuở ban đầu, Trần Văn Ca đã trở thành người chủ của một nhà hàng sang trọng rộng 5 ha tại Great Falls.
Sau một chuyến trở về Việt Nam và cuộc gặp gỡ với một thương binh cụt cả hai chân lê trên hè phố, ông mới ngộ ra một điều rằng, thật quá ích kỷ nếu chỉ biết giúp đỡ cho mỗi gia đình mình.
Từ bỏ công việc kinh doanh nhà hàng đầy triển vọng, ông thành lập Hội Hỗ trợ người tàn tật Việt Nam tại Virginia (Mỹ) năm 1991 với 10.000 USD. Số tiền này dùng để mua xe lăn cho người tàn tật gửi về nước.
Cho tới nay, Hội của ông đã xây dựng được hai xưởng sản xuất chân tay giả ngay tại Việt Nam vừa tiết kiệm được chi phí vừa tạo công ăn việc làm cho người tàn tật.
Đợt tặng xe lăn gần đây nhất cho người tàn tật VN của VNAH
Tờ Reader’s Digest cũng cho biết, Trần Văn Ca đã từ bỏ 5 nhà hàng ăn nhanh kiểu Mexico tên là Taco Amingo và ngôi biệt thự có tới 8 phòng ngủ trị giá hàng triệu đô la ở Mỹ để trở về Việt Nam làm từ thiện.
Đến nay VNAH đã nhận tài trợ từ Cơ quan Phát triển quốc tế của Mỹ (USAID) tổng cộng 5,6 triệu USD cho các dự án hỗ trợ người tàn tật ở Việt Nam.
Tháng 11/2006, Quốc hội Mỹ đồng ý chuẩn chi khoản hỗ trợ trị giá 400.000 USD cho VNAH để xây dựng một trung tâm phục hồi sức khỏe tại Đà Nẵng. Dự án này nằm trong khuôn khổ chương trình Các bệnh viện và trường học Mỹ ở nước ngoài (ASHA).
Trăn trở “đầu ra” cho người khuyết tật
Ông Ca nhận ra một điều, nếu chỉ đào tạo nghề cho người tàn tật thì sẽ là một lãng phí lớn nếu không biết cách tạo “đầu ra” cho họ. Mô hình liên kết giữa đào tạo nghề và việc làm đang được VNAH triển khai thí điểm tại Đông Anh (Hà Nội), Đà Lạt (Lâm Đồng).
Ông Ca cho biết, cần phải chủ động tìm đến các liên doanh, doanh nghiệp, các cơ quan sử dụng lao động đề nghị họ giúp đỡ bằng cách mình đào tạo nghề giúp họ, họ nhận giúp học viên cho mình.
Thật bất ngờ, chương trình thí điểm đã có dấu hiệu khả quan. Dự án đào tạo nghề tại Đà Lạt của VNAH đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Cty Gia Hùng. Không những Cty hứa sẽ nhận những người khuyết tật vào làm việc, mà trong quá trình đào tạo nghề, họ còn cử chuyên viên tới giúp đỡ cả chuyên môn lẫn kỹ thuật như tặng trang thiết bị may, phụ liệu may...
“Đây là dự án hỗn hợp đầu vào, đầu ra khép kín đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí và cũng khuyến khích được người tàn tật theo học. Trên 90% học viên đã có công ăn việc làm ổn định sau khi kết thúc khóa học” - Ông Ca cho biết.
Trong 16 năm qua, VNAH đã phẫu thuật, chỉnh hình cho hàng ngàn trẻ em tàn tật, hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho hơn 2.000 thanh thiếu niên nghèo, tàn tật, nạn nhân chất độc da cam, giúp hơn 6.000 trẻ em nghèo, mồ côi, trẻ đường phố và gia đình các em hồi gia, học tập, học nghề, xóa đói giảm nghèo, xây dựng hơn 35 trường học tại các vùng nông thôn và miền núi nghèo, tổ chức các chuyến công tác khám chữa bệnh miễn phí với y, bác sỹ và tình nguyện viên từ Hoa Kỳ và các dự án tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS.
VNAH là tổ chức phi chính phủ của người Việt ở nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội.
Lan Anh (Báo Tiền phong)
TPO - Với 16 năm làm từ thiện tại Việt Nam, Hội trợ giúp người tàn tật Việt Nam (VNAH) do ông Trần Văn Ca, Việt kiều Mỹ sáng lập đã cung cấp miễn phí hơn 100.000 chân tay giả, xe lăn cho người tàn tật ở Việt Nam.
Chỉ riêng năm 2003, ông Ca đã quyên góp được 1,7 triệu USD để mua chân tay giả và xe lăn cho những người tàn tật. Thế nhưng, ông Ca luôn từ chối nói về mình với lý do: “Những công việc tôi làm mới chỉ là hạt cát trong đại dương”.
Làm nhiều, nói ít, có lẽ, đó là tính cách của Trần Văn Ca. Trong một thời gian dài hoạt động tại Việt Nam, hầu như chẳng mấy người biết tới công việc thầm lặng của ông Ca và VNAH.
Những chuyến trở về Việt Nam của ông cứ mau dần, và mỗi lần trở lại đều có những món “quà”. Khi là những chiếc chân tay giả, xe lăn, xe lắc, khi là đoàn bác sỹ khám chữa bệnh miễn phí cho những người nghèo, nguời tàn tật.
Gần đây nhất, tháng 3/2007, ông đưa đoàn bác sỹ tình nguyện Mỹ - Việt tới khám chữa bệnh tại các tỉnh phía Nam. Tháng 4/2007, ông trở lại Việt Nam với chuyến đi tặng chân tay giả và xe lăn ở Thái Bình.
Cho tới nay, hoạt động của Hội đã vươn tới những vùng sâu, vùng xa của Việt Nam, từ Thái Nguyên, Cao Bằng tới các tỉnh ĐBSCL. “Quy mô chương trình của chúng tôi nhỏ, nhưng thiết thực và được Chính phủ Việt Nam đánh giá cao” - Ông Ca phấn khởi cho biết.
Trở về
Năm 2003, tờ Washington Post đã có bài viết về ông Trần Văn Ca với tựa đề: Đi để trở về, trong đó ca ngợi ông là một nhà hảo tâm. Ban đầu, chỉ là một ít tiền dành dụm được, gửi về nước cho bố mẹ ở Việt Nam coi như là bổn phận của một người con.
Hơn 30 năm sau ngày sang Mỹ, sau những nhọc nhằn thuở ban đầu, Trần Văn Ca đã trở thành người chủ của một nhà hàng sang trọng rộng 5 ha tại Great Falls.
Sau một chuyến trở về Việt Nam và cuộc gặp gỡ với một thương binh cụt cả hai chân lê trên hè phố, ông mới ngộ ra một điều rằng, thật quá ích kỷ nếu chỉ biết giúp đỡ cho mỗi gia đình mình.
Từ bỏ công việc kinh doanh nhà hàng đầy triển vọng, ông thành lập Hội Hỗ trợ người tàn tật Việt Nam tại Virginia (Mỹ) năm 1991 với 10.000 USD. Số tiền này dùng để mua xe lăn cho người tàn tật gửi về nước.
Cho tới nay, Hội của ông đã xây dựng được hai xưởng sản xuất chân tay giả ngay tại Việt Nam vừa tiết kiệm được chi phí vừa tạo công ăn việc làm cho người tàn tật.
Đợt tặng xe lăn gần đây nhất cho người tàn tật VN của VNAH
Tờ Reader’s Digest cũng cho biết, Trần Văn Ca đã từ bỏ 5 nhà hàng ăn nhanh kiểu Mexico tên là Taco Amingo và ngôi biệt thự có tới 8 phòng ngủ trị giá hàng triệu đô la ở Mỹ để trở về Việt Nam làm từ thiện.
Đến nay VNAH đã nhận tài trợ từ Cơ quan Phát triển quốc tế của Mỹ (USAID) tổng cộng 5,6 triệu USD cho các dự án hỗ trợ người tàn tật ở Việt Nam.
Tháng 11/2006, Quốc hội Mỹ đồng ý chuẩn chi khoản hỗ trợ trị giá 400.000 USD cho VNAH để xây dựng một trung tâm phục hồi sức khỏe tại Đà Nẵng. Dự án này nằm trong khuôn khổ chương trình Các bệnh viện và trường học Mỹ ở nước ngoài (ASHA).
Trăn trở “đầu ra” cho người khuyết tật
Ông Ca nhận ra một điều, nếu chỉ đào tạo nghề cho người tàn tật thì sẽ là một lãng phí lớn nếu không biết cách tạo “đầu ra” cho họ. Mô hình liên kết giữa đào tạo nghề và việc làm đang được VNAH triển khai thí điểm tại Đông Anh (Hà Nội), Đà Lạt (Lâm Đồng).
Ông Ca cho biết, cần phải chủ động tìm đến các liên doanh, doanh nghiệp, các cơ quan sử dụng lao động đề nghị họ giúp đỡ bằng cách mình đào tạo nghề giúp họ, họ nhận giúp học viên cho mình.
Thật bất ngờ, chương trình thí điểm đã có dấu hiệu khả quan. Dự án đào tạo nghề tại Đà Lạt của VNAH đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Cty Gia Hùng. Không những Cty hứa sẽ nhận những người khuyết tật vào làm việc, mà trong quá trình đào tạo nghề, họ còn cử chuyên viên tới giúp đỡ cả chuyên môn lẫn kỹ thuật như tặng trang thiết bị may, phụ liệu may...
“Đây là dự án hỗn hợp đầu vào, đầu ra khép kín đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí và cũng khuyến khích được người tàn tật theo học. Trên 90% học viên đã có công ăn việc làm ổn định sau khi kết thúc khóa học” - Ông Ca cho biết.
Trong 16 năm qua, VNAH đã phẫu thuật, chỉnh hình cho hàng ngàn trẻ em tàn tật, hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho hơn 2.000 thanh thiếu niên nghèo, tàn tật, nạn nhân chất độc da cam, giúp hơn 6.000 trẻ em nghèo, mồ côi, trẻ đường phố và gia đình các em hồi gia, học tập, học nghề, xóa đói giảm nghèo, xây dựng hơn 35 trường học tại các vùng nông thôn và miền núi nghèo, tổ chức các chuyến công tác khám chữa bệnh miễn phí với y, bác sỹ và tình nguyện viên từ Hoa Kỳ và các dự án tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS.
VNAH là tổ chức phi chính phủ của người Việt ở nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội.
Lan Anh (Báo Tiền phong)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét