Google

06/10/2007

Định hướng phát triển công tác ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2010

Từ nay đến năm 2010, đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới với nhiều thuận lợi, đồng thời cũng đứng trước những thách thức, đòi hỏi cao của sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, định hướng công tác ngành Lao động-Thương binh và Xã hội phải được thực hiện trên cơ sở các quan điểm, chủ trương lớn của Nghị quyết Đại hội X của Đảng là: a. Về quan điểm: Được khái quát như sau: - Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện trong kinh tế, chính trị và các vấn đề xã hội thể hiện trên 3 mặt: quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm; tạo điều kiện để mọi người có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình.
- Sử dụng nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo lao động và hiệu quả là chủ yếu; kết hợp phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực, phân phối thông qua phúc lợi xã hội và chính sách xã hội; thực hiện điều tiết hợp lý, bảo hộ quyền lợi của người lao động. - Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển và mức sống giữa các vùng, các dân tộc và các tầng lớp dân cư; giảm nghèo bền vững và gắn với phát triển. - Phát huy truyền thống tốt đẹp của Dân tộc: Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, nhân hậu thuỷ chung đối với người có công với đất nước; - Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá; trong đó xác định rõ vai trò của Nhà nước, vai trò của cộng đồng, các doanh nghiệp, các tổ chức, của cá nhân và vai trò hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề xã hội. b, Về chủ trương: Cần quán triệt với các nội dung cơ bản sau: - Phát triển con người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, vấn đề quan trọng bậc nhất là phải đào tạo nên đội ngũ lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, làm việc có năng suất và hiệu quả cao, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ; đặc biệt là phải có đủ công nhân lành nghề, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nhân giỏi, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp và đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó, quan trọng nhất là giảm lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp và xây dựng, dịch vụ. - Tạo môi trường và điều kiện để phát triển thị trường lao động thông thoáng và thống nhất, không bị chia cắt về hành chính, cạnh tranh lành mạnh, tạo được nhiều việc làm, đồng thời có sự quản lý, kiểm soát và điều tiết của nhà nước. - Giải quyết tốt các vấn đề xã hội đi đôi với phát triển kinh tế và ngang tầm với phát triển kinh tế là vấn đề then chốt, có ý nghĩa chiến lược, đảm bảo định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường, nhất là vấn đề việc làm, giảm thất nghiệp, ưu đãi người có công, xoá đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội… - Góp phần gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng trong chính sách lao động và xã hội. Để quán triệt chủ trương này, cần tập trung vào các vấn đề cơ bản như: Thực hiện công bằng trong quan hệ phân phối; An toàn việc làm; Khuyến khích làm giàu đồng thời tích cực giảm nghèo; Thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu an sinh xã hội và thúc đẩy hòa nhập xã hội nhóm yếu thế, nhất là nhóm có nguy cơ cao bị loại trừ xã hội (người già không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người tàn tật, người nhiễm HIV/AIDS…). Quán triệt quan điểm, chủ trươngdo Đại hội X của Đảng đề ra, toàn ngành Lao động - Thương binh và Xã hội với quyết tâm cao tiếp tục đổi mới, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ sau: Mục tiêu tổng quát của kế hoạch đến năm 2010 về lao động - thương binh và xã hội là tạo bước phát triển mới về các lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội; tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc về việc làm (cả xuất khẩu lao động), dạy nghề, tạo thu nhập, nâng cao mức sống; chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công; giảm nghèo vững chắc và gắn với phát triển; chặn đứng và đẩy lùi các tệ nạn xã hội; góp phần giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội. Những chỉ tiêu cụ thể gồm: - Tạo việc làm trong nước cho khoảng 6-6,4 triệu lao động, bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động. - Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 5%; tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp 50%, công nghiệp xây dựng 23-24%; dịch vụ 26-27%. - Tăng quy mô dạy nghề hàng năm 20%; mỗi năm dạy nghề cho khoảng 2 triệu người, trong đó, trình độ trung cấp, cao đẳng nghề chiến 25-30%; đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 32%. - Tăng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bình quân 9-10%/năm, đạt 60% tổng số lao động làm việc có quan hệ lao động; mở rộng các hình thức BHXH tự nguyện và tăng đối tượng tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội, đạt 20-25% lực lượng lao động cả nước vào năm 2010 (từ 10-12 triệu người). - Trên 80% người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh; giảm 5% tần suất tai nạn lao động trong các ngành nghề có nguy cơ mất an toàn cao; hàng năm giảm 10% tỷ lệ lao động mắc mới bệnh nghề nghiệp đến năm 2010. - 100% hộ gia đình người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình người dân nơi cư trú. - Giảm tỷ lệ hộ nghèo 3%/năm, đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng dưới 10%. - 70% những người thuộc diện chính sách xã hội được hưởng trợ cấp; 90% được hỗ trợ về y tế - phục hồi chức năng; những người có khả năng lao động được hỗ trợ giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, hoà nhập cộng đồng vào năm 2010. - Cơ bản những người nghiện ma tuý, người bán dâm được cai nghiện, chữa trị, dạy nghề, tạo việc làm với các hình thức phù hợp; trong đó, khoảng 80% người nghiện ma tuý, người bán dâm có hồ sơ quản lý được cai nghiện, chữa trị, dạy nghề trong các cơ sở Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội; giảm tỷ lệ tái phạm 8-10%/năm. Để đạt được các mục tiêu trên, toàn ngành phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ: * Tạo nhiều việc làm, đi đôi với nâng cao chất lượng việc làm, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động: - Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, chương trình xuất khẩu lao động, chương trình an toàn và vệ sinh lao động giai đoạn 2006 - 2010, đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội. - Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư trong và ngoài nước mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động, trước hết cho phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ở 3 miền , phát triển mạnh khu vực dân doanh, phấn đấu đến năm 2010 cả nước có khoảng 500 nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa để thu hút 15 triệu lao động. - Tạo điều kiện cho mọi người tự tạo việc làm và thu hút thêm lao động xã hội, nhất là kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại. - Phát triển thị trường hiện có và mở rộng thị trường mới về xuất khẩu lao động; đổi mới căn bản công tác đào tạo huấn luyện nguồn lao động, đảm bảo lao động đi làm việc ở nước ngoài có đủ điều kiện về sức khoẻ, tay nghề, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật lao động…; quy hoạch và phát triển đa dạng các hình thức, các thành phần kinh tế tham gia đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. * Về dạy nghề, phát triển nhanh về quy mô đi đôi với nâng cao hiệu quả dạy nghề theo 3 cấp trình độ; chuyển mạnh từ dạy nghề trình độ thấp sang dạy nghề trình độ cao, dài hạn; gắn kế hoạch đào tạo và sử dụng lao động với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển doanh nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở và cho xuất khẩu lao động. Chú trọng dạy nghề cho lao động nông thôn, cho vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, nhất là nông nghiệp, nông thôn. * Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng - Tiếp tục thực hiện đề án cải cách chế độ trợ cấp ưu đãi người có công. - Mở rộng phong trào "đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn" nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội, góp phần nâng cao mức sống gia đình người có công bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình dân cư nơi cư trú. * Tạo điều kiện cho người nghèo, xã nghèo phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, thông qua các chính sách trợ giúp về phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là thuỷ lợi, đất đai, tín dụng, khuyến nông, dạy nghề. Tăng khả năng tiếp cận của người nghèo tới các dịch vụ xã hội, nhất là dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, đất ở, dinh dưỡng, kế hoạch hoá gia đình, nước sạch sinh hoạt…). - Tập trung nguồn lực cho các vùng trọng điểm, vùng có tỷ lệ nghèo cao (Tây Bắc, Tây Nam, Tây Nguyên, vùng đồng bào dân tộc ít người); tập trung đầu tư và có chính sách khuyến khích xã, hộ vượt nghèo, vươn lên làm giàu. - Giảm nguy cơ rủi ro nhóm yếu thế (người già, trẻ mồ côi, người tàn tật, phụ nữ…) do thiên tai và do cơ chế thị trường trên cơ sở hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho người yếu thế còn khả năng lao động, giúp họ vươn lên tự lập, hoà nhập vào cộng đồng và mở rộng hệ thống an sinh xã hội theo hướng xã hội hoá. * Kiểm soát chặt chẽ, tiến tới đẩy lùi gia tăng người nghiện ma tuý, tệ nạn mại dâm; khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển các mô hình, các hình thức cai nghiện phục hồi gắn với dạy nghề, tạo việc làm, giảm tái nghiện và hoà nhập cộng đồng sau cai. * Mở rộng hợp tác quốc tế về lao động - thương binh và xã hội Thực hiện đúng các cam kết quốc tế về lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội trong hội nhập, trước hết là về các tiêu chuẩn lao động, xuất khẩu lao động… khi tham gia các tổ chức quốc tế : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN), Khu vực Mởu dịch tự do ASEAN (AFTA) , Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái bình dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO). * Tăng cường hệ thống tổ chức - cán bộ làm công tác lao động - thương binh và xã hội tại các Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tiếp tục cải cách hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngành để nâng cao hiệu quả quản lý, chống phiền hà, chống tham nhũng và thực hiện quyền dân chủ của nhân dân. Để thực hiện được những nhiệm vụ nêu trên, cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau: Một là, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực Lao động-Thương binh và Xã hội; xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật; tổ chức thực hiện và tăng cường phân cấp mạnh cho địa phương kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật lao động. Hai là, tiếp tục thể chế hoá thành cơ chế, chính sách, luật pháp về lao động - thương binh và xã hội cho phù hợp với giai đoạn đẩy mạnh Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước và hội nhập, góp phần ngày càng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam. Xây dựng Luật Tiền lương tối thiểu, Luật việc làm, Luật người tàn tật, Luật sửa đổi Bộ luật lao động. Tiến hành xây dựng chiến lược cho thời kỳ 2001 – 2020 theo từng lĩnh vực của ngành, nhất là chiến lược việc làm, dạy nghề, phát triển thị trường lao động, an sinh xã hội ... Ba là, về đầu tư và ngân sách: Tập trung các nguồn đầu tư của Nhà nước nói riêng, đầu tư của toàn xã hội nói chung vào các mục tiêu ưu tiên (theo lĩnh vực, nghành, địa bàn) nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về giải quyết việc làm, dạy nghề, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc người có công, phòng chống tệ nạn xã hội. Bốn là, hoàn thiện và đổi mới phương thức quản lý, hoạt động của hệ thống sự nghiệp theo hướng đơn vị tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc cung cấp dịch vụ lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội. Năm là, thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia: Giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động và chuyên gia; An toàn vệ sinh lao động; Giảm nghèo; hỗ trợ các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn; Nâng cao mức sống của các đối tượng người có công với nước; Phòng chống tệ nạn xã hội. Sáu là, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý, điều hành các lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội; kiện toàn tổ chức bộ máy; nâng cao năng lực cán bộ theo hướng vừa chuyên môn hoá và chuyên nghiệp vừa hiểu biết rộng các công việc của Nghành; tăng cường thanh tra, kiểm tra; đưa công nghệ thông tin vào hệ thống điều hành trong nội bộ của Bộ và nối với cơ quan lao động - thương binh và xã hội của các tỉnh, thành phố. Bảy là, mở rộng hợp tác quốc tế về lao động và xã hội trên tất cả các phương diện. Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội cần tổ chức nghiên cứu, dự báo tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến các lĩnh vực của ngành. Đề xuất các giải pháp để tận dụng lợi thế, hạn chế tác động tiêu cực. Tám là, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền; chú trọng thông tin các nội dung thiết thực đối với từng lĩnh vực hoạt động của ngành. Nhiệm vụ đến năm 2010 là hết sức nặng nề, đòi hỏi cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành phấn đấu, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ và phối hợp với các ngành, các cấp thực hiện.
Nguyễn Thị Kim Ngân Uỷ viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Lao động-TBXH

Không có nhận xét nào:

Đời Sống-Gia Đình (VietBao VN)

Vui Cười (VietBao VN)

SƯU TẦM ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN SỨC KHOẺ:

Tư vấn miễn phí:

* Điện thoại của đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567 hoặc chương trình Cửa sổ tình yêu (04) 3 8262625 để được tư vấn miễn phí.
* Phòng tư vấn sức khỏe sinh sản Bệnh viện Từ Dũ TPHCM với các chương trình tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ trước, trong và sau sinh miễn phí dành cho các ông bố, bà mẹ: điện thoại (08) 3 8395117 (số nội bộ 368).
* Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng tại Bình Định: (có tư vấn về phòng chống HIV/AIDS): Địa chỉ liên hệ với Trung tâm Tư vấn sức khỏe cộng đồng: 419 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn vào tất cả các ngày trong tuần (trừ chủ nhật). ĐT: (056): 3 811 466. Trung tâm tư vấn HIV/AIDS miễn phí tại: + Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng - Bệnh viện Lao: ĐT (056) 3 748 922; + Phòng khám số 3 (936- 938 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn: ĐT (056): 3 792 476.
* Phòng tư vấn sức khỏe miển phí tại Trung tâm Y tế Quận 1 TP.HCM với trên 20 bác sĩ thuộc các chuyên khoa tham gia tham vấn sức khỏe trực tiếp hoặc qua điện thoại số (08) 3 8206544.
* Chương trình VTV1 "Sức khoẻ là vàng", phát sóng vào 18h ngày Chủ nhật và phát lại vào 15h Thứ 4 tuần kế tiếp: Số điện thoại nóng của chương trình là 1900561225.
* Chương trình VTV2 “Sức khoẻ cho mọi người”, phát sóng vào 17h30 ngày Thứ 3 hàng tuần và phát lại vào 12h trưa hôm sau.
* Trung tâm tư vấn ung thư Can Hope (Singapore) tại Hà Nội: 04. 3 7472729 / 04. 3 7472730
* Khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống là chương trình do BV Nguyễn Tri Phương (468 Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM) thực hiện vào lúc 13g30 thứ sáu hằng tuần.
Bệnh nhân có nhu cầu đăng ký qua số ĐT: 39234332 (xin số 895).


Khác:

* Bệnh nhân nam giới có nhu cầu khám và tư vấn các bệnh lý Nam khoa, vui lòng đăng ký tại BVĐH Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P11, Q5.:
1. Phòng khám Nam khoa. Điện thoại: (08) 3 8554269 (số 265) 2. Bộ phận chăm sóc khách hàng. Điện thoại: (08) 3 4051010- 3 4051212

*Ttư vấn “Bệnh loét dạ dày-tá tràng” liên hệ Phòng khám tiêu hóa - bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, xin vui lòng đăng ký qua số điện thoại: 08. 3 4051010, 3 4051212, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, bộ phận Chăm sóc khách hàng.

* Câu lạc bộ phòng chống Hen Hà nội, Hội Hen DU & MDLS Việt nam 04.3 9438933

* Các địa chỉ khác tại: http://shelove.biz/thong-tin-tu-van

* Tham khảo chữa rắn cắn: Địa chỉ liên hệ của ông Tần: Lê Văn Tần - xóm 6 xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Điện thoại: 0972.901.089.

Người theo dõi